‘Lát cắt Parasite’ qua cái chết của gia đình trong nhà bán hầm ở Seoul
Cái chết của một gia đình ba người sau trận mưa lũ lịch sử tại Seoul đã nêu bật cuộc sống bấp bênh của những người nghèo đang phải ở trong những căn nhà bán hầm xập xệ.
Thường ngày, căn hộ ấy là mái nhà che chở cho một gia đình nghèo có ba người ở quận Gwanak-gu, Seoul. Nhưng khi thủ đô Hàn Quốc hứng trận mưa lớn kỷ lục vào tối 8/8, căn hộ bán hầm – với phần sàn được xây thấp hơn mặt đường – bỗng trở thành chiếc bẫy tử thần.
Ba nạn nhân – một phụ nữ 47 tuổi cùng chị gái khuyết tật và con gái 13 tuổi – đã kêu cứu khi nước tràn vào trong. Hàng xóm phá cửa sổ để cứu họ nhưng nước ngập cả căn nhà chỉ trong vài giây.
Những cái chết bi thảm trên một lần nữa khiến giới chức và người dân chú ý tới vấn đề an toàn của các căn hộ xây theo kiểu bán hầm, vốn thường là lựa chọn của các gia đình thu nhập thấp tại Hàn Quốc.
Trong ảnh là căn hộ bán hầm nơi ba người được tìm thấy đã chết ở Sillim-dong, Gwanak-gu, Seoul vào ngày 9/8. Ảnh: Yonhap.
Lịch sử hàng chục năm
Nhà bán hầm, còn gọi là banjiha, là kiểu căn hầm chỉ có một phần nằm dưới đất, thay vì toàn bộ kết cấu nằm bên dưới mặt đất.
Chúng không phải là một điểm độc đáo của kiến trúc Seoul mà là sản phẩm của lịch sử, giai đoạn giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn còn chiến sự.
Năm 1970, chính phủ Hàn Quốc sửa đổi quy định xây dựng, từ đó yêu cầu mọi chung cư tầm thấp mới xây đều phải có tầng hầm làm boongke trú ẩn trong trường hợp khẩn cấp. Cũng vì vậy mà thời gian đầu, việc cho thuê banjiha làm nơi ở là hành vi trái pháp luật.
Chính phủ Hàn Quốc sau đó nới lỏng quy định trên do quá trình đô thị hóa nhanh chóng và dòng chảy di cư từ nông thôn ra thành thị.
Tới năm 1984, luật xây dựng mới sửa đổi cho phép banjiha được xây cao hơn một nửa so với mặt đường, thay vì quy định ít nhất 2/3 chiều cao căn hộ phải thấp hơn mặt đường. Mục đích là để các banjiha phù hợp hơn với cuộc sống bình thường.
Hàng chục năm sau, khi nền kinh tế Hàn Quốc khởi sắc và giá bất động sản tăng mạnh, banjiha cùng với goshiwon (phòng siêu nhỏ) và oktapbang (phòng trọ trên mái các tòa nhà thấp) đã trở thành lựa chọn cuối cùng cho giới trẻ hay những người đang gặp khó khăn tài chính.
Người đi ngoài đường có thể nhìn vào banjiha. Ảnh: BBC.
Tại Seoul, giá thuê banjiha mỗi tháng thường rơi vào khoảng 170-420 USD, với tiền cọc 2.500-8.400 USD.
Khoảng 366.000 trong số 20,5 triệu hộ gia đình của Hàn Quốc sống trong banjiha vào năm 2018, SCMP dẫn số liệu từ Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc. 63% trong số ấy nằm ở thủ đô Seoul.
Thành tâm điểm chú ý nhờ phim ảnh
“Không ai muốn sống ở banjiha cả mà họ phải sống vì không đủ tiền”, nhà thơ Lee Seung Cheol – người đã sống trong một banjiha ở quận Haebangchon, Seoul được 15 năm – nói với SCMP hồi năm 2020.
Ông Lee, 63 tuổi, đã học cách làm quen với việc phải thay giấy dán tường nhà hai năm một lần vì quá ẩm. Mỗi khi hè tới, thứ mùi ẩm mốc lại tỏa ra và luôn hiện hữu khắp căn nhà.
“Bất tiện nhất là tiếng ồn từ trên tầng. Bạn có thể nghe thấy mọi thứ tiếng vì ở tầng dưới cùng”, ông Lee nói nhưng nhấn mạnh rằng banjiha là nơi ở “hoàn toàn ổn” nếu biết cách chăm sóc.
