Lật lại án oan tham ô 500 kg xăng và 1.000 kg dầu diezen
23 năm trước, mặc dù TAND thị xã Kon Tum (nay là TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã kết luận không có cơ sở chứng minh hành vi tham ô và tuyên bị cáo vô tội.
Ông Thiện đã mang oan án suốt 23 năm qua
Sau hai lần truy tố không thành, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Kon Tum khi ấy ra quyết định “tạm đình chỉ vụ án” và kéo dài nỗi oan ức cho bị can đến tận bây giờ. Vụ oan án động trời khi ấy đã lắng đi nhưng từ đó kéo theo sự đổ vỡ, tan nát số phận của một con người.
Vụ án “từ trên trời rơi xuống”
Suốt 23 năm qua kể từ khi có lệnh đình chỉ vụ án, ông Trương Văn Thiện (sinh năm 1958, nguyên Phó trưởng phòng Công ty vật tư tổng hợp thị xã Kon Tum, hiện trú tại phường Quyết Thắng, TP Kon Tum) liên tục kêu oan, khiếu nại về việc cơ quan tiến hành tố tụng thị xã Kon Tum trước đây đã khởi tố, truy tố, đình chỉ vụ án trái pháp luật đối với ông về tội “tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa”.
Một quyết định sai đã dẫn đến tình cảnh gia đình tan nát, sự nghiệp tiêu tan, danh dự, uy tín bị xâm phạm nghiêm trọng đối với ông Thiện. Ông Thiện đã nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng địa phương lẫn trung ương nhờ minh oan, làm sáng tỏ vụ án, thế nhưng dường như tất cả chỉ rơi vào quên lãng.
Nhớ lại nỗi oan mà bản thân phải chịu đựng suốt 23 năm qua, ông Thiện không kìm được nước mắt.”Đó là một ngày không thể nào quên, cái ngày mà bỗng nhiên mọi tai họa như trên trời giáng xuống đầu tôi…”.
Vào sáng ngày 19/11/1987, trong khi đang nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa Kon Tum, ông Thiện bất ngờ được gọi về công ty. Tại đây, công an ra lệnh bắt khẩn cấp ông Thiện cùng quyết định khám xét nhà riêng trước sự ngỡ ngàng của ông và ban lãnh đạo công ty.
Video đang HOT
Buộc nộp tiền mới được tha
Ông Thiện bị dẫn giải về trại giam và được thông báo phạm tội “tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” vì đã đem xăng dầu của Công ty vật tư tổng hợp thị xã Kon Tum bán lấy tiền làm của riêng. Ông bị tạm giam 4 tháng cho đến ngày 10/3/1988 thì được thả ra
Theo ông Thiện, trong thời gian bị tạm giam, hai cán bộ Viện kiểm sát nhân dân thị xã Kon Tum khi đó đã đến yêu cầu gia đình phải nộp số tiền 125.000 đồng thì ông Thiện mới được tha. Do không có đủ tiền để nộp, gia đình ông Thiện khi đó phải bán bốn con heo đang nuôi trong chuồng để lấy tiền nộp.
Do thương lái không đủ tiền mua cả bốn con heo nên đành chia ra mua hai đợt (tổng cộng là 120.600 đồng), do vậy số tiền trên được nộp cho cán bộ viện kiểm sát chia cũng thành hai lần. Lần đầu vào ngày 21/12/1987 là 53.600 đồng, tiếp đến là 67.000 đồng vào ngày 23/12/1987, việc nhận tiền viết bằng giấy viết tay.
Ngày 25/8/1988, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Kon Tum có cáo trạng truy tố ông Thiện về tội danh “tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa”.
Làm “cò” lại bị buộc tội tham ô
Ngày 12/10/1988, tòa đưa ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, viện kiểm sát cáo buộc ông Thiện: “…Đã viết hai giấy tay không thông qua chứng từ kế toán quản lý để bán 500 kg xăng của công ty cho ông Phạm Lưu Sơn lấy 17.000 đồng và bán 1.000 kg dầu diezen cho trại phong lấy 65.000 đồng tiêu xài cá nhân”.
Tòa án yêu cầu viện kiểm sát xuất trình giấy viết tay để làm bằng chứng kết tội, tuy nhiên đại diện viện kiểm sát đã không xuất trình được. Giám đốc Công ty vật tư tổng hợp thị xã Kon Tum khi đó là ông Nguyễn Xuân Hùng (hiện nay đã chết) và ông Phạm Lưu Sơn đều khẳng định 500 kg xăng trên là do ban giám đốc công ty chỉ đạo xuất trả cho ông Sơn để khấu trừ tiền công mà cơ quan thuê xe ông Sơn chở hàng hóa, vật tư cho cơ quan.
