Lật lại hành tung băng cướp có vũ khí do Tuấn “Nê” cầm đầu
Hơn 13 năm trôi qua, nhưng trong tâm thức của nhiều trinh sát hình sự, điều tra viên ở Tổng cục Cảnh sát nhân dân trước đây – nay là Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an và Công an tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP HCM vẫn còn in đậm dấu ấn chiến công truy lùng băng nhóm tội phạm nguy hiểm có vũ khí nóng, gây ra nhiều vụ trọng án giết người, cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng… do Nguyễn Đức Tuấn, biệt danh Tuấn “Nê” cầm đầu.
Ngoại trừ 2 “sát thủ” chính đã ra pháp trường đền tội bằng án tử, 4 đối tượng được coi là nhân vật nổi cộm cùng lãnh án 20 năm tù đều thi hành án tại Trại giam Xuân Phước – Bộ Công an ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân, Chuyên đề ANTG xin lật lại hồ sơ băng cướp Tuấn “Nê”, để góp phần tôn vinh thêm chiến công của các trinh sát hình sự, điều tra viên đã trực tiếp tham gia chuyên án theo yêu cầu của nhiều bạn đọc.
BÀI I: NHỮNG MƯU ĐỒ ĐEN TỐI
Từ cướp giật, trộm cắp
Khi bài báo này đăng tải, thì Đặng Minh Thái (35 tuổi, trú ở buôn Vít, xã Ea Hồ, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) đang trút bỏ bộ quần áo phạm nhân để về với gia đình, nên một tuần trước đó khi gặp tôi ở Trại giam Xuân Phước, gương mặt người thanh niên này luôn hiện hữu niềm vui.
Sinh trưởng ở vùng quê Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, nhưng cuộc mưu sinh đưa gia đình lên Đắk Lắk lập nghiệp khi Thái hơn 10 tuổi. Nhà có 8 anh chị em, Thái là con út nên được cha mẹ nuôi dưỡng tử tế, nhưng do ham chơi nên bỏ dở chuyện học từ lớp 8. Một thời gian sau, được người cha hướng nghiệp, Thái học nghề và lái xe chuyên vận chuyển phân bón, cà phê cho gia đình.
So với nhiều người bạn cùng trang lứa ở làng, bước khởi nghiệp của Thái như thế đã tạm ổn. Thế nhưng, những cuộc ăn chơi không có điểm dừng với bạn bè đã đẩy Thái vào con đường hư hỏng khi tụ tập băng nhóm và trở thành tội phạm.
Trong số đó có Nguyễn Đức Tuấn, biệt danh Tuấn “Nê” (37 tuổi, trú ở thị trấn Buôn Hồ, huyện Krông Buk – nay là thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk). Tuấn “Nê” là con trai thứ hai trong một gia đình khá giả nên được cha mẹ nuông chiều từ bé. Khi trưởng thành, Tuấn “Nê” xuống Nha Trang học nghề chế tác vàng bạc tại một tiệm vàng ở phường Vạn Thạnh, nhưng do biếng nhác nên 2 năm sau Tuấn bỏ học, tụ tập nhiều thanh niên, trong số đó có Nguyễn Đình Nghĩa (34 tuổi, trú ở thị xã Buôn Hồ) – một “chiến hữu” thân tình với Tuấn “Nê” từ thời niên thiếu, đã bỏ học từ năm lớp 11 chuyên gây sự, đánh nhau, điển hình là vụ hỗn chiến tại quán phở của bà Nguyễn Thị Mỹ ở thị xã Buôn Hồ.
Video đang HOT
Sau lần đó, Nghĩa và 4 đối tượng khác đã phải hầu tòa về tội gây rối trật tự công cộng, trong khi Tuấn “Nê” lẩn trốn. Vài tháng sau hắn mò về rủ rê Đặng Minh Thái và Vũ Nhật Tùng, Đặng Hồng Vĩnh Thụy – trú ở thị xã Buôn Hồ kiếm tiền bằng chiêu… cướp giật. Phi vụ đầu tiên vào tối 20/10/1997, bọn chúng phóng xe máy trên đường QL14, giật túi xách của chị Trần Thị Hường, trong đó có 7 triệu đồng.
