Lật lại lịch sử phim siêu anh hùng của Marvel từ thế kỉ trước
“Avengers: Age of Ultron” ra mắt cũng là dịp nhìn lại chặng đường lịch sử mà dòng phim siêu anh hùng của Marvel đã trải qua.
Không phải từ đầu mọi phim của Marvel đều hoành tráng và đáng ngưỡng mộ như bây giờ. Quay ngược lại lịch sử, từng có thời Daredevil tạo hình y như The Dark Knight hay chất lượng của những phim siêu anh hùng Marvel trở nên tồi tệ vì ngân sách nghèo nàn. Như vậy không có nghĩa là tất cả những phim Marvel từ “ngày xửa ngày xưa” đều dở tệ. Điều này có nghĩa, để có được ngày huy hoàng như hôm nay, các siêu anh hùng của Marvel cũng phải trải qua lịch sử đầy thăng trầm. Cùng điểm lại những dấu mốc quan trọng mà dòng phim này đã để lại ở thế kỉ trước.
1. Captain America (1944)
Quãng thời gian 5 thập kỉ đầu dấn thân vào Hollywood, Marvel vẫn trong tình trạng “nghèo xác xơ”. Vì thế lựa chọn Republic Pictures, một công ty độc lập chuyên “thầu” những dự án rẻ tiền để quay Captain America của Marvel là hợp lý với túi tiền nhỏ bé hồi ấy. Có một sự thật là diễn viên vào vai Captain – Dick Purcell, đã sớm phá tướng, phát phì và chết không lâu sau khi đóng phim. Tuy vậy giá trị tuyên truyền và hình tượng bộ đồng phục của Captain America thì “thọ” hơn diễn viên xấu số này nhiều, khi tới nay đây là một trong những nhân vật siêu anh hùng nổi tiếng nhất thế giới.
2. Dracula: Sovereign of the Damned (1980)
Bộ phim hoạt hình của Nhật dựa trên cuốn truyện tranh Marvel mang tên “Tomb of Dracula”, là một ví dụ điển hình cho việc chuyển thể từ truyện tranh sang phiên bản animated (hoạt hình) có thể sai lầm tới mức nào. Dracula trở nên ngớ ngẩn, bộ phim thì rất vui vẻ vì đơn giản là mỗi khi bạn nghĩ những tình tiết phim không thể phi lo-gic hơn thì các nhà làm phim lại đẩy điều đó tới một ngưỡng mới.
3. Red Sonja (1985)
Nhân vật Red Sonja được “sinh ra” từ tập truyện thứ 23 của “Conan The Barbarian”. Còn nhân vật mà Arnold Schwarzenegger thủ vai mang tên Kalidor xuất hiện nhan nhản trên poster lại chẳng phải là nhân vật chính. Sự thật là bộ phim cũng không liên quan gì tới tiểu thuyết của tác giả Robert E. Howard, cha đẻ nhân vật Conan. Red Sonja cũng được coi là tiêu biểu cho dòng phim “đẹp mã” những năm 80, khi không thể tìm được điều gì để khen ngợi ngoài phục trang và kĩ xảo khá khẩm.
4. Howard the Duck (1986)
Video đang HOT
Con vịt “bá đạo” này lần đầu tiên xuất hiện năm 1973 trong tập truyện “Adventure Into Fear”. Bộ phim năm 1986 thực sự là cơn ác mộng, đến mức nó thống trị hạng mục giải thưởng Mâm Xôi Vàng bấy giờ. Riêng tiền đổ vào bộ đồ của con vịt đã là 2 triệu đô la, và phải mất 8 người để phục vụ việc hoá trang riêng cho Howard the Duck. Phim lọt top 50 bộ phim dở nhất của dở nhất, chủ yếu những lời chê bai đến từ việc các nhà làm phim không tôn trọng tinh thần nguyên tác của Howard the Duck mà biến con vịt “thành thứ gì đó rất khác chủ nghĩa hiện sinh”. “Đắng” hơn, đây là bộ phim đầu tiên Marvel dốc tiền túi “còng lưng” làm phim, trước đó thì họ chưa dám làm vậy.
5. The Punisher (1989)
Hai lần The Punisher được lên phim. Lần thứ nhất fan kêu ca không giống như comic, bệnh và hại não. Lần thứ hai đã theo nguyên tác như comic, nhưng thậm chí còn bệnh và hại não hơn. The Punisher năm 80 thế kỉ trước là một bộ phim kinh phí thấp, và mặc dù nó đã cố gắng đưa các tình tiết thật sự máu me và chết chóc thì nó vẫn là một bộ phim khá thất vọng. Ít nhất cái người hâm mộ “hóng” trong suốt cả phim là hình ảnh chiếc đầu lâu trên áo, biểu tượng của Punisher thì cũng chẳng thấy đâu.
6. Cyborg (1989)
Không, điều này không liên quan tới nhân vật Cyborg của DC Comics. Đây là điều xảy ra khi Cannon Films túng thiếu trong chuyện tài chính (vâng lại là vấn đề tài chính), và thế là họ đành phải thuê nhà làm phim hạng B Albert Pyun tái sử dụng phim trường Spider-Man để cho Jean-Claude Van Damme đóng vai Cyborg. Tuy vậy bộ phim lại khá thành công, vì những gì mà phim trường Người Nhện để lại cũng chỉ là đường phố New York “hư cấu” để làm nền cho kỉ nguyên hậu tận thế trong “Cyborg”.
7. Captain America (1990)
Albert Pyun lại tiếp tục có một bộ phim đáng quên trong sự nghiệp, hơn nữa đây còn là một cú đánh vào tình hình tài chính của Marvel. Được biết tới như “Captain tệ nhất trong lịch sử”, phiên bản Captain America 1990 được sinh ra trong điều kiện “chúng tôi hầu như không có một cắc trong ngân hàng”, như đạo diễn Pyun ngậm ngùi chia sẻ. Như một lẽ tất yếu, với kinh phí nghèo nàn, đồng phục của Cap xấu đến nghẹt thở, quay phim dở tệ và những siêu anh hùng đánh nhau với Đầu Lâu Đỏ thì như những quả cà chua rám nắng có tay chân.
8. Doctor Mordrid (1992)
“Truyền thuyết” kể lại rằng bộ phim kinh phí thấp này vốn được làm về nhân vật Doctor Strange trước khi đạo diễn/nhà sản xuất phim hạng B Charles Band bị tước mất vài đặc quyền đặc lợi. Ông này là fan cứng của Marvel, thậm chí từng thuê Jack “King” Kirby để phục vụ việc thiết kế. Cho nên mặc dù cái tên không liên quan, người ta vẫn cứ thấy quanh quẩn bóng dáng của Doctor Strange, tiếc là không có bộ râu kinh điển. Nếu bất kì cảnh phim nào cũng được đầu tư như cảnh bộ xương khủng long trong bảo tàng thì rõ ràng Doctor Mordrid sẽ còn được ca tụng tới tận bây giờ.
9. Fantastic Four (1994)
Với kinh phí – siêu – siêu thấp (1.5 triệu đô la), tuy nhiên đây lại là bộ phim phản ánh khá sát tinh thần của Stan Lee và Jack Kirby trong truyện tranh hơn là bản reboot sau này. Roger Corman bằng cách nào đó đã có được bản quyền của Fantastic Four. Tuy nhiên tới năm 1994 ông này đứng trước vấn đề nếu không làm gì với bộ tứ siêu đẳng, nguy cơ là Corman sẽ mất quyền sở hữu và không được “lợi lộc” gì. Vì thế bộ phim kinh phí 1.5 triệu đô la được gấp rút đóng máy, cất vào hộp và không bao giờ biết tới các chiến dịch quảng bá thương mại.
10. Blade (1998)
Đây có thể coi là điều an ủi khi bộ phim năm 1998 mở ra kỉ nguyên thịnh vượng cho Marvel. Công thức thành công được cho là bắt đầu từ đây trở đi, các siêu anh hùng đã không còn chiến đấu bằng cách ném bom nữa. Wesley Snipes trong vai thợ săn ma cà rồng nửa người nửa “quỷ” đứng lên chống lại “họ hàng” của mình. Mặc dù phải chờ 4 năm nữa bộ phim mới đạt tới đỉnh cao với Blade 2 của Guillermo del Toro, tuy nhiên phần phim năm 1998 cùng với X-Men (2000) và Spider-Man(2002) được coi là những chất xúc tác mở đường cho nền phục hưng của dòng phim siêu anh hùng thế kỉ 21.