Không phải ai cũng như ông Lee. Kể với SCMP, sinh viên Baek Hyun Young nói sau khi ở banjiha một học kỳ đã phải chuyển lên phòng gác xép vì cảm giác căn hộ bán hầm kín như chiếc hộp.
“Thường ngày tôi có cảm giác bị xâm phạm đời tư vì tôi biết bất cứ ai bên ngoài cũng có thể nhòm thấy tôi qua cửa sổ vào bất cứ khi nào”, anh Baek, 23 tuổi, nói.
Một cảnh trong phim Parasite của đạo diễn Bong Joon Ho. Trong phim, nhân vật chính cùng gia đình sống trong một banjiha ẩm thấp, xập xệ. Ảnh: Neon.
Banjiha đã được chú ý hơn sau khi đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho đưa hình ảnh căn nhà bán hầm xập xệ vào bộ phim Parasite. Căn nhà banjiha nơi nhân vật chính trong phim sống cùng gia đình nghèo đã trở thành biểu tượng cho sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc ở Hàn Quốc, cũng như nhà quan tài ở Hong Kong hay favela (khu ổ chuột) ở Brazil.
Một tuần sau khi Parasite trúng giải Oscar, chính quyền đô thị Seoul thông báo sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho 1.500 hộ gia đình còn sống tại banjiha, để họ có thể nâng cấp hệ thống sưởi, lắp đặt điều hòa, thông khí và cửa sổ.
“Bước đầu như vậy rất tốt nhưng đương nhiên chưa đủ”, Park Mi-seon, nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Định cư Hàn Quốc, nói.
Ông gợi ý trước tiên cần thực hiện khảo sát toàn diện về điều kiện sống của người dân tại banjiha. Lượng nhà ở xã hội cho thuê cũng cần phải tăng về dài hạn, theo ông Park.
Đường phố Seoul hóa sông, nhiều người thiệt mạng. Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) vừa hứng chịu đợt mưa kỷ lục trong hơn 80 năm qua, khiến ít nhất 8 người chết, hạ tầng bị hư hại nghiêm trọng.
'Nhà nửa hầm' cho người nghèo mong manh trong trận mưa lũ lịch sử ở Hàn Quốc
Sáng 9-8 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Yeol thăm căn 'nhà nửa hầm', nơi một gia đình 3 người thiệt mạng thương tâm do trận mưa lũ lịch sử tối hôm trước.
Tổng thống Yoon đích thân đến ngôi nhà nơi 3 người trong một gia đình tử vong do ngập nặng - Ảnh: CHOSUN
Nỗi đau của gia đình nghèo
Theo báo Chosun, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Yeol đến căn nhà nửa hầm ở phường Sillim, quận Gwanak, thủ đô Seoul, nơi 3 người trong một gia đình vừa thiệt mạng vì mắc kẹt do mưa lũ tối 8-8.
3 người chết gồm 2 người phụ nữ gần 50 tuổi và 1 bé gái 13 tuổi vì không thể thoát ra ngoài. Đau lòng hơn, chị A là một người có khiếm khuyết về trí tuệ và gia đình chị nằm trong diện khó khăn.
Được biết, gia đình chị A gồm 4 người là mẹ chị A (73 tuổi), em gái chị cùng người con gái 13 tuổi và chị sinh sống trong một căn bán hầm (còn gọi là banjiha) bên dưới một biệt thự. Khi nước dâng lên và tràn vào nhà một cách nhanh chóng, cửa ra vào bị chặn cứng bởi áp lực của nước khiến cả gia đình bị mắc kẹt và tử vong thương tâm.
Trước đó, em gái chị A có gọi điện cho một người bạn để nhờ báo cảnh sát nhưng do mực nước dâng quá cao cùng với việc đi lại bị hạn chế, nên cảnh sát đã không đến hiện trường kịp thời.
Riêng mẹ chị A, hiện đang điều trị nội trú tại một bệnh viện địa phương, đã thoát nạn.
Vào những năm 1970, khi những căng thẳng với Triều Tiên leo thang, Chính phủ Hàn Quốc lúc bấy giờ yêu cầu người dân xây dựng những căn phòng bên dưới nhà để làm nơi trú ẩn phòng trường hợp khẩn cấp. Những ngôi nhà có căn phòng như vậy được gọi là nhà nửa hầm.
Tại Hàn Quốc, nhà nửa hầm đã không còn xa lạ với những người dân có thu nhập thấp. Nhà nửa hầm thường có không gian ọp ẹp, tù túng, bí bách, thiếu ánh sáng mặt trời, và thường xuyên phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm từ mặt đất.
Đặc biệt khi trời mưa, nước từ trên đường đổ xuống những căn nhà nửa hầm và tràn vào nhà.
