Lật cầu Chu Va 6: Đoàn đưa tang được giải oan
Nguyên nhân lật cầu Chu Va 6 không phải do đoàn đưa tang như một số thông tin trước đó, tổ điều tra vụ lật cầu cho biết.
Hôm nay (6/3), báo cáo với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Tổ điều tra độc lập cho biết, nguyên nhân lật cầu Chu Va 6 (ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) không phải do quá tải.
Trước đó, trả lời báo chí, chính quyền địa phương tại Lại Châu cho rằng, cầu lật là do đoàn người đưa tang quá đông, gây quá tải. Một số lãnh đạo tỉnh Lai Châu cũng cho rằng, cầu chỉ có tải trọng 1,5 tấn nhưng gần 50 người đi đám ma đứng trên câu khiến sức nặng vượt quá chỉ số này.
Theo Tổ điều tra của Bộ, bộ phận ắc neo tăng đơ bị gãy đã được chế tạo sai so với thiết kế. Ắc neo này phải được thiết kế với tiết diện 50cm2, nhưng thực tế tại hiện trường chỉ khoảng 24cm2. Bản thiết kế lưu ý, ắc neo phải được chế tạo bằng phương pháp khoan tạo lỗ, không được dùng phương pháp gia nhiệt, để đảm bảo không bị biến dạng vật liệu.
Nhưng qua kiểm tra, Tổ điều tra phát hiện, ắc neo đã được chế tạo bằng phương pháp gia nhiệt thổi xuyên chiều dày. Điều này dẫn đến biến đổi tính chất cơ lý của vật liệu, giảm khả năng chịu lực, gây đứt đột ngột.
Cây cầu đứt cách mặt suối gần 10m
Tổ điều tra cũng cho hay, cầu có thể chịu được tải trọng hơn 11 tấn. Đoàn người đi đưa đám ma cũng không đi đều nên không thể tạo ra lực cộng hưởng. Vì vậy, tổ điều tra loại bỏ nguyên nhân lật cầu do đoàn người đi trên cầu gây quá tải.
Trả lời chúng tôi, kỹ sư Phan Xuân Đại (giảng viên về cầu – Đại học Dân lập Phương Đông) cho biết: Theo tiêu chuẩn, tải trọng cầu bộ hành phải đạt khoảng 3 kN/m2. Nghĩa là, cứ 1m2 cầu có thể chịu tải trọng của khoảng 4 người. Trong khi đó cầu Chu Va dài 54m và rộng 2m. Tổng diện tích cầu là 108m2. Vậy số người đi trên cầu có thể rất nhiều. Theo kỹ sư này, lấy lý do tải trọng ghi trên cầu 1,5 tấn rồi cho rằng số người qua cầu quá đông, gây quá tải là không đúng.
ThS. Chu Viết Bình (Phó trưởng Bộ môn Cầu hầm – Đại học GTVT Hà Nội) cho biết, tải trọng cầu bộ hành phải được tính trên mét vuông mặt cầu. Tính tương đối, cầu đi bộ phải đạt tiêu chuẩn 300kg/m2.
Theo ông Bình, cầu Chu Va 6 không thiết kế cho xe đi lại nên tất nhiên phải ghi giới hạn tải trọng xe qua. Ông Bình không đánh giá sự cố lật cầu Chu Va 6 có phải do quá tải trọng hay không. Bởi ngoài số người đi trên cầu còn có thể có những vật nặng mang theo. Việc này do cơ quan chức năng giám định.
Video đang HOT
“Với người đi không, tải trọng cầu bộ hành không bao giờ hạn chế số người. Cứ dắt tay nhau mà đi!” – ThS. Bình nói.
Một vấn đề khác đang được xem xét là công nghệ chế tạo dẫn đến suy giảm vật liệu của ắc neo. Tổ điều tra của Bộ GTVT cho hay, phải giám định bằng phân tích quang phổ để xác định độ cứng của ắc neo.
