Lật tàu trên biển Hải Phòng: Thứ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo “nóng”
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công yêu cầu, các lực lượng tại hiện trường khẩn trương triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn vụ va chạm trên vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng).
Sáng 29/6, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công đã có mặt trực tiếp tại Sở chỉ huy tiền phương – Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I (Hải Phòng) để chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn vụ va chạm trên vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng). Dự, chỉ đạo cùng Thứ trưởng Nguyễn Văn Công có ông Nguyễn Văn Thạch – Vụ trưởng Vụ ATGT; ông Nguyễn Xuân Sang – Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam; Nguyễn Anh Vũ – Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Việt Nam.
Trực tiếp chỉ đạo tại Sở chỉ huy tiền phương Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực 1, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đánh giá cao tinh thần thực thi công vụ của các lực lượng hàng hải tham gia tìm kiếm cứu nạn đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, hải quân, biên phòng, chủ tàu, ngư dân, chính quyền địa phương và lực lượng tìm kiếm cứu nạn của nước bạn Trung Quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công yêu cầu: Các lực lượng tại hiện trường khẩn trương triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Các lực lượng phải xác định chạy đua với thời gian để triển khai tìm kiếm. Ngoài việc tiếp tục triển khai tìm kiếm trên mặt nước theo phần mềm SAROPs, các lực lượng cần triển khai ngay phương án tìm kiếm dưới mặt nước bằng giã cào, thợ lặn…
Ngoài các phương tiện, thiết bị hiện đại của các lực lượng chức năng, cần huy động thêm sự vào cuộc của ngư dân, sử dụng các thiết bị thủ công để tìm kiếm sự sống của các thuyền viên mất tích. Đối với các thuyền viên được cứu sống, tiếp tục tiến hành các biện pháp chăm sóc y tế để họ sớm hồi phục sức khỏe. Cùng với đó, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đề nghị các cơ quan chức năng, phối hợp với chính quyền địa phương động viên, ổn định tinh thần người nhà những thuyền viên gặp nạn tại địa phương.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công chuyển lời thăm hỏi của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tới các thuyền viên được cứu sống và gia đình các thuyền viên hiện đang mất tích, tử vong.
Công tác cứu hộ, cứu nạn vụ va chạm trên biển đang được tiến hành khẩn trương. Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Như tin đã đưa, hồi 14h55 ngày 28/6/2019 Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I (Trung tâm I) tiếp nhận thông tin từ Công ty Cổ phần vận tải và thương mại quốc tế (địa chỉ tại số 140A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) thông báo: Tàu PACIFIC 01 thuộc quản lý của Công ty, lúc 13h00 ngày 28/6/2019 đã va chạm với tàu NA 95899 TS, hiện tàu NA 95899 TS bị lật úp tại vị trí 19032.334`N; 107042.263E (cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 35 hải lý về hướng Nam), trên tàu có 19 thuyền viên. Sau khi va chạm, tàu PACIFIC 01 đã hạ xuồng cứu sinh cứu 9 thuyền viên, phát hiện 1 thuyền viên tử vong và 9 thuyền viên đang mất tích.
Theo Baogiaothong
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công liên quan gì tới sai phạm cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn?
Trước khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra sai phạm về việc cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại các Tổng công ty thuộc Bộ GTVT.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công đã ký 2 văn bản về chuyển nhượng cổ phần tại Cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành trái thẩm quyền khi chưa được Thủ tướng cho phép.
Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra sai phạm của ông Đinh La Thăng nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT cùng với 4 Thứ trưởng Bộ GTVT gồm: Ông Nguyễn Văn Công, ông Nguyễn Ngọc Đông, ông Nguyễn Nhật và ông Nguyễn Hồng Trường, về vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT khiến cho dư luận bức xúc.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, trước khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra các sai phạm về cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công là người trực tiếp ký các văn bản liên quan tới cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn dẫn tới sai phạm nghiêm trọng.
Theo Quyết định 276/QĐ-TTg ngày 4.2.2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015, Nhà nước nắm 75% vốn điều lệ Cảng Quy Nhơn sau cổ phần hoá.
Vào thời điểm cuối năm 2013, với cổ đông chiến lược là Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành, tỷ lệ sở hữu của Hợp Thành nhanh chóng tăng từ 10% tháng 9.2013 lên hơn 86% vào hai năm sau đó, khi Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) bán nốt 49% vốn còn lại trong Cảng Quy Nhơn cho Hợp Thành vào tháng 9.2015.
Quá trình cổ phần hoá và chuyển nhượng tài sản nhà nước cho tư nhân tại Cảng Quy Nhơn có những dấu hiệu bất thường. Để làm rõ những bất thường nêu trên, cuối tháng 3.2017, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã yêu cầu thanh tra toàn diện quá trình cổ phần hoá cảng biển trọng điểm khu vực miền Trung này.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ: Việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn, Bộ GTVT, Vinaline, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, Tổ giúp việc, Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Đáng chú ý, Bộ GTVT đã ban hành 2 văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công ký ban hành số 16937/BGTVT-QLDN ngày 27.12.2014 về chuyển nhượng 26,01% cổ phần và số 6327/BGTVT-QLDN ngày 20.5.2015 về chuyển nhượng 49% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo, chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép là trái thẩm quyền.
Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu bộ hủy bỏ 2 văn bản và kiến nghị thu hồi 75,01% CP cảng Quy Nhơn đã bán cho Công ty Hợp Thành. Ngoài ra Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines xem xét, xử lý việc bán 10% CP cảng cho Công ty Hợp Thành tại thời điểm bắt đầu CP hóa cảng Quy Nhơn.
Thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, cuối tháng 2.2019, Bộ GTVT tiếp tục ban hành văn bản hủy bỏ 2 văn bản 16937/BGTVT-QLDN và số 6327/BGTVT-QLDN do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký ban hành liên quan đến chuyển nhượng cổ phần Cảng Quy Nhơn.
Đồng thời, Bộ GTVT giao cho Vinalines làm việc với Công ty Hợp Thành, thống nhất nguyên tắc thu lại 75,01% cổ phần đã bán (tương đương 30.312.262 cổ phiếu).
Cũng tại kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Tại buổi làm việc ngày 24.7.2014 với lãnh đạo tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo: "Đồng ý cho bán 100% vốn nhà nước của Vinalines tại Cảng Quy Nhơn cho các nhà đầu tư trong nước để tạo nguồn vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng Quy Nhơn theo Quy hoạch được phê duyệt, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên toàn tuyến ven biển. Đồng thời, giao Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines thực hiện theo quy định"
Với những sai phạm trong quá trình cổ phần hoá, Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi 75,01% phần vốn Cảng Quy Nhơn đã chuyển nhượng trái phép, đồng thời kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ và Bộ GTVT tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật đối với các cá nhân có liên quan.
Thực hiện Kết luận của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ ngày 8/3/2019 có Văn bản số 88/TB-VPCP thông báo ý kết kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình. Theo đó, Phó Thủ tướng Chỉ đạo Bộ GTVT và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện dứt điểm các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước ngày 1.5.2019.
Theo Danviet
BOT Hòa Lạc Hòa Bình: Nhà đầu tư 'khóc ròng' vì không được thu phí Chia sẻ với VietnamFinance, ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 - Hòa Lạc - Hòa Bình cho biết: "Nhà đầu tư bỏ tới 2.700 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường mới BOT Hòa Lạc - Hòa Bình, nhưng chỉ vì nợ 8 tỷ đồng tiền đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), nên sau 5...