TheoNgọc King. / Trí Thức Trẻ
Những lý do giúp "Daredevil" vượt trội hơn tất cả những series siêu anh hùng khác
Với cốt truyện đen tối và bạo lực cùng dàn diễn viên đầy tài năng, "Daredevil" xứng đáng là TV series siêu anh hùng tuyệt vời nhất hiện tại.
Thực sự không còn là điều bất ngờ khi mà ngày nay mọi khán giả trẻ đều yêu thích các TV series xoay quanh các siêu anh hùng và thậm chí thể loại này đang dần trở thành một xu hướng thú vi. Nhưng làm thế nào mà xu hướng này chắc chắn sẽ không bị lỗi thời? Câu trả lời là chính nhờDaredevil của Marvel, TV series siêu anh hùng đỉnh nhất ngay tại thời điểm này, đánh bại tất cả những series khác của chính Marvel và thậm chí cả DC Comics. Ngay cả người mù cũng có thể thấy được điều đó và đây là những chứng minh rõ ràng nhất cho điều này:
1. Daredevil là câu chuyện giữa hai con người đối lập
Cũng như tất cả những câu chuyện siêu anh hùng khác, Daredevil tập trung vào sự an toàn của thành phố, trong trường hợp này là khu vực Hell's Kitchen của New York và tại đây cũng có hai người đàn ông muốn làm cho nó tốt đẹp hơn. Đối với Matt Murdock (do Charlie Cox thủ vai), anh thực hiện nó bằng cách trở thành một quái hiệp đường phố và tấn công bọn tội phạm của thế giới ngầm nhờ những siêu giác quan lẫn tài năng luật sư của mình. Đối với Wilson Fisk (Vincent D'Onofrio), điều này được thực hiện bằng các sử dụng đế chế tội phạm rộng lớn của mình để tiêu diệt tất cả mọi người và mọi thứ ngán đường hắn. Ý tưởng đối đầu giữa hai con người này khiến cho khán giả cảm thấy thú vị hơn là việc phải xem một loạt những kẻ ác suốt ngày tìm kiếm những điều ngớ ngẩn và phá hoại tất cả mọi thứ mà chẳng vì lý do gì cả.
2. Siêu năng lực chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện, không phải toàn bộ
Đúng như vậy, sự khiếm thị của Matt đã được bổ sung bằng những siêu giác quan khác như thính giác, khứu giác, vị giác và thậm chí cả xúc giác. Nhưng mặc dù anh có thể biết được một người đang nói dối hoặc xác định được ai đó đang gặp nguy hiểm thì điều đó không có nghĩa là những giác quan này sẽ làm cho anh thành một người "không có đối thủ". Mặc dù được huấn luyện bởi một siêu ninja là Stick nhưng Matt không phải là một vị thần thánh hay cực kỳ thông minh đến nỗi không có một sai lầm nào. Đôi lúc số lần mà anh bị ăn đòn có thể còn nhiều hơn cả những lần mà anh thành công. Nhưng đừng để điều đó đánh lừa bạn mà nghĩ rằng TV series này chẳng có màn đánh đấm nào thú vị. Những cảnh quay hành động của Daredevil đã được rất nhiều khán giả và các chuyên gia Hollywood đánh giá rất cao, thậm chí ngay cả ngôi sao hành động võ thuật Scott Adkins còn phải thốt lên rằng: " Daredevil quá sức tuyệt vời!".
3. Mức độ bạo lực và dã man đều rất thực tế
"Cái chết" rõ ràng là một mức giới hạn cao nhất của một phim truyền hình và tất cả các series đều tìm cách nào đó để làm cho điều này hợp pháp. Cũng giống như vậy, các TV series siêu anh hùng ngày nay đều có xu hướng tránh sự bạo lực và máu me để phù hợp với các khán giả trẻ, một bộ phận đang là fan cuồng của các siêu anh hùng. Tuy nhiên, với việc được phát hành trên Netflix và được chỉ đạo bởi Stevn S Deknight, Daredevil không cần phải lo lắng về những điều đó và vì vậy nó trở nên rất thực tế. Từ những vết cắt và những vết bầm trên cơ thể của Matt cho đến những vụ nổ khủng khiếp trong thành phố, tất cả những thứ này đều cho ta một cảm giác ám ảnh bởi sự dã man của nó. Không một ai trong series này là nhân vật được an toàn, dĩ nhiên là ngoại trừ khuôn mặt quyến rũ của Matt.
4. Wilson Fisk/The Kingpin
Khác với Loki và The Joker, Wilson Fisk là một nhân vật quyến rũ, đáng sợ và đa cảm nhất từ trước đến nay được chuyển thể từ truyện tranh lên phim. Fisk thực sự đã vượt xa tất cả những kẻ phản diện khác trong truyện tranh và biến cuộc sống của người dân tại Hell's Kitchen thành địa ngục đúng nghĩa. Hãy nhìn về phía Gotham, họ đã tập trung quá nhiều vào Carmine Falcone thay vì Penguin, do đó những kẻ phản diện của series này đều chưa thể gây ấn tượng với khán giả. Thậm chí, chẳng một ai trong các series như Agents of S.H.I.E.L.D, Arrow, The Flash hay Agent Cartercó thể đứng cùng đẳng cấp với Fisk. Daredevil như là một câu chuyện về quá khứ và sự trỗi dậy của Wilson Fisk, làm thế nào mà hắn lại trở thành một Kingpin khét tiếng trong thế giới Marvel.
5. Dàn diễn viên cực kỳ xuất sắc
Dàn diễn viên của Daredevil thực sự hoàn hảo. Không cần phải nói D'Onofrio quá tuyệt vời, nhưng Charlie Cox cũng đã thể hiện rất tốt vai trò một người đàn ông đấu tranh chống lại kẻ xấu và những kẻ hãm hại người thân của anh. Những người bạn thân nhất của Matt bao gồm anh chàng vui tính Foggy Nelson của nam diễn viên Elden Henson và cô trợ lý cá tính Karen Page của nữ diễn viên Deborah Ann Woll. Những diễn viên khác cũng thực sự làm tốt vai trò của mình bao gồm Rossario Dawson trong vai nữ y tá Clair Temple, ân nhân mà Matt luôn cần và Vondie Curtis-Hall trong vai phóng viên Ben Urich.
Bên phía của Fisk, Toby Leonard Moore đã thể hiện được đúng phẩm chất của Wesley, cánh tay đắc lực nhất của Fisk, hay Bob Gunton trong vai kẻ đê hèn Leland Owlsley. Nữ diễn viên Ayelet Zure cũng làm tốt vai trò mối tính đầu lãng mạn của Fisk khi vào vai Vanessa Marianna và còn rất nhiều những diễn viên đầy tài năng khác. Tất cả mọi nhân vật của Daredevil đều là một phần liên quan mật thiết với cốt truyện, không một ai trong số họ trở thành những kẻ dư thừa.
Nhìn chung, những mặt đen tối và gai góc cũng như những niềm hy vọng trong cốt truyện đều tô điểm cho Daredevil gần như trở thành một bộ phim điện ảnh dài 13 tiếng, thay vì cứ công thức mỗi tuần một câu chuyện như những series siêu anh hùng khác. Điều này cũng khá dễ hiểu, Netflix là một hệ thống trang web xem phim tính phí rất khác biệt với các nhà đài truyền hình cáp. Trong một năm, họ liên tục cho ra mắt hàng loạt series khác nhau theo chiến lược phát hành toàn bộ mùa giải của series trong đúng một ngày. Do đó, Daredevil cũng không ngoại lệ. Việc Marvel hợp tác với Netflix thực sự là một bước đột phá mà hãng DC Comics cần phải học tập nếu như họ không muốn bị Marvel bắt kịp về mảng phim truyền hình.
TheoNhật Minh / Trí Thức Trẻ
Lộ diện trang phục chiến đấu màu đỏ của "Daredevil" Marvel và Netflix đã chính thức cho ra mắt hình ảnh đầu tiên về trang phục siêu anh hùng màu đỏ của luật sư Matt Murdock trong TV series "Daredevil". Vào ngày hôm trước, đã có một số hình ảnh về bộ trang phục màu đỏ của Daredevil vô tình bị rò rỉ trên mạng. Vì hình ảnh bị rò rỉ có chất...