Lật mặt “cá mập tín dụng đen” núp bóng cho vay tiêu dùng
Do thị trường chỉ có vài công ty tài chính đang thống lĩnh cho vay tiêu dùng cá nhân, nên lãi vay bị đẩy lên trời và người vay bị biến thành “tù nhân” với gánh nợ nặng vai do phải trả lãi suất có lúc lên đến 84%. Một dạng tín dụng đen mới xuất hiện.
Người tiêu dùng cần cân nhắc khi vay tiêu dùng trả góp. Ảnh TL
Lợi nhuận cao hơn vốn điều lệ
Theo Ngân hàng Nhà nước VN, tính đến 31.12.2013 trên thị trường có 17 công ty tài chính. Công ty có số vốn thấp nhất là 500 tỉ đồng, nhiều nhất là 2.500 tỉ đồng. Tuy vậy, chỉ có một số công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân được thị trường biết đến như Công ty TNHH MTV tài chính PPF VN (thương hiệu Home Credit), Công ty TNHH MTV tài chính Prudential VN… và gần đây nhất là sự góp mặt của Công ty TNHH MTV tài chính HDBank (HDFinance – tên cũ Công ty TNHH MTV Việt-SG có 100% vốn nước ngoài được Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) mua lại), Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (FE Credit)…
FE Credit phủ rộng trên 58 tỉnh thành với hơn 2.000 điểm cho vay mua xe máy. Trong năm 2013, lượng khách ký hợp đồng tín dụng của FE Credit đạt mốc 300.000, tăng gấp 2 lần so với năm 2012. HDFinance có hơn 2.200 điểm giới thiệu dịch vụ trên 63 tỉnh thành. Nhưng áp đảo trên thị trường là Home Credit với mạng lưới 63 tỉnh thành cả nước, hơn 4.000 điểm giới thiệu và cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng cho 1,5 triệu khách hàng và thị phần vẫn đang được công ty này đẩy mạnh mở rộng.
Dù hoạt động trên thị trường “ngách” với các khoản vay nhỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, nhưng do áp dụng mức lãi suất trên trời, lợi nhuận thu về của một số công ty tài chính “ăn đứt” nhiều ngân hàng bề thế. Đơn cử như Home Credit, báo cáo tài chính năm 2013 của Home Credit gây sốc trên thị trường khi thu nhập từ cho vay đạt hơn 1.800 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 530 tỉ đồng, cao gấp 5 lần kết quả năm 2012 và cao hơn số vốn điều lệ công ty 500 tỉ đồng.
Video đang HOT
Mức lợi khủng này có được là nhờ mức lãi vay cao nhất thị trường mà Home Credit áp dụng nhiều năm nay cho nhiều khách hàng, từ 3 – 7%/tháng, tương đương từ 36 – 84%/năm.
Phải cảnh báo rủi ro khi cho vay
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, các ngân hàng hiện nay được kiểm soát về lãi suất (LS) đầu vào và đầu ra. Cụ thể, LS đầu vào 5%/năm, cộng khoảng 3% (chi phí, dự phòng rủi ro…) chênh lệch thì đầu ra (cho vay) khoảng 7 – 8% cho 5 ngành ưu tiên; các ngành còn lại cũng ở mức trung bình 10 – 11%/năm.
Với mức lãi vay này, hệ thống ngân hàng vẫn bị rơi vào tình trạng “ế vốn”, phải tìm đủ mọi cách để tìm kiếm khách hàng. Nhưng các công ty tài chính cho vay trả góp cá nhân thì cơ quan quản lý khó kiểm soát được vì họ không được huy động vốn của dân mà thông qua hình thức phát hành trái phiếu hay vay mượn của công ty mẹ.
Đây là lý do các công ty này biện minh cho việc đưa ra lãi vay cao ngất mà họ áp dụng trên thị trường. “LS cho vay 25%/năm đã cao, từ 30%/năm trở lên là quá cao, trên 40%/năm là “cắt cổ”, từ 70 – 80%/năm là đi vào ranh giới tín dụng đen”, ông Hiếu nhận xét và đề xuất:
“Cần có một bộ phận chuyên trách của cơ quan quản lý để kiểm soát LS, tránh hiện tượng chuyển giá thông qua hình thức vay nước ngoài LS cao. Đồng thời, cơ quan chức năng cần có quy định về mức LS vay nào là cho vay nặng lãi”.
Chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng cần trang bị kiến thức quản lý tài chính cho người dân từ ghế nhà trường, cũng như cơ quan chức năng ban hành các quy định yêu cầu đối với đơn vị cho vay phải minh bạch các điều khoản, từ ngữ hợp đồng dễ hiểu và đặc biệt phải đưa các cảnh báo rủi ro khi vay lên phía trên của hợp đồng để người vay được rõ.
Với một cái nhìn tổng thể, chuyên gia Đinh Thế Hiển phân tích: “Dân số VN gần 100 triệu dân, đa số là dân số trẻ nên nhu cầu tài chính tiêu dùng cá nhân càng cao. Vì thế, đây là thị trường hết sức tiềm năng. Đặc biệt, với thu nhập người dân qua các năm được cải thiện, dự báo nhu cầu này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu không thận trọng, tiếp cận các dịch vụ một cách dễ dàng, rất nhiều người dễ trở thành “tù nhân” của những khoản vay tiêu dùng, bởi dù nhỏ nhưng với LS trên trời sẽ trở thành gánh nặng trong cuộc sống”.
Các ngân hàng cần vào cuộc
Để giảm lãi vay tiêu dùng cá nhân, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng về lâu dài phải có sự góp mặt của nhiều công ty, đặc biệt các ngân hàng thương mại cần tham gia tích cực hơn vào lĩnh vực này. Nếu các ngân hàng đẩy mạnh thị phần tiêu dùng cá nhân với những khoản vay nhỏ, mặt bằng LS vay sẽ trở về mức hợp lý hơn.
Tương tự, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, khi VN mở cửa, các tổ chức tài chính tham gia vào thị trường cho vay trả góp nhiều, LS trên thị trường sẽ giảm hơn, có lợi cho người tiêu dùng. Nhưng trước mắt, các ngân hàng nên tích cực mở rộng sang thị trường này, sự cạnh tranh sẽ giảm lãi vay quá cao hiện nay.
Theo Thanh Niên
77 triệu người Mỹ dính nợ xấu, khó đòi
Như một câu nói phổ biến trong kinh tế học: "Yêu nước là phải vay tiền." Nước Mỹ thấm nhuần triết lý này. Thực tế, vay tiền thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là khu vực bán lẻ và là đòn bẩy cho sự phát triển của nhiều Quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay, người Mỹ có vẻ đang gặp vấn đề về nợ. Theo thống kê của Urban Institute, trung bình, cứ 3 người Mỹ thì có 1 người bị nợ xấu, tính vào dạng nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng chi trả. Tương đương với con số 77 triệu người Mỹ bị nợ xấu. Các con số thống kê thậm chí còn chưa bao giờ những khoản vay mua nhà, mà chỉ xoay quanh vay tiêu dùng hoặc các khoản phải trả như thẻ tín dụng, vay mua xe, hoá đơn y tế, nộp phạt giao thông ...
Các khoản nợ dao động từ 25 USD đến 125.000 USD, nhưng con số bình quân nằm ở mức 5.200 USD. Xét về mặt địa lý, không có nơi nào trên bản đồ nước Mỹ thoát được nợ xấu.
Tỷ lệ dân số mang nợ xấu theo từng tiểu bang
Tiểu bang Nevada, nơi có thành phố Las Vegas, thiên đường của sòng bạc, đang có tỷ lệ số dân nợ xấu cao nhất, lên đến 47% tổng dân số tiểu bang và số tiền nợ xấu trung bình mỗi người cũng dẫn đầu nước Mỹ, 7.198 USD. Những con số này có sự đóng góp rất lớn từ thành phố Las Vegas, nơi 49% dân số dính nợ xấu.
Ngược lại, tiểu bang North Dakota có tỷ lệ dân số mang nợ xấu thấp nhất, 19% và số dư nợ xấu bình quân thấp nhất, 3.547 USD.
Tính về khu vực, miền Nam có tỷ lệ dân số nợ xấu cao nhất, lến đến 44% tại một số vùng, trong khi khu vực Đông Bắc thấp nhất với 30%.
Tại Mỹ, đối với thẻ tín dụng, các khoản nợ không trả sau thời hạn 6 tháng sẽ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu. Đối với các khoản nợ khác như y tế, vi phạm giao thông sẽ có thời hạn liệt kê nợ xấu khác nhau, tuỳ vào khu vực.
Sau khi bị liệt kê vào nhóm nợ xấu, các khoản nợ này có thể được ngân hàng hoặc chủ nợ khoá tài khoản, và bán cho các công ty mua nợ/đòi nợ.
Theo ANTD
GM thu lợi nhuận "khủng" sau 5 năm nộp đơn bảo lãnh phá sản Nhân dịp tròn 5 năm (6/2009-6/2014) nộp đơn xin bảo lãnh phá sản, ngày 30/5, tập đoàn chế tạo ôtô lớn nhất của Mỹ, General Motors (GM) ra thông báo cho biết hãng đã gặt hái lớn trong 5 năm qua và hiện trở thành một trong những doanh nghiệp làm ăn có lãi nhất nước Mỹ. Theo thông báo của GM từ...