Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội
Trong lễ hội rước vua, chúa giả độc đáo ở Đông Anh (Hà Nội), kiệu rước chúa giả đã bị lật.
Hôm nay 10/2 (tức ngày 11 tháng Giêng âm lịch), tại làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã diễn ra lễ hội đền Sái. Nổi bật là nghi thức rước vua, chúa giả.
Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi. Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ.
Lễ hội được bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa đã được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ, nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên nhà vua mới xây xong thành Cổ Loa. Sau đó, Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hàng năm, lễ rước “vua sống” diễn ra vào 11/1 âm lịch.
Mỗi một năm, người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai “vua, chúa” và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Năm nay, cụ ông Lê Quang Hân (70 tuổi) được đóng vai chúa. Đây là một trong hai lão nông cao niên trong làng được tuyển chọn kĩ lưỡng (phải từ 70 tuổi trở lên, gia đình văn hóa, con cháu đề huề, nội ngoại đầy đủ). Còn người đóng vai vua là cụ ông Trần Văn Chương (72 tuổi).
Năm nào cũng vậy, người dân trong làng lại nô nức đi xem hội rước vua, chúa giả. Lễ hội bắt đầu từ 13h với lễ khênh kiệu từ đền Sài về đình làng. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chuông, trống.
Kiệu vua, chúa được rước từ đình làng Sái
Người dân tập trung xem lễ rước vua, chúa suốt dọc đường tới đình làng. Kiệu chúa đi trước, dẹp đường cho kiệu vua
Video đang HOT
Đám thanh niên khiêng kiệu thỉnh thoảng lại hô vang và chạy dẹp đường cho kiệu vua, chúa đi
Năm nay, cụ ông Lê Quang Hân (70 tuổi) được chọn làm chúa giả
Cụ ông Trần Văn Chương (72 tuổi) được chọn làm vua giả
Ngoài ra còn có 4 vị “quan tứ trụ triều đình” gồm có: quan Thị vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi
Khi kiệu vua gần tới đình làng, một số thanh niên bị vấp chân nên kéo theo những người phía sau ngã theo khiến kiệu lật nhào. Rất may là “vua” không bị văng ra ngoài
Sau khi đón vua về đền làm lễ, chúa thực hiện nghi lễ chém ma gà. Chúa tự tay chém 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá và đổ bát tiết gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà
Vua cùng con cháu kính cẩn vái lạy tại đền. Sau đó, vua sẽ trở về nhà vái lại tổ tiên, dòng tộc
Trẻ em cũng được đóng vai lính trong lễ hội độc đáo nhất Việt Nam này
Theo Khampha
Hạnh phúc trong gia đình bé trai bị bắt cóc ở Viện C 2 năm trước
"Có lẽ lúc mới sinh nó trải qua nhiều sóng gió, gian nan như vậy nên giờ lớn lên tính nết nó cũng bị lây vào phần nào. Có những hôm tối muộn cả nhà đi ngủ nhưng nó vẫn nghịch. Càng quát càng nghịch và còn lì hơn", bố bé Hà tâm sự.
Mới hơn hai tuổi, nhưng tên tuổi của bé Phạm Trường Hà (ở thôn Cầu Kênh, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), nạn nhân trong vụ bắt cóc diễn ra tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cách đây hơn 2 năm, khá nổi trội ở vùng này. Hà được rất nhiều người từ xa đến gần biết đến như một người "nổi tiếng".
Câu chuyện của bé Phạm Trường Hà mỗi khi nghe ai đó kể hay nhớ lại đều khiến người ta không khỏi giật mình và lo lắng. Cậu bé mới chào đời được 3 ngày tuổi đã bị "mẹ mìn" bắt đi ngày 3/11/2011.
Nỗi đau mất con lúc đó khiến cả gia đình, người thân của cháu bé gục ngã, đau đớn. Tuy nhiên, may mắn đã đến với cháu bé và gia đình, sau 5 ngày bị bắt theo "mẹ mìn" cháu đã trở về bên bàn tay, hơi ấm của người mẹ đẻ và gia đình.
Phạm Trường Hà giờ đã 2 tuổi, trông rất thông minh và ngoan ngoãn. Anh Phạm Xuân Chiều, bố bé Hà tâm sự, dù là cái Tết thứ hai đón tết cùng con nhưng những ngày này, niềm vui lan toả, rộn ràng trong căn nhà nhỏ của anh Chiều.
Cách đây hơn 2 năm, bé Phạm Trường Hà vừa sinh được ba ngày tuổi đã bị bắt cóc tại Bệnh viện
"Nhớ lại ngày gia đình tổ chức lễ thôi nôi cho cháu Hà, gia đình làm tới 50 mâm, thịt 3 con lợn để làm đầy tháng cho cháu, cũng là để cảm ơn sự quan tâm, đùm bọc của người thân, cũng như sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Đặc biệt là các cơ quan chức năng đã giúp đỡ để gia đình có ngày đoàn tụ như hôm nay...", anh Chiều nói.
Kể về cháu Hà, không ít lần anh Chiều nói là nó vẫn bướng lắm. "Có lẽ lúc mới sinh nó trải qua nhiều sóng gió, gian nan như vậy nên giờ lớn lên tính nết nó cũng bị lây vào phần nào. Có những hôm tối muộn cả nhà đi ngủ nhưng nó vẫn chăm chăm vào chơi trò chơi, nghịch chỗ này chỗ kia, khi nói nó chẳng để ý, càng quát càng nghịch và còn lì hơn. Nó như cục bướng của gia đình. Nhìn thằng "cục cưng" biết chạy, biết nói, mỗi năm nó mỗi khác tôi không vui sao được. Hạnh phúc chỉ đến từ cái nhỏ nhất, thậm chí nhỏ như hạt cát!", anh Chiều cho hay.
Ngồi cạnh anh Chiều, chị Trần Thị Thơm (sinh năm 1977, mẹ cháu Phạm Trường Hà) không giấu được cảm xúc: "Với nhà tôi, từ ngày có cháu Hà đến nay thì chưa cần đến Tết đã vui rồi. Đã có lúc mình nghĩ tới điều xấu nhất xảy ra với con trai, nhưng mình đã được mọi người động viên cũng như đặt lòng tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật nên cuối cùng thì con mình cũng đã được về với bố mẹ sau bao khó khăn vất vả của nhiều người".
Khi được hỏi về việc qua lại giữa gia đình anh và gia đình hung thủ Nguyễn Thị Lệ, anh Chiều nói, cách đây khá lâu gia đình Lệ gồm bố đẻ và anh trai Lệ cũng từ Bắc Giang xuống xin lỗi anh chị. Chị Thơm bảo dù chị đã phải trải qua muôn vàn lo âu, đau đớn nhưng bây giờ chị chẳng còn giận Lệ nữa, vì chị nghĩ sống phải vị tha để đức cho con cháu và ở hiền sẽ gặp lành...
Sau một hồi trò chuyện làm quen, bé Hà lại gần gũi, tình cảm hơn với khách. Đến giờ cơm trưa, khi được bố mẹ bảo ra mời khách vào ăn cơm, cậu bé nhanh chóng ra cầm tay kéo khách vào.
"Hơn hai năm nay, dù bận rộn trong công việc, nhưng mỗi khi về nhà nhìn thấy con lớn lên từng ngày, nhìn thấy nó chạy tung tăng, nghe nó gọi tên mình tôi cảm thấy hạnh phúc và khoẻ hẳn. Con luôn là động lực lớn nhất để chính bản thân tôi phấn đấu làm tất cả", anh Chiều tâm sự.
Cách đây hơn 2 năm, vào lúc 10h sáng 3/11/2011, tại giường số 35, phòng 6, nhà G, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chị Trần Thị Thơm đang nằm nghỉ dưỡng sau khi sinh 3 ngày. Bé Hà vừa được đưa từ phòng tắm về, bất ngờ một phụ nữ ăn mặc như y tá, đeo thẻ nhân viên bệnh viện đợi sẵn ở giường và nói là đưa cháu Trường đi làm xét nghiệm máu.
Tuy nhiên, đợi chờ con cả mấy tiếng đồng hồ không thấy đâu, gia đình chị Thơm đã tìm xuống khoa xét nghiệm ở tầng 2 nhà G để hỏi thì được trả lời rằng cháu Trường không được đưa tới làm xét nghiệm. Vụ việc được thông báo toàn bệnh viện và các cơ quan chức năng.
Sau 5 ngày vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng xác định nghi phạm là một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Lệ (sinh năm 1982, xã Trung Sơn, Việt Yên, Bắc Giang). Ngày 8/11, một tổ công tác của Công an Hà Nội lập tức tìm về gia đình chồng của Lệ ở xã Vân Hà (Đông Anh). Lúc này phương án tiếp cận buồng của Lệ vô cùng bí mật vì sợ hung thủ manh động gây hại cho cháu bé. Chỉ đến khi trung tá Nguyễn Tiến Tần vào tận buồng và bế cháu Trường ra an toàn thì tổ công tác mới ập vào, khi đó Lệ và chồng vẫn đang ngủ say.
Đến 16h40 phút ngày 8/11, sau bao giây phút chờ đợi đến nghẹn thở của hàng nghìn người, bé Trường Hà đã được các chiến sĩ công an trao trả tới tận tay chị Thơm sau đúng 5 ngày "chu du" cùng bà mẹ hờ. Cu cậu đã tăng được 400g so với lúc sinh.
Theo Cao Nguyên
Lao Động
Tan hoang nhà đất cuối năm: Lời nào tả nổi? Giá biệt thự liền kề và nhiều phân khúc khác của thị trường BĐS tiếp tục giao dịch ảm đạm sau thời gian dài giảm giá. Biệt thự liền kề héo hon Hàng nghìn căn biệt thự liền kề nằm ở phía Tây Hà Nội đang bắt đầu đi vào bàn giao nhà sau khoảng 5 năm triển khai nhưng không có một...