Lật bí ẩn của các ca khúc Giáng sinh
Cứ vào dịp Giáng sinh, giai điệu của các ca khúc như Jingle Bells, Last Christmas, Silent Night… lại vang lên. Nó đã trở nên quen thuộc với hàng triệu người trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về xuất xứ của những ca khúc này.
Jingle Bells
Jingle Bells có lẽ là ca khúc Giáng sinh phổ biến nhất. Đối với hàng triệu người, trong dịp Giáng sinh, ca khúc này cũng quan trọng giống như ông già Noel, con nai Rudolph, cây thông, thiệp mừng, quà tặng…. Tuy nhiên, điều “trớ trêu” là sự ra đời của ca khúc này lại chẳng liên quan gì tới Giáng sinh cả.
Jingle Bells là sáng tác của James S. Pierpont – một người sinh trưởng tại thị trấn Medford, bang Massachusetts (Mỹ). Vốn là một người có năng khiếu âm nhạc nên anh nhà thờ giao cho việc sáng tác một ca khúc đặc biệt trong dịp Lễ tạ ơn.
Khi đứng trên cửa sổ nhà mình ở số 87 đường Mysitc, James nhìn thấy mấy người thanh niên trong vùng đang lái những chiếc xe trướt tuyết từ trên đồi cao đổ xuống. Họ ăn mặc, nai nịt thật ấm để chống lại cái lạnh thấu xương của thời tiết khi đó. Không chỉ đứng nhìn, James S. Pierpont còn ra ngoài, tham dự cuộc vui với những thanh niên này.
Sau khi kết thúc cuộc vui, James S. Pierpont trở về nhà. Ngồi cạnh lò sưởi ấm áp, trong đầu anh vang lên những giai điệu vui nhộn. Ngay lập tức, anh băng qua những con đường phủ đầy tuyết để đến nhà bà Otis Waterman – người duy nhất ở thị trấn Medford có đàn dương cầm. Và thế là ca khúc “Chiếc xe một ngựa trượt băng ra đời”. Nó được biểu diễn lần đầu tiên trong ngày Lễ tạ ơn ở nhà thờ Medford vào năm 1840.
Tuy nhiên, bài hát đề cập đến cảnh đua xe ngựa trượt băng, lối hẹn hò của những cặp tình nhân và những trò cá cược ấy lại trở thành ca khúc gắn liền với Lễ Giáng sinh. Ngày nay, nó được cả thế giới biết tới với tên gọi Jingle Bell
Ca khúc Jingle Bells
Silent Night
Một ngày mùa đông năm 1818, cha Josephi Mohr – một linh phục phụ tá tại nhà thờ Thánh Nicolas ở miền Boberndorf nước Áo đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng của thánh lễ Giáng sinh. Tới lúc dọn dẹp thánh đường, cha Mohr mới phát hiện ra chiếc dương cầm của nhà thờ bị hư hỏng nặng, không thể sửa chữa được. Đúng lúc đó, cha nhớ tới bài thơ có tên Still Nacht! Heilige Nacht!(Đêm yên lặng! Đêm thánh!) mà cha sáng tác vài năm trước.
Ngay lập tức, cha Mohr mang bản thảo của bài thơ tới gặp Franz Gruber – một giáo viên làng và đề nghị anh phổ thành nhạc. Chỉ vài giờ trước giáng sinh, ca khúc Still Nacht! Heilige Nacht! được ra đời. Nó được ca đoàn của nhà thờ Thánh Nicolas hát vang với tiếng đệm của đàn guitar.
Vào năm 1839, ca khúc S still Nacht! Heilige Nacht! được chuyển sang tiếng Anh với tên gọi Silent Night. Tuy nhiên, nó được cho là sáng tác của một trong những nhạc sĩ vĩ đại như Bach, Beethoven hoặc Handel. Chỉ tới khi Franz Gruber gửi các báo và các nhà xuất bản âm nhạc bản sao tờ phổ nhạc của mình thì nguồn gốc ca khúc Silent Night mới được làm rõ. Đáng tiếc là cha Mohr qua đời trong cảnh nghèo khó năm 1848 trước khi được công nhận là tác giả bài thơ được phổ nhạc.
Hiện tại, Silent Night được dịch ra hơn 300 thứ tiếng và là một trong những bài hát được yêu thích nhất của mọi thời đại. Tại Việt Nam, Silent Night được nhạc sĩ Hùng Lân “việt hóa” dưới tên Đêm thánh vô cùng.
Video đang HOT
Silent Night được dịch ra hơn 300 thứ tiếng
White Christmas được Irving Berlin sáng tác cho bộ phim Holiday Inn vào năm 1942. Khi đưa White Christmas vào phim, nhà soạn nhạc Irving Berlin không tự tin cho lắm nhưng Bing Crosby (diễn viên chính trong phim) đã thuyết phục.
Hiện nay, White Christmas đã được thể hiện ở 500 bản phối khác nhau với 25 ngôn ngữ. Ca khúc này cũng được Hiệp hội các nhà xuất bản, tác giả và soạn nhạc Hoa Kỳ (ASCAP) bầu chọn là ca khúc Giáng sinh được trình diễn nhiều nhất lịch sử ghi âm thế giới. Với White Christmas, Irving Berlin đã nhận được giải Oscar dành cho ca khúc phim hay nhất.
White Christmas được rất nhiều các nghệ sĩ biểu diễn trên các sân khấu
Last Christmas
“Chúa ơi, anh từng nghĩ em là người anh có thể gửi trọn trái tim và cuộc đời mình. Còn anh? Khi ấy, anh ngây thơ cho rằng, mình là một bờ vai để em dựa vào mỗi khi muốn khóc” - Giai điệu thổn thức của ca khúc Last Christmas đã khiến nhóm Wham gạt hái được những thành công vang dội.
Khi phát hành vào năm 1984, dù phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ cùng thời nhưng Last Christmas vẫn giành ngôi đầu bảng ở nhiều bảng xếp hạng âm nhạc trên thế giới. Riêng ở Anh, single này bán được hơn 1 triệu bản và trở thành đĩa đơn bán chạy nhất trong lịch sử bảng xếp hạng âm nhạc của xứ sương mù mà không giành vị trí số 1. Một năm sau, nó được phát hành lại trong dịp Giáng sinh và vẫn leo lên vị trí thứ 6. Đã có rất nhiều nghệ sĩ, ban nhạc khác đã hát lại Last Christmas sau này như The Beatles, Crazy Fog, giọng ca R &B Jamelia hay các ngôi sao nhạc pop như H ilary Duff, Ashley Tisdale, Billie Pepper, nhóm nhạc dance là Cascada.
Last Christmas qua giọng ca của nhóm Wham:
We Wish You a Merry Christmas
Với giai điệu và những ca từ đơn giản, We Wish You A Merry Christmas dường như được tất cả các nền văn hóa trên thế giới đón nhận. Ca khúc đã trở thành một phần không thể thiếu được trong những dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, cho tới tận thời điểm hiện nay, người ta vẫn không xác định được tác giả cũng như nguồn gốc của bài hát. Theo Hiệp hội các nhà xuất bản, tác giả và soạn nhạc Hoa Kỳ, We Wish You a Merry Christmas có lẽ ra đời tại một vùng đất ở miền Đông nước Anh.
Ca khúc We Wish You a Merry Christmas
Theo PLXH
"Last Christmas" - Ca khúc Giáng sinh "gây khó chịu nhất mọi thời đại"
Ra đời vào năm 1984 qua sự thể hiện của nhóm nhạc nước Anh Wham!, Last Christmas đã trở thành một hiện tượng Giáng sinh và được mọi người từ khắp mọi nơi playback điên cuồng mỗi dịp cuối năm kể từ đó đến nay. Ca khúc sáng tác dưới bàn tay George Michael, một trong hai thành viên của Wham!, đã được cover hàng trăm lần bởi rất nhiều nghệ sĩ trên thế giới: Atomic Kitten, Busted, Carrie Underwood, Coldplay, Exile, JLS, Metro Station, Moon Hee Jun,, v.v... Chỉ riêng việc ngồi list ra thôi cũng đã đủ méo mặt.
"Last Christmas" được playback điên cuồng đến mức lọt Top 10 ca khúc Giáng sinh "gây khó chịu nhất mọi thời đại"
Vừa qua, Last Christmas đã được bình chọn là một trong 10 ca khúc Giáng sinh "gây khó chịu nhất mọi thời đại" bởi tần suất playback mệt nghỉ trong hơn 20 năm qua. Cùng điểm lại một vài cái tên đã góp phần làm nên danh hiệu này cho Last Christmas nhé!
Đầu tiên là bản gốc của Wham!
Không thể bỏ qua phiên bản gây nghiện lên nghiện xuống của nhóm nhạc Dance hàng đầu nước Đức Cascada
Bỏ qua Human Nature và Savage Garden cũng là một "tội" lớn!
Và đây là "Last Christmas" của hiện tượng Crazy Frog
Công chúa nhạc đồng quê Taylor Swift cũng mê tít "Last Christmas"
Hai phiên bản Pop xì tin của Hilary Duff và Ashley Tisdale
Phiên bản "Last Christmas" không chê vào đâu được của "Glee"
Công chúa nhạc Pop Châu Á BoA và bản "Last Christmas" khá nổi của mình
2PM cover "Last Christmas" thời "1:59PM"
Theo VCTV