Tại cuộc họp với Tổ điều tra sáng nay, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rằng, sẽ đề nghị cơ quan công an khởi tố vụ án lật cầu Chu Va 6.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng cũng yêu cầu nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, xử lý trách nhiệm các đơn vị liên quan.
“Chúng ta đang nợ người dân Chu Va một lời xin lỗi, một kết luận nguyên nhân rõ ràng vụ lật cầu. ” – Bộ trưởng Thăng nói tại cuộc họp.
Trước đó, trong thông cáo báo chí của Bộ GTVT sau 10 ngày xảy ra vụ lật cầu, Tổ công tác kỹ thuật cũng đã nói đến việc ắc neo cầu Chu Va 6 bị giảm khả năng chịu lực so với thiết kế.
Thông cáo nêu rõ: Theo thiết kế, bộ phận ắc neo tăng đơ làm bằng vật liệu thép đúc có khả năng chịu lực 100 tấn/1 bên, tổng khả năng chịu lực là 200 tấn, lớn hơn khả năng chịu lực yêu cầu 6,1 lần. Tuy nhiên qua kiểm tra, Tổ công tác kỹ thuật của Bộ nhận thấy, ắc neo nói trên có hiện tượng phá hoại giòn, đứt vỡ đột ngột. Bề mặt lỗ chốt ắc neo phía trong lồi lõm, có biểu hiện được gia công tạo lỗ bằng cách gia nhiệt thổi xuyên chiều dày, làm thay đổi tính chất cơ lý của vật liệu, giảm khả năng chịu lực.
Sáng 24/2, khi đoàn đưa tang một người dân qua cầu Chu Va 6 ( xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) thì cầu bị lật , khiến 8 người chết và 38 người bị thương. Trong khi cơ quan chức năng đang đặt nghi vấn về chất lượng của ắc neo bị đứt, người dân lại phát hiện trụ cầu Chu Va 6 có gạch bên trong chứ không phải bê tông. Sau đó, Sở GTVT Lai Châu giải thích rằng, đã kiểm tra và xác định đó chỉ là lớp gạch bao ngoài để đảm bảo mỹ quan.
Theo Khampha
Mấu chốt trong vụ sập cầu Chu Va
"Khi thép từ ắc neo tăng đơ chịu cường độ cao thì sẽ thay đổi. Khả năng chịu lực rất yếu và gặp tải trọng nặng thì có thể xảy ra đứt ốc neo dẫn đến sập cầu..." - TS cầu đường Hồ Tuấn Sỹ phân tích nguyên nhân có khả năng dẫn đến việc sập cầu Chu Va 6 ở Lai Châu.
Loại trừ nguyên nhân từ ốp gạch!
Liên quan đến vụ sập cầu Chu Va 6, Đại tá Bùi Xuân Phong, Chánh văn phòng CA tỉnh Lai Châu cho biết: Hiện vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận vụ việc cầu Chu Va 6 bị sập.
Cơ quan công an điều tra đang phải đợi kết quả giám định ắc neo tăng đơ từ Bộ GTVT.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân sập cầu Chu Va 6 là do ắc neo tăng đơ của cầu.
Liên quan đến nghi vấn trụ cầu có ốp gạch ống nung, chất lượng thi công không đảm bảo, ông Phong cho rằng đây cũng chỉ mới là hiện tượng ban đầu và cũng chưa thể có kết luận về chất lượng, thi công cụ thể như thế nào.
Về vấn đề này, TS cầu đường Hồ Tuấn Sỹ cho rằng: Về nguyên tắc việc cầu Chu Va 6 thi công có ốp lớp gạch ống bên ngoài, không ảnh hương đến nguyên nhân sập cầu.
Ông Sỹ phân tích, ở đây có thể đặt trường hợp, giả sử nếu đơn vị thi công cầu làm ẩu, đổ bê tông không đảm bảo, cấp phối gồ ghề thì bình thường người ta có thể trát hồ bên ngoài. Nhưng cũng có thể do gồ ghề, xấu xí quá nên người ta ốp gạch xung quanh trụ cầu để bảo vệ và đảm bảo mỹ quan.
