Lắt léo vé trông giữ ô tô giả
Liên tục từ sáng 21-2 đến trưa 22-2, Đội Giao thông Bưu điện – Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội đã kiên trì đấu tranh, lần lượt bắt giữ thêm 2 “đầu nậu” bán vé trông giữ ô tô giả, với số lượng lên đến hàng nghìn chiếc.
Mẫu vé giả bị phát hiện
Thật – giả, chỉ người trong cuộc rõ!
Như Báo ANTĐ thông tin, sau thời gian dài lập chuyên án trinh sát, sáng 21- 2, tổ công tác Đội Giao thông Bưu điện bắt quả tang đối tượng Nguyễn Huy Sỹ (SN 1985), tạm trú tại huyện Từ Liêm, đang bán vé trông ô tô giả cho khách vãng lai tại điểm rửa xe trong ngõ 1 phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa. Sỹ khai mua của 1 đối tượng tên Đệ vé trông ô tô giả với giá 60.000 đồng cho 1 tập 100 chiếc, rồi bán cho khách vãng lai với giá 100.000 đồng/tập vé. Khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Huy Sỹ, cơ quan công an thu giữ được hơn 10 tập vé trông ô tô giả, số lượng hơn 1.000 chiếc.
Video đang HOT
Qua đấu tranh khai thác, chiều 21- 2, lực lượng công an đã bắt được đối tượng Đệ, kẻ cung cấp vé ô tô giả cho Nguyễn Huy Sỹ. Tiến hành khám xét nơi ở và phương tiện của Đệ, lực lượng công an thu giữ thêm 200 quyển vé trông giữ ô tô, qua xác định đều là hàng giả. Cuối giờ chiều 22 – 2, CQĐT CATP Hà Nội đã tiếp tục bắt thêm được 1 “đầu nậu” cung cấp vé giả cho Đệ.
Nhìn hình thức của 2 loại vé: vé giả của đường dây Nguyễn Huy Sỹ và vé do Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội phát hành, rất khó phân biệt thật – giả. Thậm chí, vé do nhóm đối tượng Sỹ “ấn hành” còn có cảm giác “thật” hơn. Trên tấm vé này in đậm dòng chữ “Tổng công ty Vận tải Hà Nội – Công ty Khai thác điểm đỗ xe”. Vé cũng có mã số thuế, ký hiệu của từng chiếc và con dấu đỏ ghi “Cục thuế TP Hà Nội”. Trong khi đó, quá trình đến tìm hiểu ở một số điểm trông giữ xe “chính danh”, nhận thấy nhiều tấm vé “xịn” do Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội ấn hành lại chẳng hề có con dấu nào
Lý giải về việc không đóng dấu của công ty trên vé, đại diện Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho biết, từ tháng 5 – 2010 đến nay, phía công ty áp dụng chủ trương tự in vé; do trên mỗi tấm vé đã thể hiện đầy đủ đơn vị in vé, tên của đơn vị sử dụng, mã số thuế, ký hiệu thứ tự từng chiếc vé… nên không đóng dấu đỏ vào vé. “Trung tuần tháng 2 – 2012, khi biết thông tin về vé trông ô tô giả xuất hiện, chúng tôi đã cho đóng dấu giáp lai giữa phần vé và cuống lưu lại. Thời gian tới, sẽ chỉ có những tấm vé đóng dấu đỏ của công ty mới là vé thật”, đại diện Công ty Khai thác điểm đỗ cho biết.
Cần làm rõ “đường đi” của vé giả
Đặt câu hỏi về thiệt hại đối với Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội – doanh nghiệp bước đầu được xác định là bị hại trong vụ việc này – trước sự xuất hiện của vé giả, bà Nguyễn Thị Thanh Lam – Phó Giám đốc công ty cho rằng, thiệt hại lớn nhất, trước mắt là về uy tín của doanh nghiệp. Theo bà Lam, cách đây không lâu, bộ phận thanh tra của công ty khi đi kiểm soát các địa bàn đã phát hiện một điểm đỗ mạo danh Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội ở khu vực đường bờ sông Kim Ngưu. Trước sự việc đó, phía công ty đã phải thông báo, đề nghị cơ quan pháp luật phối hợp “xóa” điểm trông giữ “mạo danh” đó.
