Lật ngược vấn đề: “Con ốm do bố mẹ chứ không phải do điều hòa”, mẹ 2 con được hội bỉm sữa nhiệt tình ủng hộ
“Con ốm do bố mẹ không biết cách sử dụng điều hòa đúng, chứ không phải lỗi tại cái điều hòa” – bài viết của chị Quỳnh Anh trên trang cá nhân đã được các mẹ vỗ tay đôm đốp, gật gù đồng tình.
Nhiệt độ những ngày hè tăng cao, nhiều mẹ vẫn ngại không muốn cho con nằm trong phòng điều hòa, hoặc để nhiệt độ rất cao khoảng 28-29 độ vì sợ con bị lạnh, bị ốm. Tuy nhiên, bà mẹ 2 con Hà Thị Quỳnh Anh (vốn là một MC xinh đẹp, hiện đang sống tại Hà Nội) – nổi tiếng với những kinh nghiệm chăm con khoa học, đã lật ngược lại vấn đề. Đó là con ốm do bố mẹ không biết cách sử dụng điều hòa đúng, chứ không phải lỗi tại cái điều hòa. Bài viết của chị Quỳnh Anh trên trang cá nhân đã được các mẹ vỗ tay đôm đốp, gật gù đồng tình, thu hút 2.600 lượt like, 6.400 lượt chia sẻ chỉ sau chưa đầy 1 ngày đăng tải.
Chị Quỳnh Anh và 2 bé: bé trai hơn 2 tuổi và bé gái 10 tháng tuổi.
Quỳnh Anh đưa ra luận điểm của mình: “Các mẹ có thể thấy, ở bệnh viện bật điều hòa 24/24. Em bé đỏ hỏn vừa lọt lòng, hưởng ngay cái mát lạnh của điều hòa. Từ bệnh viện công, tư, quốc tế, mỗi lần đưa con đi khám đều thấy được bật điều hòa từ khắp hành lang đến nhà vệ sinh để các con không bị thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh khi ra vào phòng. Tức là, điều hòa được các cơ sở y tế sử dụng ngay cả khi em bé mới sinh hoặc bị ốm, thì hà cớ gì một em bé bình thường khỏe mạnh lại phải kiêng điều hoà? Nằm điều hòa bị ốm – truyền thuyết của những người thiếu hiểu biết. Có chăng, điều hòa chỉ có tội gián tiếp, do cha mẹ không sử dụng đúng cách mà thôi” .
Trẻ bị ốm là do vi khuẩn, virus, chúng có sẵn trong cơ thể, chỉ chờ cơ hội lộng hành. Hoặc đến từ bên ngoài, do chân tay bẩn của người lớn đem vào trong nhà và lây cho con cái. Mùa hè, thay đổi thời tiết, nóng nực là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi, trùng hợp với thời điểm dùng điều hòa, nên gây hiểu lầm là bệnh do điều hòa.
Chị Quỳnh Anh cho rằng, trời nắng này mà các mẹ cứ bắt con phải kiêng điều hòa thì là một “tội ác”.
Hai bé được nằm điều hòa từ khi lọt lòng nhưng trộm vía ăn ngoan ngủ sâu, ít ốm vặt.
Sai lầm của bố mẹ là không vệ sinh điều hòa
“Nếu như trẻ bị ốm vì cái điều hòa, thì nguyên nhân là do cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ”, chị Quỳnh Anh lập luận. Màng lọc ở điều hòa rất rất bẩn, là một ổ vi khuẩn. Việc vệ sinh không hề khó, bố mẹ cần làm thường xuyên, nhất là từ mùa này sang mùa khác. Nếu bố mẹ để điều hòa hàng năm trời không vệ sinh, bật lên xả thẳng vi khuẩn vào mặt con, con bị ốm thì cần phải trách mình chứ không phải điều hòa.
Video đang HOT
Cần phải dùng điều hòa đúng cách
Trẻ cũng dễ bị ốm do nằm điều hòa, nếu bố mẹ không biết cách giúp con làm quen với sự chênh lệch nhiệt độ. Nguyên nhân ốm là do: thay đổi nhiệt độ đột ngột. “Nói hơi kỳ cục, nhưng trước đây mình nuôi cún cảnh mình biết, đang ở điều hòa mát mà thả chúng ra bên ngoài nóng nực ngay lập tức, nhiều con sốc nhiệt lăn đùng ra chết luôn. Hiểu đơn giản con người cũng vậy thôi, các con đang ở trong phòng mát, nhiệt độ cách biệt với nhiệt độ thực đến cả chục độ; mở cửa bế thốc con ra ngoài luôn, thay đổi nhiệt độ đột ngột con không ốm mới lạ”, chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Vì vậy, muốn dùng điều hòa để con không bị ốm, trước khi đưa con ra khỏi môi trường điều hòa, mẹ phải tắt điều hòa đợi đến khi phòng tăng nhiệt độ, không cách biệt nhiều so với nhiệt độ ngoài trời. Để con thích nghi từ từ và không bị sốc nhiệt, trước khi có dự định đưa con ra khỏi điều hòa, hãy nhớ tắt điều hòa trước 20-30 phút mới là thời gian đủ để cơ thể ổn định nhiệt độ.