"Về nguyên tắc việc ốp gạch bao quanh trụ không ảnh hưởng, nhất là khi tại thời điểm xảy ra sự cố, trụ cổng cầu cả 2 bờ không phát hiện hư hỏng đáng kể", ông Sỹ nói.
Trong khí đó, ông Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam lại thận trọng phân tích: Tất cả các hạng mục của cầu Chu Va 6 nhà thầu làm đều phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát.
Do vậy, ở đây nhà thầu có làm thêm một lớp ốp gạch như Sở GTVT Lai Châu nói thì chắc chắn phải được sự đồng thuận của Chủ đâu tư và tổ tư vấn giám sát, thiết kế.
"Để tìm hiểu đúng nguyên nhân, Bộ GTVT đã lập tổ công tác điều tra và phải chờ có kết luận cụ thể từ Bộ này và các cơ quan liên quan thì mới có thể kết luận được chính xác nguyên nhân sập cầu", ông Long nói.
Mấu chốt ở ắc neo tăng đơ!
Theo báo cáo ban đầu của tổ công tác kỹ thuật Bộ GTVT, nguyên nhân trực tiếp gây sự cố là do đứt ắc neo tăng đơ tại đầu neo cáp ở phía bản Chu Va 8 (phía thượng lưu cầu), dẫn đến mất khả năng chịu lực của cáp chủ thượng lưu gây lật mặt cầu, hất người đi trên cầu xuống sông.
Sau khi cầu sập, phát hiện ắc neo tăng đơ bị gãy được thiết kế bằng vật liệu thép đúc nhập khẩu; có khả năng chịu lực tối thiểu 60 tấn/1 bên, tối đa là 100 tấn/1 bên. Cáp chủ có khả năng chịu tải 72,4 tấn/1 bên. Ắc neo có hiện tượng phá hoại giòn, đứt vỡ đột ngột.
Bề mặt lỗ chốt ắc neo phía trong lồi lõm, biểu hiện được gia công tạo lỗ bằng cách gia nhiệt thổi xuyên chiều dày, làm thay đổi tính chất cơ lý của vật liệu, giảm khả năng chịu lực.
Ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Khoa học - Công nghệ (Bộ GTVT) - Trưởng đoàn công tác Bộ GTVT cho biết: Ắc neo không nhỏ và là loại thép chịu cường độ cao. Tuy nhiên, khi thổi nhiệt có thể làm biến đổi vật liệu, nhiệt độ làm chuyển tính chất từ sắt sang gang.
"Chúng tôi nghiêng về khả năng này nhiều hơn là do cầu quá tải, kết luận cuối cùng phải đợi giám định ắc neo", ông Hà nói.
Về vấn đề này, TS Hồ Tuấn Sỹ cũng cho rằng, nguyên nhân do ắc neo dẫn đến sập cầu hoàn toàn hợp lý. Bởi, theo thiết kế ắc neo phải có trọng tải cao và nguyên tắc phải chịu được tải trọng 1/2 của cáp (100 tấn).
Nhưng qua hình ảnh được chụp cho thấy, ắc neo được chế tạo thủ công, dùng thép tròn nung nóng rồi đập tòe ra sau đó dùng hàn xì khoét lỗ.
Theo ông Sỹ, khi thép bị chịu cường độ cao thì sẽ thay đổi, khả năng chịu lực rất yếu và khi có tải trọng nặng thì có thể xảy ra đứt ốc neo, sập cầu.
TS sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Vụ sập cầu treo ở Lai Châu: Trụ cầu xây bằng gạch để đảm bảo... thẩm mỹ? Ông Lê Trọng Quảng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho rằng việc ốp lớp gạch và xây bên ngoài trụ cầu là không vi phạm nguyên tắc xây dựng. Trụ cầu treo Lai Châu có cả gạch Ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho rằng: Nội dung báo cáo của...