Có thể, những chiếc vé giả sẽ được phục vụ cho các điểm trông giữ mạo danh kiểu như trên. Song một giả thiết cũng cần “tính” đến, là sự “tiếp tay” cho vé giả của chính nhân viên các điểm trông giữ. Giả thiết về sự liên quan của nhân viên trông giữ xe với các đường dây, đối tượng sản xuất, bán vé giả là có cơ sở; bởi lợi nhuận, nguồn thu mà nhân viên sẽ được hưởng từ sự thiếu trung thực với đơn vị chủ quản: khi nhận trông xe của khách, nhân viên cứ vé giả mà phát. Tiền thu đều, trong khi vé thật – tiêu chí cụ thể để xác định doanh thu, số lượng xe trông giữ mỗi tháng, hàng ngày thì chẳng được bao nhiêu. Việc thu thuế chắc chắn bị ảnh hưởng bởi sự gian lận vé giả. Đáng chú ý, động thái để kiểm soát chặt việc “cài” vé giả – vé thật tại các điểm trông giữ, ngay cả những doanh nghiệp lớn như Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, cũng chưa có.
Câu trả lời về “đường đi” của những chiếc vé giả đang được cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.
Theo ANTD
Dân Hà Nội "mơ" có giá gửi xe như Hải Phòng
Mức phí trông giữ xe ô tô của Hà Nội hiện đang gấp... 8 lần Hải Phòng
Tấm vé gửi ôtô dưới tầng hầm tòa tháp Vincom anh Hùng còn giữ lại
Anh Vũ Hùng, chủ xe ô tô mang BKS: 30X- .... kể: Một buổi tối cuối tháng 1-2012, tôi rủ con trai đi xem phim tại tạp Megastar (tầng 6, tòa tháp Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội).
"Xem phim xong, hai bố con tôi quay trở xuống tầng hầm để lấy xe"- anh Hùng kể tiếp- "Lúc trả tiền ở cổng ra có chắn ba-ri-e, tôi giật mình khi thấy nhân viên tại đây thông báo mức phí trông xe là 80.000 đồng. Tưởng họ nhầm, tôi hỏi lại, thì giá vẫn thế. Tôi bèn yêu cầu phải đưa vé, cậu trông xe tỉnh queo in ngay ra một cái vé ghi rõ: 80.000 đồng. Hóa ra tôi xem phim hết 2h16 phút, bị tính thành 2 lượt gửi (2h/1 lượt gửi)".
Anh Hùng còn cẩn thận về tra mạng internet, tìm được QĐ số 47/2011/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội ban hành ngày 22/12/2011. Theo khoản a (2.2)- Mức thu theo lượt đối với xe ô tô đến 9 chỗ ngồi bên trong các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại tại các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng- thì đúng là 40.000 đồng/lượt.
Bãi trông xe tại Hải Phòng, nơi thu tiền trông xe chỉ có 5.000 đồng/lượt
Tuần sau, cậu con trai lại tiếp tục đòi đi xem phim tại đây. Anh Hùng lắc đầu: "Tôi không dám đi sớm, mà phải đợi đến đúng giờ phim bắt đầu chiếu mới gửi xe. Phim vừa hết là giục cậu con đi như chạy xuống tầng hầm gửi xe, may mà lần này hết có 1h58 phút, chỉ phải trả 40.000 đồng. Cậu nhân viên còn cười bảo, thêm 3 phút nữa là anh mất thêm 40.000 đồng. Ai đời, giá gửi xe đắt gần bằng giá vé xem phim."
Anh Hùng bất ngờ chìa cho chúng tôi xem một tấm biên lai thu lệ phí của Cục thuế TP.Hải Phòng ghi cả số và chữ: 5.000 đồng bảo: "Hôm 7-2, tôi đi công tác Hải Phòng. Gửi xe ven đường, trong vạch kẻ liền của điểm trông giữ xe đàng hoàng, có một chị ra thu tiền theo tấm biên lai này. Ban đầu tôi không hiểu tiền gì, tưởng là Hải Phòng thu lệ phí tham gia giao thông. Cuối cùng "ngã ngửa" ra là tiền trông xe. Sao mà rẻ thế không biết, bằng 1/8 Hà Nội, đúng là về Thủ đô giờ có mơ cũng không thấy mức phí trông xe ô tô như Hải Phòng".
Theo ANTD
Chiêu mạo danh để lừa đảo khách hàng Công ty "CPTT Kim Cương" có địa chỉ tại 274 Điện Biên Phủ - Đà Nẵng thực chất là "mượn danh". Với chiêu bài mời chào trên mạng internet cùng mức lương hấp dẫn sẽ được đi làm ngay công ty này đã lừa đảo hàng chục người lao động rồi chiếm đoạt tiền đặt cọc của họ. Mất tiền xin việc vào...