Hơn hai tháng sau, trong một lần đi TP HCM, Tuấn “Nê” học được chiêu thức “đá xế” bằng thanh sắt chữ L, nên lôi kéo thêm Nguyễn Quốc Bảo (34 tuổi) và Y Tấn (32 tuổi, trú ở thị xã Buôn Hồ), lần lượt gây ra 3 vụ trộm xe Dream II. Xe trộm được, bọn chúng đem vào rẫy cà phê, tháo vứt biển kiểm soát, tẩy xóa số khung, số máy trước khi đem bán.
Dạo đó cầm trong tay vài chục triệu đồng chia nhau ăn nhậu không phải là nhỏ, thế nhưng Tuấn “Nê” vẫn cho rằng đó chỉ là những món tiền “nhỏ lẻ”, nên hắn mưu toan những vụ cướp lớn hơn. Đầu tháng 9/1998, Tuấn cùng Thái, Tấn, Bảo sang xã Đức Mạnh, Đắk Lắk lùng mua súng quân dụng để thực hiện những phi vụ cướp lớn. Sau khi mua được khẩu Rullo nửa triệu đồng, Tuấn rủ Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Đình Nghĩa xuống phố biển Nha Trang cướp tiệm vàng.
Đến những mưu đồ đen tối
Điểm dừng chân của bọn chúng là một căn hộ ở tầng trệt Chung cư B – chợ Đầm, TP Nha Trang của bà Nguyễn Thị Lý – mẹ kế của Tuấn. Sau vài ngày đêm đảo lượn, dòm ngó với nhiều mưu tính đen tối, cả nhóm chọn “mục tiêu” đầu tiên là hiệu vàng Ngọc Tuấn ở phố Ngô Gia Tự, Tuấn đi mua chày gỗ để làm hung khí, khi cần thiết mới sử dụng vũ khí nóng.
Gặp phóng viên CAND – ANTG ở Trại giam Xuân Phước vào một buổi sáng đầu tháng 7/2012, Nguyễn Quốc Bảo nhớ lại: “Chập tối 15/9/1998, Tuấn “Nê” lận lưng khẩu Rullo, còn Nghĩa cất giấu chày gỗ trước khi phóng xe máy đến “mục tiêu” đã định. Khi thấy anh Trần Đình Chuấn đóng cửa tiệm vàng Ngọc Tuấn, Tuấn kêu em và Nghĩa lên xe máy chạy sang đường Trần Bình Trọng “đón đầu”. Theo lệnh Tuấn “Nê”, em tăng ga ép anh Chuấn vào lề đường, Nghĩa rút chày gỗ đập vào đầu ông chủ tiệm vàng, Tuấn “Nê” lao tới giật chiếc túi xách, nhưng do chiếc túi buộc chặt, trong khi người dân ập đến sau tiếng kêu la của nạn nhân, nên Tuấn “Nê” rút súng bắn đe dọa. Tụi em lên xe tẩu thoát về nhà bà Lý ẩn náu một đêm rồi về Đắk Lắk”. Anh Chuấn một phen hoảng vía không chỉ vì tài sản trong túi xách có tới 30 lượng vàng và 20 triệu đồng, mà anh may mắn thoát chết trong gang tấc.
Máu “anh chị” trong người Tuấn “Nê” trỗi dậy khi hắn chi gần 3 triệu bạc, để cùng đồng bọn móc nối, mua thêm hai khẩu súng Colte 45, tiểu liên AR15 của Nguyễn Ngọc Hậu ở xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil – kẻ đã bán khẩu súng Rullo lần trước cho hắn. Để cất giấu dễ dàng, Tuấn cưa nòng và báng khẩu AR15, đồng thời lùng mua thêm 150 viên đạn Colte 45, 20 viên đạn AR15 từ những vựa phế liệu.
Có 3 khẩu súng trong tay, sáng ngày 7/10/1998, Tuấn “Nê” ra lệnh cho Vũ Nhật Tùng, Đặng Minh Thái, Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Đình Nghĩa, Y Tấn đến một căn nhà hoang trên đường Trần Hưng Đạo, thị xã Buôn Hồ để bàn tính xuống Nha Trang cướp tiệm vàng với lời tuyên bố hùng hồn: “Nếu vấp phải sự kháng cự của bất kỳ ai đều phải nổ súng…”. Sau cái bắt tay với các “chiến hữu”, Tuấn “Nê” giao cho Tấn khẩu Rullo, còn hắn cất giấu khẩu súng Colte 45 và AR15 trong túi xách trước khi lên xe máy xuống Nha Trang. Tại đây Tuấn mua vỏ vợt tenis bằng da để cất giấu khẩu AR15 trên gác nhà bà Lý, còn Tùng, Thái, Bảo, Tấn chui vào nhà trọ của bà Tư Quá ở đường Lãn Ông
Cơ quan điều tra hỏi cung Tuấn “Nê” sau khi bị bắt.
Đến chiều tối ngày 8/10/1998, cả nhóm mang súng ra quán giải khát đối diện những tiệm vàng ở chợ Đầm để “săn hàng”. Nhìn thấy chị Phạm Thị Phương Liên thu dọn tiệm vàng Sinh để về nhà ở phố Nguyễn Chánh, phường Tân Lập, Tuấn “Nê” cùng đồng bọn lên xe máy bám theo. Nhưng chúng không ngờ khi ra khỏi cửa tiệm, chị Liên đã chuyển túi xách đựng vàng cho chồng mình ngoặt sang lối khác. Vụ cướp bất thành vì bị đánh lạc hướng nên xảy ra cãi vã giữa Tuấn “Nê” và Tùng. Bực tức vì không muốn chơi dưới “cơ” người khác, sáng hôm sau Tùng và Thái về Đắk Lắk.
Mới về tới Buôn Hồ, tình cờ Thái gặp Nguyễn Hoài Nam ở quán cà phê Tigon, chỉ sau vài phút tâm sự, hai gã thanh niên này lên xe máy xuống Nha Trang tìm gặp Tuấn “Nê”. Sau cuộc nhậu trên căn gác ở nhà bà Lý chiều ngày 10/10/1998, Tuấn “Nê” chỉ đạo cả nhóm đến quán cà phê Mây trên đường Yesrin để “canh me” tiệm vàng Quang Minh của anh Đào Quang Minh. Nhưng thêm một lần nữa vụ cướp bất thành do đường phố quá đông người.
Không từ bỏ “mục tiêu” này, chiều hôm sau Tuấn “Nê” cùng đồng bọn tiếp tục bám theo chủ tiệm vàng Quang Minh. Khi người đàn ông này chưa kịp ngoặt xe từ đường Lê Hồng Phong vào con hẻm ở khóm Quốc Tuấn, phường Phước Tân, thì bị nhóm cướp ép sát. Tuấn “Nê” và Y Tấn gí súng Rullo, AR15 vào người anh Minh đe dọa tính mạng để lấy túi xách, nhưng bên trong không có tiền, vàng. Nghe tiếng hô “cướp, cướp”, Tuấn “Nê” chĩa súng về phía anh Minh siết cò, nhưng viên đạn lại chệch hướng đã xuyên cánh tay phải của anh Nguyễn Văn Nhơn, 19 tuổi, trú ở hẻm 15 Lê Hồng Phong. Trong chớp mắt, nhóm cướp có vũ khí tẩu thoát mất dạng phía sau ngã ba đường phố, còn nạn nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa cấp cứu. Đêm đó bọn chúng ngủ ở nhà bà Lý, đến sáng hôm sau mới ngược QL 26 về Buôn Hồ.