Sau khi thăm ngôi nhà có 3 người thiệt mạng, Tổng thống Yoon cũng thăm các gia đình khác trong khu vực phường Sillim, sau đó ông tới Trung tâm cộng đồng Sinsa, quận Gangnam để thăm hỏi và động viên những người dân đang sơ tán.
Trong cuộc họp chiều 9-8, phát ngôn viên Kang In Sun cho biết Tổng thống Yoon chỉ đạo Bộ Nội vụ và an ninh cùng các chính quyền địa phương rà soát, kiểm tra vấn đề an toàn nhà ở, đặc biệt là những căn nhà như thế này.
Hình ảnh căn nhà nửa tầng hầm với cửa sổ nhìn ra mặt đường xuất hiện trong bộ phim đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim quốc tế Cannes, Parasite (Ký sinh trùng) của đạo diễn Bong Joon Ho phản ánh sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Hàn Quốc hiện nay - Ảnh: CHOSUN
Vì sao mưa kỷ lục?
Theo Cục khí tượng Hàn Quốc, nguyên nhân của trận mưa lớn đêm qua là do các luồng khí lạnh và khô Siberia từ Bắc cực tràn xuống khu vực bán đảo Triều Tiên. Cùng lúc đó, áp cao Bắc Thái Bình Dương đẩy luồng không khí nóng ẩm lên cao.
Khi hai khối khí nóng, lạnh gặp nhau sẽ gây ra sự xung đột giữa hai khối khí dẫn đến hiện tượng nhiễu loạn không khí sinh ra mưa. Đặc biệt, hai luồng không khí này va chạm quá mạnh khiến vùng mây gây mưa kéo dài theo hướng đông - tây trong khi chiều dài theo hướng bắc - nam lại hẹp. Đây cũng là lý do vì sao mưa to trong đêm ngày 8-8 chỉ diễn ra ở khu vực miền Trung Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức tại Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết: "Những trận mưa to và lượng mưa tăng mạnh như hiện nay là do một phần ảnh hưởng của biến đổi khí hậu".
Theo phân tích của một nhà nghiên cứu tại Trung tâm vật lý khí hậu thuộc Viện Khoa học cơ bản (IBS), hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ không khí tăng lên gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm tăng độ ẩm và lượng hơi nước trong không khí dẫn đến lượng mưa tăng.
Cũng theo những phân tích của KMA, lượng mưa trung bình ngày đạt 381,5mm, cao nhất trong 115 năm qua ở Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, lượng mưa mỗi giờ tại khu vực quận Dongjak, Sindaebang (Seoul) đạt 136,5 mm/ giờ. Con số này vượt xa lượng mưa kỷ lục 118,6 mm/giờ được ghi nhận ngày 5-8-1942. Đây cũng là lượng mưa theo giờ cao nhất từng được ghi nhận ở Seoul.
Ngập nặng dưới chân cầu Jamsu được ghi nhận sáng 9-8 ở Seoul - Ảnh: YONHAP
Đã có ít nhất 8 người chết
Tính đến 11h trưa 9-8 (theo giờ địa phương), số người thiệt mạng do trận mưa kỷ lục đêm qua đã tăng lên 8 người, trong đó có 5 người ở thủ đô Seoul và 3 người ở tỉnh Gyeonggi. Ngoài ra còn có 6 nạn nhân đang mất tích.
Hiện đã có 163 người từ 107 hộ gia đình ở Seoul, Incheon và tỉnh Gyeonggi phải di tản đến các trường học hoặc nhà thi đấu. Ngoài ra, tại các quận Dongjak, Seoul và Gwangmyeong, Gyeonggi, có 273 người từ 165 hộ gia đình đã đến lánh nạn tại các trung tâm cộng đồng và trung tâm phúc lợi.
Theo Hãng tin Yonhap, cơn mưa kỷ lục kéo dài từ tối 8-8 đến 14h ngày 9-8 làm hư hỏng hơn 5.000 chiếc xe, trong đó có hơn 1.000 xe ngoại nhập, gây thiệt hại hơn 60 tỉ won (khoảng 46 triệu USD).
Đảng cầm quyền tại Hàn Quốc chỉ định chủ tịch lâm thời Ngày 9/8, đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã thông qua việc sửa đổi điều lệ đảng để chuyển sang chế độ lãnh đạo khẩn cấp, đồng thời chỉ định chủ tịch lâm thời nhằm nhanh chóng ổn định nội bộ. Các nghị sĩ của đảng PPP tại cuộc họp ở Seoul ngày 11/7/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại...