Lật mặt kẻ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo hàng tỷ đồng
Cơ quan điều tra Công an TP.Hải Phòng đang điều tra mở rộng vụ án Nguyễn Hải Hà (SN 1981, trú tại Đồng Thái, An Dương, Hải Phòng) – kẻ mạo danh cán bộ công an thực hiện hàng loạt phi vụ lừa đảo.
Qua công tác quản lý địa bàn, quản lý nghiệp vụ, Đội hình sự đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hải Phòng nắm thông tin về một đối tượng xưng danh là cán bộ của một cục nghiệp vụ của Bộ Công an, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người này rêu rao có thể làm được các giấy tờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại các quận, huyện của TP.Hải Phòng; “chạy” vào ngành công an cho những ai có nhu cầu.
Đối tượng Hà cùng các tang vật bị thu giữ.
Trong khi các trinh sát đang thu thập tài liệu đấu tranh thì đối tượng này lại tiếp tục đưa ra các thông tin sắp được Bộ điều động về làm lãnh đạo Công an TP.Hải Phòng. Kế hoạch đấu tranh lập tức được đẩy nhanh để sớm ngăn chặn đối tượng tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
Ngày 9/11/2021, các trinh sát phát hiện đối tượng nghi vấn có mặt tại một quán cà phê trên đường Mạc Đăng Doanh, quận Dương Kinh. Khi đối tượng đang nhận tiền của một thanh niên thì tổ công tác ập vào bắt, cùng tang vật là 250 triệu đồng. Kiểm tra phương tiện đối tượng đang sử dụng là xe ôtô mang BKS 51 H-203.60, các trinh sát đã thu giữ 1 giấy chứng nhận kiểm định, 1 bản sao chứng nhận đăng ký xe ôtô, 1 giấy biên nhận thế chấp, một giấy chứng nhận bảo hiểm xe ôtô, 1 khẩu trang màu xanh do một công ty của Bộ Công an sản xuất; 1 đơn xin phục vụ trong ngành của anh Hà Văn Thắng (SN 1995, trú tại tỉnh Thanh Hoá)…
Tại cơ quan công an, khi được các trinh sát Đội Hình sự đặc nhiệm giải thích, người thanh niên đồng thời cũng là bị hại của vụ án là anh V.D.T mới biết rằng đã gặp phải đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Trước những tài liệu, chứng cứ cơ quan công an thu thập, Nguyễn Hải Hà – danh tính đối tượng lừa đảo – đã khai nhận hành vi phạm tội. Mặc dù đã có vợ con nhưng đối tượng vẫn đặt vấn đề yêu đương với 1 cô gái trẻ ở Hải Phòng. Đối tượng đánh bóng bản thân bằng cách giới thiệu là cán bộ công an, có quan hệ quen biết với nhiều vị lãnh đạo có thể xin việc và làm giấy tờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất…
Hàng ngày, Hà đi từ sáng đến tối và mỗi khi về nhà đều đưa cho bạn gái tiền, nói là chế độ của các hội nghị. Chính vì thế, Hà đã có được lòng tin của người yêu và nhiều bạn bè của cô gái này. Từ đó, đối tượng đã tiếp cận với những người bị hại trong vụ án để thực hiện các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 5/11/2021, Hà đi lễ ở quận Đồ Sơn và đã gặp anh V.D.Th. Sau khi tiếp cận, làm quen, Hà biết anh Th trước đây từng là chiến sĩ nghĩa vụ của Công an TP.Hải Phòng đã ra quân nay có nguyện vọng trở lại công tác. Hà không có nghề nghiệp, không quen biết ai có khả năng xin việc vào công an nhưng tự giới thiệu có quan hệ rộng để nhận của anh Th 300 triệu đồng. Ngày 9/11/2021, Hà liên lạc với anh Th đề nghị chuyển trước 250 triệu đồng để giải quyết việc, khi đối tượng đang nhận tiền để giao dịch thì bị bắt giữ.
Mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hải Phòng còn làm rõ đối tượng đã chiếm đoạt của anh B.Đ.Đ (ở huyện Kiến Thuỵ) 600 triệu đồng để nhận đổi mục đích sử dụng đất tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ; lừa của chị N.T.Th (ở huyện Kiến Thuỵ) 110 triệu đồng để đấu thầu hợp đồng thuê đất tại huyện Kiến Thuỵ… Tổng cộng cho đến khi bị bắt, Hà đã chiếm đoạt được trên 2 tỷ đồng.
Trung tướng Tô Ân Xô: "Tội phạm mạo danh người quen lãnh đạo cấp cao để lừa đảo"
Theo Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an, các đối tượng mạo danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, người quen lãnh đạo cấp cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an. Ảnh: N.A
Ngày 7/12, thông tin với báo chí, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, thời gian qua, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, nhất là sử dụng công nghệ cao để gây án, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và đời sống nhân dân. Trong đó, thủ đoạn giả danh người có chức vụ, quyền hạn để lừa đảo, nhất là giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... vẫn tiếp tục xảy ra mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần tuyên truyền, thông báo phương thức thủ đoạn của loại tội phạm này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Một số phương thức, thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng là sử dụng các dịch vụ có chức năng giả mạo đầu số, giả mạo số điện thoại, mạo danh cán bộ của cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật như: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để gây sức ép, làm người dân hoang mang, sau đó yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng này cung cấp để chiếm đoạt.
Các đối tượng sử dụng nhiều kịch bản khác nhau như: Giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nhận bưu phẩm; nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện; cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội, gây tai nạn bỏ trốn... liên hệ với nạn nhân để khai thác thông tin cá nhân. Sau đó, chúng sử dụng các thông tin đó làm giả các lệnh bắt, khởi tố của cơ quan công an để đe dọa nạn nhân (thường thông báo nạn nhân liên quan đến các đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia, rửa tiền), yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để phục vụ công tác điều tra, sau đó chiếm đoạt hoặc yêu cầu nạn nhân tự đăng ký 1 tài khoản ngân hàng, chuyển tiền vào tài khoản đó, sau đó cung cấp tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho các đối tượng, sau đó chúng rút tiền trong tài khoản để chiếm đoạt.
Thậm chí, tội phạm còn giả danh là người quen của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan phụ trách các lĩnh vực trọng yếu để lừa đảo.
Đối tượng Mai Thị Lan mạo danh đại tá công an lừa đảo gần 20 tỷ đồng mới bị bắt giữ. Ảnh: FBNV
"Đặc điểm chung của các đối tượng này giả danh là người quen của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các cơ quan phụ trách các lĩnh vực trọng yếu, cung cấp ảnh chụp, video của bản thân với các lãnh đạo (nhiều sản phẩm đã được cắt ghép, chỉnh sửa bằng công nghệ cao) để tạo niềm tin. Sau đó, hứa hẹn có thể chạy án, xin việc, xin dự án..., nhận tiền của nạn nhân nhưng không thực hiện, lấy nhiều lý do để không trả lại tiền, thậm chí bỏ trốn", Người phát ngôn Bộ Công an cho hay.
Bên cạnh đó, các đối tượng cũng giả danh giả danh ngân hàng thông qua việc mời chào, cung cấp các khoản vay online từ ngân hàng; giả danh cơ quan, tổ chức thông báo "trúng thưởng may mắn"... yêu cầu chuyển trước cho đối tượng một số tiền thuế hoặc lệ phí sau đó chiếm đoạt.
Để phòng tránh, không bị "sập bẫy" các đối tượng lừa đảo, Trung tướng Tô Ân Xô khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại.
Người dân không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở... cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định. Lực lượng chức năng, nhất là lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng.
Người dân cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội; không cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân liên quan, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết.
Đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, nhất là loại chuyển tiền qua Internet banking, Mobile banking, tùy theo từng vụ án cụ thể, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt sẽ rất khó khăn. Do đó, trường hợp nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cơ quan công an nơi gần nhất để tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, thời gian tới, để tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này, Bộ Công an sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, ngừa đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lực lượng công an sẽ chủ động rà soát, nắm tình hình, lên danh sách các đối tượng hình sự, các băng nhóm có biểu hiện hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm...
Ngoài ra, Bộ Công an sẽ tăng cường công tác phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để nâng cao hiệu quả trong phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo của loại tội phạm này.
Bắt đối tượng lợi dụng quyên góp từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Đối tượng đã sử dụng thủ đoạn kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng xã hội để chiếm đoạt tiền của nhiều người hảo tâm. Trần Văn Mạnh tại cơ quan Công an (Ảnh: Công an cung cấp). Tuy nhiên, hành vi phạm tội của đối tượng này đã không qua mặt được lực lượng Công an. Theo thông tin từ Công...