Sau hơn 13 năm, gặp lại Nguyễn Quốc Bảo ở Trại giam Xuân Phước, trông người thanh niên này vui tươi, trẻ khỏe hơn nhiều so với tuổi 34. Nghe tôi hỏi về khả năng sử dụng súng quân dụng, Bảo nói rằng: “Tụi em đều còn trẻ, chưa ai nhập ngũ. Từ khi Tuấn “Nê” mua súng quân dụng, vài ba lần tụi em rủ nhau đi tập bắn trong rẫy cà phê, nhưng chỉ biết sơ sơ chứ không rành lắm”. Chính Nguyễn Đình Nghĩa cũng thừa nhận mới tập bắn vài lần, nhưng lại thích “chơi” với súng để chứng tỏ đẳng cấp “anh chị”.
Do sở thích đó nên sáng 28/10/1998, Nghĩa lận lưng khẩu súng Colte 45 đến quán cà phê Tigon ở Buôn Hồ vốn là nơi băng nhóm Tuấn “Nê” thường tụ tập. Với cá tính ngang ngược, từng hai lần bị TAND huyện Krông Buk xử phạt 13 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng, nên Nghĩa gây sự với một thanh niên địa phương rồi đi về phía Trường bổ túc văn hóa Krông Buk.
Dù đã quen biết nhau từ trước, nhưng khi nghe người em họ kể lại đã bị Nghĩa gây sự, Vũ Nhật Tùng bám đuổi xuống gần Trường bổ túc văn hóa Krông Buk chặn đường, cãi vã, thách thức đánh nhau với Nghĩa. Không ngờ Nghĩa nổi cáu, rút súng Colte 45 bắn ba phát để dằn mặt, trong đó viên đạn thứ ba xuyên thủng ống quần của Tùng. Nghe tin, Tuấn “Nê” vội vã tìm gặp Nghĩa đòi lại khẩu súng đem đi giấu, đồng thời rủ thêm một số đối tượng khác tham gia băng cướp, trong số đó có Hoàng Ngọc Tú (37 tuổi, trú ở thị xã Buôn Hồ). Tú là con trai một sĩ quan quân đội đã về hưu, khi người cha qua đời, Tú mở tủ phát hiện khẩu súng K54 nên lấy trộm đưa cho Tuấn “Nê” mượn, chờ cơ hội cướp tiệm vàng.
Cùng thời điểm này, các trinh sát hình sự, điều tra viên Công an tỉnh Khánh Hòa đang tập trung truy xét hành tung thủ phạm hai vụ cướp hụt nêu trên. Khi khám nghiệm hiện trường vụ nổ súng khiến nạn nhân là em Nguyễn Văn Nhơn bị thương, các điều tra viên thu được một vỏ đạn. Kết quả giám định của Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại phía Nam cho thấy, vỏ đạn đó có ký hiệu TW72, cỡ 5,56mm x 44,5 mm, được bắn ra từ súng tiểu liên AR15 số 1572650, cỡ nòng 5,56mm. Do hai vụ cướp nêu trên hết sức táo bạo, bất ngờ, bọn cướp tẩu thoát quá nhanh, nên những người chứng kiến chỉ kịp nhìn thấy vào đặc điểm nhân dạng bề ngoài của bọn chúng, nên công tác điều tra, truy lùng thủ phạm vấp phải không ít khó khăn.
Theo ANTG
Xét xử 28 đối tượng đập phá trụ sở công an huyện
Ngày 10/7, Tòa án nhân dân huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 28 bị cáo tham gia đập phá trụ sở công an huyện.