Hình ảnh bé Ryn quấn kén ngủ điều hòa từ khi mới lọt lòng.
Và anh trai, em gái vẫn luôn được ở trong một căn phòng mát mẻ.
Trẻ đang có mồ hôi lại nằm trong phòng điều hòa
Chị Quỳnh Anh chỉ ra thêm một lỗi nữa của người lớn, là khi ủ em bé nóng vã hết mồ hôi mà không biết. Nóng quá, người lớn không chịu nổi lại bật điều hòa cho mát. Vô tình điều này khiến trẻ đang bị nóng, gặp gió lạnh điều hòa sẽ bị ốm. Nói cách khác, lỗi là do người lớn mà ra hết, đừng đổ lỗi cho điều hòa.
Không bao giờ để ý đến độ ẩm phòng khi sử dụng điều hòa
Bật điều hoà thường làm khô độ ẩm trong phòng, dẫn đến tình trạng mất nước làm trẻ bị khô mũi – họng, dẫn tới ho, viêm mũi, viêm họng. Khi dùng điều hoà phải kết hợp với cấp ẩm, bằng cách để khăn ẩm, nước trong phòng, dùng máy phun sương tạo ẩm… Bố mẹ cần sắm một cái nhiệt ẩm kế để luôn theo dõi được nhiệt độ, độ ẩm trong phòng. Không bao giờ được ỷ lại vào nhiệt độ đang hiển thị trên điều hoà.
Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé sơ sinh là khoảng 24-26 độ. Còn phụ thuộc vào việc mẹ mặc gì cho bé khi ngủ, tuỳ thể trạng của bé mà xê dịch ở ngưỡng an toàn. Không phải tự nhiên mà các chuyên gia đưa ra ngưỡng đó. Nhiều mẹ cho rằng như vậy là quá lạnh, người lớn còn không chịu nổi. Không nên so sánh mức chịu lạnh của em bé với mức của người trưởng thành, và càng không nên so sánh với người già.
Trẻ con ốm là do người lớn không biết cách sử dụng điều hòa đúng, chứ không phải do điều hòa.
“Hơn nữa nhiệt độ này được khuyên là thích hợp với một em bé sơ sinh mặc quần áo liền thân và được quấn, thậm chí nhiều mẹ cẩn thận đi bao tay chân và đội mũ nữa, chứ không phải một em bé cởi truồng. Nên không có chuyện người lớn cảm thấy lạnh có nghĩa là con chết rét. Ngược lại mát thế con mới thoải mái, ăn no, ngủ kỹ, vui vẻ không cáu kỉnh, bứt rứt”,chị Quỳnh Anh chia sẻ thêm.
“Để kiểm soát nhiệt độ trong phòng, các mẹ nên sử dụng một chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ phòng và độ ẩm phòng. Không lấy mốc nhiệt độ điều hòa làm tiêu chuẩn, vì nhiệt độ trong phòng gần như không bao giờ bằng nhiệt độ hiển thị trên điều hòa. Kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm, dùng điều hòa đúng cách, sẽ không bao giờ lo con ốm do sử dụng điều hòa nữa! Tự tin mà bật điều hòa đi các mẹ, nóng thế này không có điều hòa thì phải chịu, chứ có mà không cho con hưởng là ‘tội ác’ đấy”, chị Quỳnh Anh vui vẻ nhấn mạnh.
Hai anh em vẫn quấn kén, nằm trong túi ngủ mỏng ngay giữa mùa hè.
Những kinh nghiệm trên được chị Quỳnh Anh đúc kết từ quá trình chăm con và những kiến thức khoa học tham khảo. Trên thực tế, 2 bé nhà chị Quỳnh Anh đều nằm ngủ ngon ở nhiệt độ khoảng 25 độ C, trong trạng thái túi ngủ mỏng, từ bé đến lớn. Con vẫn luôn ăn no ngủ kỹ và ít đau ốm vặt. Nhiều khi nằm trong phòng cùng con, bố mẹ vẫn thấy hơi rét cần phải quấn chăn ngủ nữa.
Vấn đề trong bài, chị Quỳnh Anh nói đến nhiệt độ phòng chứ không phải nhiệt độ hiển thị trên máy điều hòa. Bởi không có một con số cụ thể nào cho tiêu chuẩn bật điều hòa cả. Nhiệt độ bao nhiêu còn phụ thuộc vào công suất máy, máy cũ hay mới, phòng rộng hay hẹp, con mặc gì khi đi ngủ, nhiệt độ ngoài trời chênh lệch ra sao?…. Phải luôn theo dõi nhiệt độ phòng, theo dõi biểu hiện của con nóng hay lạnh mà tuỳ chỉnh. Cuối cùng, cái điều hòa chẳng có tội tình gì mà chỉ là do người sử dụng không đúng cách. Kể cả máy phun sương tạo ẩm hay bất gì máy móc nào khác cũng vậy, tốt khi sử dụng đúng và hại khi không chịu tìm hiểu.
Theo Helino
Cô gái 22 tuổi thấy ngực tiết sữa dù chưa sinh nở, nguyên nhân bất ngờ đến từ thuốc giảm cân
Vốn chưa kết hôn nhưng lại thấy ngực của mình tiết sữa nên cô gái này đã rất lo lắng. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận nguyên nhân lại đến từ thứ thuốc được hội con gái vô cùng tin tưởng.
Ai mà chẳng mong muốn duy trì được vóc dáng luôn thon gọn, cân đối nhưng nếu không tìm tới những phương pháp giảm cân lành mạnh thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Điển hình như trường hợp lạm dụng thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc từ cô gái người Trung Quốc sau đây.
Theo chia sẻ trên trang Sohu, cô gái này tên là Lý Lộ (22 tuổi - tên nhân vật đã được thay đổi), hiện đang sống tại thành phố Vũ Hán và là một nhân viên tư vấn nghề nghiệp. Vào một ngày hè oi bức ở Trung Quốc, Lý Lộ mặc một chiếc sơ mi mỏng đi làm và bất ngờ phát hiện thấy ngực áo của mình ướt đẫm. Sau khi vào nhà vệ sinh kiểm tra, Lý Lộ mới nhận ra là ngực của mình đang tiết sữa.
Ảnh minh họa.
Thật kỳ lạ là cô chưa kết hôn, chưa có con thì tại sao ngực lại tiết sữa được? Cũng kể từ sau khi gặp phải hiện tượng này, Lý Lộ luôn trong tâm thế lo sợ. Cô thường ở lại công ty muộn và đợi tới khi mọi người ra về hết mới dám trở về nhà.
Bố mẹ Lý Lộ sau khi biết chuyện đã đưa con gái tới bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ phát hiện thấy các chỉ số hormone trong cơ thể Lý Lộ không bình thường. Bác sĩ hỏi Lý Lộ có uống thuốc bổ sung gì hay không? Lý Lộ thành thật trả lời, do cô chưa hài lòng với số đo cơ thể nên đã tìm mua một số loại thuốc giảm cân trên mạng về uống.
Từ đây, bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân khiến ngực của Lý Lộ tiết sữa là do các thành phần trong thuốc giảm cân mà cô sử dụng có chứa những tác dụng phụ không tốt cho hormone. Rất may là vì Lý Lộ mới dùng thuốc chưa lâu nên tình trạng bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.
Ảnh minh họa.
Sau đó, bác sĩ tư vấn cho Lý Lộ một số thực đơn ăn uống lành mạnh kết hợp cùng những phương pháp tập luyện để duy trì vóc dáng cơ thể của mình. Đồng thời, bác sĩ cũng khuyên cô không nên tin vào những lời quảng cáo giảm cân từ các loại thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng. Bởi những loại thuốc này đa phần đều sẽ gây ảnh hưởng tới hormone của nữ giới nên có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn về sức khỏe sinh sản.
Một vài tác dụng phụ có thể bạn chưa biết đến từ những loại thuốc giảm cân cấp tốc:
- Gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
- Tăng nguy cơ vô sinh.
- Gây hại trực tiếp đến vùng tim, gan, thận.
- Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Giảm kích cỡ vòng 1.
- Gây ảnh hưởng xấu tới làn da.
- Gây mất ngủ thường xuyên.
Source (Nguồn): Sohu
Con trai tôi mới 3 tuổi nhưng dây thần kinh mắt của con bị tổn thương bởi thói quen mà chính tôi và cả triệu bà mẹ đang mắc phải Nghe bác sĩ nói mà tôi rụng rời tay chân, tôi đâu ngờ chính tôi đã làm hại con rồi. Chào mọi người. Khi nói ra những điều này, trong lòng tôi đang nặng trĩu. Bản thân tôi đã quá sai khi nuông chiều con một cách thái quá. Chỉ mong sau khi chia sẻ của tôi được đăng tải, mọi người, cũng...