Lật lại vụ đắm tàu bí ẩn thế kỷ 19: Thực sự điều khủng khiếp gì đã xảy ra với các thành viên trên tàu?
Nguyên nhân gây ra cái chết cho 128 thành viên trong đoàn thám hiểm Franklin đã làm giới khảo cổ học bối rối bấy lâu nay, nhưng một nghiên cứu mới đã đưa họ tiến thêm một bước gần hơn với sự thật.
Một nghiên cứu mới được công bố mới đây trên tạp chí PLOS One đã bác bỏ giả thuyết trước đó về nguyên nhân cái chết của đoàn thủy thủ đã được tin tưởng bấy lâu nay.
Các nhà nghiên cứu bắt đầu điều tra lại nguyên nhân thực sự khiến các thủy thủ bỏ mạng trên chuyến tàu định mệnh.
Xác John Torrington – thành viên đoàn thám hiểm bảo quản nguyên vẹn trong lớp băng được phát hiện năm 1984
Đoàn thám hiểm Franklin
Mùa hè năm 1845, hai con tàu nước Anh, HMS Erebus và HMS Terror, rời Greenhithe (Anh) để bắt đầu chuyến hành trình đến Bắc Mỹ với hy vọng tìm được lối thông Tây Bắc (Northwest Passage) huyền thoại giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
John Franklin
Hai con tàu cùng 134 thành viên do nhà thám hiểm dày dạn kinh nghiệm Sir John Franklin dẫn dắt, được gọi là Cuộc thám hiểm Franklin.
Mặc dù các nhà thám hiểm đã chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng những trang bị cần thiết trong 3 năm tới, thế nhưng ai cũng hiểu rằng, mọi chuyến thám hiểm chưa bao giờ là một cuộc dạo chơi.
Manh mối sau vụ đắm tàu
Video đang HOT
Cuộc thám hiểm kéo dài được vài tháng thì một số thuyền viên bị bệnh, họ rời đội và được đưa trở về nhà.
Thế nhưng số phận những thủy thủ ở lại trên tàu và tiếp tục cuộc hành trình năm đó ra sao, chính xác điều gì đã xảy đến với họ, điều này đã trở thành bí ẩn gần 175 năm sau.
Nhà thám hiểm Bắc Cực John Franklin và các thành viên trong đoàn vào khoảng năm 1845
Con tàu cuối cùng mãi mãi không thể cập bến bởi người ta tìm thấy xác tàu mắc kẹt trong băng ở Victoria Sound, nằm giữa quần đảo Bắc Cực, Canada.
Tất cả các thành viên của phi hành đoàn cũng đã chết.
Sau thảm họa đắm tàu một số manh mối dần lộ diện. Năm 1850, ba ngôi mộ của các thủy thủ Franklin Expedition được tìm thấy. Năm 1854 nhà thám hiểm người Scotland, John Rae đã gặp những cư dân Inuit – người sở hữu một số đồ vật thuộc về các thuyền viên của đoàn thám hiểm.
Họ cũng chỉ cho Rae đống xương người được tìm thấy trong khu vực này, điều này làm rấy lên tin đồn rằng, những người cuối cùng trên chuyến thám hiểm Franklin có thể đã trở thành kẻ ăn thịt người trong các ngày cuối cùng đầy tuyệt vọng.
John Torrington là một trong số các thuyền viên. Năm 1984, xác ướp của John Torrington được tìm thấy trong tình trạng hoàn hảo đến khó tin. Các nhà nghiên cứu dựa vào xác ướp này để lần ra manh mối.
Sau khi phân tích mẫu xương và mô, họ phát hiện thấy trong cơ thể Torrington có mức chì gây chết người, lượng chì này có thể đến từ nguồn đồ ăn đóng hộp kém chất lượng của các thủy thủ.
Theo Gizmodo, nghiên cứu trước đây trên mẫu xương, tóc và mô từ xác chết được bảo quản tiết lộ nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết của các thủy thủ. Thế nhưng việc bị ngộ độc vẫn là khả năng hàng đầu, có người cho rằng các thủy thủ bị đầu độc. Vụ án sau cũng dần dần chìm vào quên lãng.
Có thật sự các thuỷ thủ bị ngộ độc
Một nghiên cứu được công bố gần đây đã bác bỏ gần hết giả thuyết trên. Nhóm các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 giả thuyết khác để kiểm tra lý thuyết nhiễm độc chì.
Nếu thực sự việc ngộ độc chì là nguyên nhân chính gây tử vong, thì những thủy thủ sống lâu hơn sẽ sở hữu dư lượng chì trong cơ thể, xương, mô… cao hơn thủy thủ khác trong thời gian đó và cả người đã mất.
Để kiểm chứng điều này, giới nghiên cứu đã sử dụng công nghệ quét hình ảnh X-quang xương công nghệ cao. Kết quả cho thấy mức độ chì trong cơ thể không có sự chênh lệch lớn. Do đó, ngộ độc chì hiện giờ khó có thể là nguyên nhân gây ra cái chết cho đoàn thám hiểm Franklin Expedition.