Các đối tượng bị truy tố gồm: Nguyễn Văn Vỵ (SN 1986), Nguyễn Thanh Tùng (SN 1987), Thạch Lý Sinh (SN 1979), Phạm Ngọc Phúc (SN 1981), Võ Văn Toàn (SN 1963), Nguyễn Đức Hùng (SN 1993), Nguyễn Văn Hà (SN 1970), Nguyễn Văn Nghị (SN 1989), Cao Văn Trung (SN 1981), Trần Văn Phước (SN 1993), Nguyễn Minh Hoàng (SN 1986), Trần Văn Thụy (SN 1980), Điền Bằng Lương (SN 1991), Nguyễn Quang Thắng (SN 1984), Đỗ Thanh Sang (SN SN 1993), Phạm Văn Kỵ (SN 1963), Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1993), Nguyễn Văn Tý (SN 1970), Nguyễn Chí Việt (SN 1990), Nguyễn Thái Hòa (SN 1987), Thái Minh Tân (SN 1990), Nguyễn Thanh Nguyên (SN 1991), Nguyễn Văn Tuyên (SN 1993), Trần Văn Tín (SN 1989), Nguyễn Hoàng Phúc (SN 1994), Nguyễn Khánh Duy (SN 1991), Nguyễn Thanh Phương (SN 1988) và Lê Ngọc Đức (SN 1984).
Các bị cáo trên bị truy tố về tội "Gây rối trật tự công cộng" và tội "Chống người thi hành công vụ".
Theo cáo trạng, Huỳnh Thanh Thắng (SN 1987, ngụ ấp Thanh Sơn, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp) làm nghề buôn gỗ tại địa phương. Ngày 23/9, Thắng bị Công an huyện Bù Đốp ra lệnh bắt khẩn cấp để điều tra hành vi trộm cắp một bức tượng Phật bằng gỗ. Tuy nhiên, trong quá trình bị tạm giữ, Thắng bất ngờ tử vong.
Phiên tòa thu hút rất nhiều người tham dự
Sáng 8/10, người nhà của Thắng nhận được tin từ công an huyện là Thắng đã tử vong khi đang bị tạm giam. Nguyên nhân tử vong là do bị suy tim. Không đồng ý với kết luận này, khoảng 17 giờ cùng ngày, Trần Thị Rạng (là vợ của Thắng) yêu cầu anh Trần Văn Thành (SN 1980, tài xế cơ sở mai táng Ba Mỹ) chở xác Thắng lên trụ sở công an huyện nhưng anh Thành từ chối. Khi anh Thành vừa rời khỏi xe thì có một đối tượng (chưa rõ lai lịch) nhảy lên điều khiển xe tang tới thẳng công an huyện. Khi cách trụ sở công an huyện khoảng 500m thì Nguyễn Thị Rạng tiếp tục nhờ Nguyễn Văn Vỵ chở xác Thắng lên công an huyện.28 bị cáo tại phiên tòa
Trên đường đi, nhóm người này gặp tổ tuần tra giao thông đang làm nhiệm vụ. Tổ tuần tra yêu cầu dừng xe nhưng Vỵ không nghe mà đâm xe thẳng vào xe của tổ tuần tra rồi tiếp tục chạy thẳng đến trụ sở Công an huyện Bù Đốp. Lúc này, Trần Thị Thanh Hiếu và Trần Văn Cu (cả 2 cùng SN 1993, là em của Thắng) cùng bạn bè và nhiều đối tượng không quen biết la hét, chửi bởi. Lợi dụng tình hình phức tạp, có hơn 100 đối tượng quá khích không hề quen biết với nạn nhân và người nhà nạn nhân cũng kéo đến tham gia gây rối, chửi bới, đập phá tài sản, ném đá và xô ngã cổng trụ sở và làm thiệt nhiều tài của Công an huyện Bù Đốp.Cho tới gần 0 giờ ngày 9/10, lực lượng Công an tỉnh Bình Phước mới giải tán được đám đông và bắt giữ một số đối tượng cầm đầu.
Tại phiên tòa, các bị cáo điều thừa nhận hành vi sai trái của mình. Có những bị cáo dù không có quan hệ với nạn nhân nhưng chỉ vì hiếu kỳ, kém hiểu biết mà dẫn đến phạm tội.
Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 2 ngày.
Theo GDVN
Bắt "nữ quái" cầm đầu đường dây ma túy Ngày 18-6, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đã triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy do một "nữ quái" cầm đầu. Sau nhiều tháng đeo bám, các trinh sát Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tiền Giang xác định Nguyễn Thị Ngọc Diễm (SN 1982, ngụ xã Long Chánh, thị...