Còn 1.000 kg dầu diezen kể trên là của công ty cơ giới khai hoang ở Đăk Lăk đến hợp đồng khai hoang sử dụng vẫn còn thừa nên nhờ Công ty vật tư tổng hợp thị xã Kon Tum tìm mối bán ra ngoài kiếm lời (bán cho trại phong). Số xăng dầu này hoàn toàn không phải của Công ty vật tư tổng hợp thị xã Kon Tum như viện kiểm sát quy kết.
Tòa kết luận không có cơ sở chứng minh ông Thiện có hành vi tham ô vì ông chỉ giới thiệu cho hai đơn vị bạn hợp tác mua bán dầu của nhau. Tòa yêu cầu viện kiểm sát điều tra lại vụ việc. Đại diện viện kiểm sát đã xin rút hồ sơ ngay tại phiên tòa, phiên tòa tạm hoãn.
Mãi đến ngày 30/11/1989, viện kiểm sát tiếp tục có cáo trạng truy tố ông Thiện. Cũng như cáo trạng lần trước, viện kiểm sát không đưa ra được chứng cứ buộc tội, vì thế tòa án đồng cấp trả hồ sơ cho viện kiểm sát yêu cầu điều tra lại.
Đến ngày 23/1/1990, viện kiểm sát bất ngờ ra quyết định đình chỉ vụ án và cho rằng hành vi của ông Thiện đã phạm tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa nhưng xét thấy hành vi này không còn nguy hiểm với xã hội, trong quá trình điều tra ông Thiện đã tự giác khai báo… nên viện kiểm sát quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với ông Thiện. Quyết định này còn ghi “tịch thu số tiền 120.600 đồng trả lại cho cơ quan chủ quản là Công ty vật tư tổng hợp thị xã Kon Tum”.
Theo Xahoi
Người đàn ông 15 năm đi kêu oan cho con
Măc du đa co nhiêu phan anh nghi an oan sai nhưng suốt 13 năm qua, chưa có cơ quan chức năng nào về địa phương xác minh, làm rõ.
Sau nhiêu năm bỏ vườn tược, nhà cửa ở tỉnh Cà Mau để đến xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) để tìm cách kêu oan cho con là Huỳnh Văn Nén, ngày 20/11/2013, ông Huỳnh Văn Truyện (84 tuổi) đã được ông Nguyễn Thận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Hàm Tân (nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh thời kỳ xảy ra vụ án mà Nén được xem là thủ phạm), đưa ra Hà Nội để chuyển các chứng cứ thu thập được cho VKSND Tối cao, đông thơi tham dự cuộc họp báo do các luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức để công bố các chứng cứ này.
Không tìm được vật chứng, vẫn... quyết xử
Theo cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 16/8/2000 của VKSND tỉnh Bình Thuận, từ tháng 6/1997 đến tháng 4/1998, Huỳnh Văn Nén (SN 1962, làm thuê và ngụ tại thôn 2 xã Tân Minh, trình độ văn hóa lớp 5/12) đã trộm 1 chiếc xe đạp, 1 đồng hồ đeo tay đem thế chấp để uống rượu và tiêu xài; đốt nhà của 2 người vì thù tức cá nhân.
Đặc biệt, lúc 22 giờ ngày 23/4/1998, sau khi uống rượu, Nén nảy sinh ý định đến nhà bà Lê Thị Bông (ngụ cùng xã Tân Minh) để trộm tài sản. Khi vào được trong nhà, Nén định giết bà Bông để lấy tài sản nên đã choang dây dù qua cổ bà Bông, siết mạnh. Bà Bông ngã ngửa xuống đất. Nén tiếp tục siết cho đến khi bà Bông không còn phản ứng rồi lột chiếc nhẫn vàng 1 chỉ 24K ở ngón tay nạn nhân. Sau đó, Nén kéo mền đắp phủ từ ngực lên đầu bà Bông, tiếp tục lục soát tài sản nhưng không tìm được gì. Hôm sau, Nén kiểm tra lại chiếc nhẫn thì đã rơi đâu mất.
Ông Nguyễn Thận (trái) và ông Huỳnh Văn Truyện trên đường ra Hà Nội (Ảnh chụp tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Ảnh: Hồng Ánh
Cũng theo cáo trạng, số vật chứng như sợi dây dù, ổ khóa cùng chìa khóa và chiếc nhẫn đã được CQĐT tổ chức truy tìm nhưng không có kết quả. Vì các lý do trên, VKSND tỉnh Bình Thuận truy tố Huỳnh Văn Nén để xét xử 3 tội: "Cố ý hủy hoại tài sản công dân", "Giết người" và "Cướp tài sản công dân".
Án số 96/HSST ngày 31/8/2000 của TAND tỉnh Bình Thuận quyết định xử phạt bị cáo Huỳnh Văn Nén 2 năm tù về tội "Cố ý hủy hoại tài sản của công dân", 3 năm tù về tội "Cướp tài sản công dân " và tù chung thân về tội "Giết người". Tính đến nay, Nén đã thụ án hơn 15 năm.
Nhiêu tinh tiêt bi bo qua
Vào thời điểm cơ quan điều tra thực nghiệm hiện trường, ông Nguyễn Thận cho biết rất đông người dân đến xem và cán bộ xã cũng được mời tham dự, mọi người đều chứng kiến nên biết rất rõ nhiều nội dung đã không được cơ quan điều tra và tòa án lưu ý khi buộc tội Huỳnh Văn Nén. Ngay cả trong cáo trạng cũng ghi rất rõ "Phía hiên nhà (hiện trường vụ án - PV) phát hiện một dấu bàn chân không dép in hằn dưới cát, từ dấu chân này đến nhà chính 1,5 m. Dấu chân này do bàn chân phải để lại, có kích thước 23 x 9 cm, gót rộng 4,5 cm... Phía trong nhà phát hiện trên mặt ghế salon bọc da có 3 dấu chân không dép, in đất lên mặt ghế kích thước 22 x 8,5 cm, gót rộng 4 cm". Như vậy là có đến 2 dấu chân của 2 người khác nhau. Hơn nữa, CQĐT đã không so sánh trực tiếp dấu vết ở hiện trường với dấu chân của Nén nên khó để nói rằng đấy là vết chân của Nén và chỉ mình Nén giết bà Bông.
Đặc biệt hơn cả chính là việc trước phiên tòa xét xử Huỳnh Văn Nén vài ngày, từ trại giam Sông Cái (tỉnh Ninh Thuận), một phạm nhân tên là Nguyễn Phúc Thành (chuẩn bị hết thời gian thụ án ở một vụ án khác) là người cư ngụ tại xã Tân Minh đã báo cáo với cán bộ trại giam một thông tin rất quan trọng. Đó là bản thân Thành có tham gia vào việc đưa 2 đối tượng (là bạn thân của Thành) đi bán vàng lấy được từ vụ giết bà Lê Thị Bông. Nay mẹ Thành vào thăm, cho biết Nén chuẩn bị phải ra tòa vì tội giết bà Bông và có thể lãnh án tử hình nên Thành thấy áy náy, buộc phải báo cho cán bộ biết sự thật.
Nghe tin, mẹ của phạm nhân Thành liền về báo ngay cho chính quyền xã và ông Nguyễn Thận. Ông Thận liền có văn bản gửi cho lãnh đạo các cơ quan chức năng, như: Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư cũng như Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận. Thậm chí, ông đã trực tiếp vào TP HCM gặp ông Nguyễn Xuân Phát, Phó Chánh án TAND Tối cao (xét xử phúc thẩm ở phía Nam) và ông Đinh Thế Trạc, Viện trưởng VKSND Tối cao (tham gia xét xử phúc thẩm tại TP HCM) nhưng suốt 13 năm qua, chưa có cơ quan chức năng nào, cả trung ương lẫn địa phương, về Bình Thuận để xác minh, làm rõ.
Không thê im lăng Ông Nguyễn Thận cho biết sở dĩ ông dẫn ông Truyện đi vì ngoài những chứng cứ mà ông Truyện thu thập được thì chính thời gian làm chủ tịch UBND, ông cũng đã rất nhiều lần có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại vụ án này. Ông Thận cho biết để một nông dân 84 tuổi phải lặn lội kêu oan cho con là điều mà một cán bộ như ông rất cần phải suy nghĩ va không thê im lăng.
Theo Lương Duy Cường
Bắc Giang: Thêm án nghi oan Nạn nhân duy nhất trong vụ án "mua bán phụ nữ" đột ngột trở về minh oan cho người bị cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang kết tội, phải ngồi tù hơn 5 năm. Bà Đỗ Thị Hằng và hai lá đơn từ những người liên quan xác nhận để minh oan Chiều 18/11, bà Đỗ Thị Hằng (SN 1953, ngụ phường...