Nguyên nhân bị đầu độc đã được loại trừ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác điều gì đã giết chết đoàn thủy thủ. Cái chết của 128 người trong đoàn thám hiểm vẫn trong màn bí ẩn.
Các nhà nghiên cứu hiện đang mở lại “cuộc điều tra” về vụ đắm tàu hơn 100 năm trước, còn chúng ta, hãy cùng chờ xem họ sẽ tìm thấy điều gì.
Theo helino
Phát hiện này đã thay đổi cách nhìn của ta về bí thuật ướp xác trường tồn nghìn năm của người Ai Cập cổ
Các chuyên gia Úc phát hiện ra rằng, thuật ướp xác đã xuất hiện sớm hơn cả 1.500 năm trước.
Nói đến ướp xác, không ít người nhớ ngay đến các Pharaoh Ai Cập và cho rằng chỉ có họ mới nắm trong tay công thức bảo quản, ướp xác của thời xưa.
Nhưng phát hiện mới đây của các chuyên gia thuộc ĐH Maccquaire (Úc) lại cho bạn thông tin đầy thú vị khác.
Chúng ta biết rằng, xác ướp thường có niên đại khoảng 3.700 - 3.500 năm TCN. Chúng được lưu giữ tại bảo tàng thành phố Turin, Ý từ năm 1901 và đến nay vẫn nguyên vẹn. Vậy nhưng, kết quả phân tích đưa ra bằng chứng là người Ai Cập đã ướp xác từ 1.500 năm trước đó.
Giới khảo cổ cho rằng, người Ai Cập sống trước thời Pharaoh hơn 1.000 năm đã có kiến thức về quy trình bảo quản xác và cũng có niềm tin về tôn giáo.
Nghiên cứu xác ướp cổ đại khai quật được ở Badari và Mostagedda (khoảng 4.500 - 3.350 năm TCN), các chuyên gia phát hiện người xưa được chôn vùi cùng túi nhỏ chứa hạt làm từ nhựa cây.
Điều này gợi ra suy nghĩ cho giới khảo cổ về việc người xưa dùng nhựa cây như 1 cách ướp xác thô xơ.
Với những xác ướp cổ xưa hơn, dù không có xác nhưng họ lại tìm thấy những mảnh vải lanh. Những mảnh vải này được cho là bằng chứng cho thấy các xác chết xưa kia được bọc lại 1 cách cẩn thận, và điểm lạ là cũng xuất hiện dấu vết nhựa cây trong các mảnh vải đó.
Jana Jones, - nhà nghiên cứu thuộc Sở lịch sử cổ đại tại ĐH Macquarie ở Sydney, Australia cho hay, việc phát hiện ra xác ướp Turin cũng đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cơ hội hiếm có để tìm kiếm bằng chứng tương tự về cơ chế xác chết xưa được bảo tồn.
Tìm hiểu sâu hơn, các nhà khảo cổ biết được nguyên tắc cơ bản mà người Ai Cập cổ đại đã sử dụng để bảo quản nguyên xác. Họ sẽ luôn để xác ướp được toàn vẹn, không thiếu bộ phận nào. Giả dụ như nếu xác chết bị thiếu tay, thiếu chân - thì người xưa sẽ lắp 1 chiếc chân, tay giả vào để cho đủ bộ phận.
Sau đó, xác chết được quấn vải kĩ lưỡng. Nhựa thông và hương liệu là hai chất kháng khuẩn chính để ngăn chặn côn trùng và bảo quản các phần mềm.
Phần vải được nhúng vào hỗn hợp nhựa đun chảy cùng với hương liệu sau đó dùng để quấn xác.
Các chuyên gia thuộc ĐH Maccquaire (Úc) cho hay, việc phân tích và phát hiện thêm thông tin về xác ướp giúp này giúp giới chuyên gia hiểu hơn về người Ai Cập cổ - khi họ đã có kiến thức về quy trình bảo quản xác, cũng như hệ thống tín ngưỡng. Và điểm đặc biệt hơn là những nguyên liệu này được tiếp tục sử dụng cho đến thời Pharaoh - khi kỹ thuật ướp xác đạt đỉnh cao vào khoảng 2.500 năm sau.
Theo Trí Thức Trẻ
Một trong những vụ án mạng bí ẩn nhất lịch sử Anh Quốc sẽ được giải mã, nếu như... Thời Trung Cổ, hoàng gia Anh Quốc xảy ra rất nhiều cuộc tranh đoạt quyền lực đẫm máu với âm mưu cực kỳ bí hiểm, mà đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa rõ tường tận mọi chuyện ra sao. Lịch sử loài người không chỉ có chiến tranh giữa các quốc gia, mà còn rất nhiều vụ thanh trừng đẫm máu...