Lật cầu treo: Hoàn thành cầu tạm thay cầu Chu Va 6
Sáng 28/2, cây cầu bằng thép thay thế cho cầu Chu Va 6 ( xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu) đã chính thức lưu thông.
Những ngày qua, sau khi cầu Chu Va 6 bị lật, việc đi lại của người dân 2 bản Chu Va 6 và Chu Va 8 rất khó khăn. Bà con dân bản phải đi qua suối bằng cầu gỗ. Xe máy không đi lại được. Người nào có việc qua cầu, chỉ đi xe máy đến bờ suối rồi gửi lại và đi bộ sang bên kia. Tuy nhiên, từ sáng hôm qua (28/2), xe máy đã có thể tiếp tục qua lại trên con suối này.
Ông Bùi Quang Vinh (Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường) cho biết, lúc đầu, dự kiến hoàn thành cây cầu mất 5 ngày. Nhưng đến nay, chỉ sau 3 ngày thi công, người dân ở đây đã có cầu mới để đi.
Ít nhất 150 người gồm bộ đội, công an viên, dân quân tự vệ và cả người dân được huy động làm cầu mới.
Đến nay, một số nạn nhân vụ sập cầu cũng đã xuất viện. Một trong số đó, anh Hàng A Tòng là người đầu tiên đặt chân xuống cây cầu mới.
Cây cầu bằng thép thay thế cầu Chu Va 6
Video đang HOT
Ông Phong Vĩnh Cường (Bí thư Đảng ủy xã Sơn Bình) cho biết, thôn Chu Va 6 và Chu Va 8 có khoảng 200 hộ dân với hơn 500 người. Cây cầu mới là mạch giao thông duy nhất nối 2 bản với nhau và cũng là nơi để người dân đi từ trong bản ra ngoài.
Tuy nhiên, lãnh đạo xã Sơn Bình cho hay, đây vẫn chỉ là cây cầu tạm phục vụ nhu cầu bà con việc đi lại trước mắt. Người miền núi thường phải đối mặt thời tiết bất thường như lũ ống, lũ quét. Để đáp ứng nhu cầu lâu dài, đoạn suối này vẫn phải có một cây cầu kiên cố trên cao.
Như đã đưa tin, sáng 24/2, khi hàng chục người dân bản Chu Va 6 đang đưa đám tang một người dân đến giữa cầu treo thì cầu lật. Nhiều người bị rơi xuống suối, 8 người thiệt mạng và 38 người bị thương.
Chiều 26/2, chính quyền địa phương đã làm 2 chiếc cầu tạm, bắc qua con suối phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con. Một chiếc cầu gỗ hoàn thành vào sáng 27/2 phục vụ người đi bộ.
Chiếc cầu còn lại vừa được hoàn thành. Chiếc cầu này dài 7m, rộng 2m, cao 3m, trụ bằng đá hộc. Cầu nằm ngay bên cạnh chiếc cầu xảy ra tai nạn. Vật liệu làm chiếc cầu này được tận dụng từ chiếc cầu cũ bỏ không 2 năm nay. Chiếc cầu này mặc dù nằm khá thấp nhưng đơn vị thi công đổ đất tạo đường dẫn đủ cho xe máy đi xuống.
Theo Khampha
Vụ lật cầu treo: Ngày nào Thủ tướng cũng hỏi
Người phát ngôn Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày nào Chính phủ cũng dành rất nhiều thời gian để nói về vụ lật cầu treo ở Lai Châu. Thủ tướng hỏi cặn kẽ từng sự việc, nguyên nhân...
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ lật cầu treo ở Lai Châu làm 8 người chết, 38 người bị thương tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 28/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Văn Nên bày tỏ: "Vụ lật cầu treo ở Lai Châu là câu chuyện buồn của chúng ta".
"Ngày nào Chính phủ cũng dành rất nhiều thời gian để nói về chuyện này. Thủ tướng hỏi cặn kẽ sự việc, nguyên nhân...".
Ngay tại cuộc họp báo của Chính phủ ngày 28/2, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng giải thích do quá trình thi công, thay vì phải dùng ốc lại dùng phương án hàn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên (Ảnh: Giaothongvantai.com.vn)
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên, đó là "nguyên nhân lâm sàng". Còn quy trình xây dựng cây cầu, cơ quan thiết kế, thẩm định, thi công đã được các cơ quan chức năng làm khá rõ. Nhưng hiện nay chưa có báo cáo cụ thể.
Ông Nguyễn Văn Nên cho biết: "Vụ lật cầu treo được Thủ tướng quan tâm đặc biệt". Vụ việc này cũng đang được điều tra ráo riết để có kết luận cuối cùng, từ đó đưa ra hướng khắc phục.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói tiếp: "Làm sao để kịp thời phát hiện kẽ hở trong quá trình quản lý? Thậm chí, người ta nói, phải làm tín hiệu trên cầu để người dân bước tới thấy báo động khi quá trọng tải. Có nghĩa là bằng mọi giá phải bảo đảm an toàn đi lại của người dân".
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên trả lời câu hỏi của PV về quan điểm của Thủ tướng giữ nguyên cầu Long Biên.
Sáng 28/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận: "Tổng thống, Thủ tướng Pháp khi sang đây họ cũng mong muốn mình giữ nguyên cầu Long Biên giữ nguyên rồi có gì họ sẽ tài trợ. Chúng ta chỗ nào tốt nhất, hay nhất thì làm thôi, giờ đừng bàn dỡ cầu Long Biên nữa.
Cụ thể, sau khi có thông tin Bộ GTVT và Thành phố Hà Nội đang tính toán xây một cầu đường sắt mới ngay tại vị trí cầu Long Biên hiện tại, nhiều chuyên gia và dư luận không đồng tình. Nguyên do bởi cầu Long Biên, công trình được xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ 19, được cho là một trong những biểu tượng và là công trình lịch sử có giá trị.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Nên cho biết, trong cuộc họp Chính phủ đã có ý nhiều kiến trao đổi. Cuối cùng khi tập hợp hết các thông tin góp ý, kể cả góp ý của tư vấn chuyên gia, Chính phủ sẽ nghe lần cuối cùng để xem xét các vấn đề trước khi quyết định. Tinh thần chung sẽ lắng nghe một cách cầu thị.
Ngày 24/2, tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đã xảy ra sự cố lật cầu treo, khiến 8 người chết, 38 người bị thương. Chiều 28/2, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức ra thông cáo báo chí về vụ việc này. Thông cáo cho hay, nguyên nhân sơ bộ về sự cố là đứt ắc neo tăng đơ tại đầu neo cáp ở đầu cầu hướng bản Chu Va 8, dẫn đến mất khả năng chịu lực của cáp làm lật mặt cầu. Hiện bộ phận ắc neo tăng đơ bị đứt đang được cơ quan chức năng thu giữ làm tang vật để giám định phục vụ điều tra nguyên nhân sự cố.
Theo Khampha
Vụ sập cầu treo kinh hoàng ở Lai Châu: Vì sao chưa khởi tố? Ốc tăng-đơ bị đứt đôi khiến cầu treo Chu Va 6 bị lật nghiêng xuống suối đã được cơ quan công an thu giữ và nhiều khả năng sẽ được đưa về Hà Nội để giám định, phân tích. Cầu Chu Va 6 bị xoắn nghiêng xuống suối Chiều 27/2, ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự...