Laser bắn hạ tên lửa
Tập đoàn vũ khí Lockheed Martin đang giới thiệu lá chắn tên lửa thế hệ mới: dùng laser phá hủy hỏa tiễn, rốc két và máy bay không người lái.
Gần đây, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (tạm dịch: Vòm sắt) của Israel khiến dư luận chú ý khi hoạt động khá hiệu quả trong bối cảnh tình hình Trung Đông liên tục căng thẳng. Tuy nhiên, sức mạnh của Vòm sắt có nguy cơ bị lu mờ trước hệ thống phòng không (ADAM), do Lockheed Martin phát triển, dùng tia laser triệt tiêu các cuộc tấn công.
Kênh Fox News dẫn lời Paul Shattuck, Giám đốc các hệ thống năng lượng điều hướng dành cho hệ thống phòng thủ tên lửa và chiến lược của tập đoàn này, cho biết: “Chúng tôi kết hợp cấu trúc kiểm soát tia laser đã được chứng minh khả năng, kết hợp với phần cứng để tạo ra một hệ thống vũ khí laser”.
Sức mạnh đáng nể
Theo đó, ưu điểm nổi trội của hệ thống trên là có thể phóng tia laser đạt tốc độ nhanh gấp 50.000 lần so với loại tên lửa nhanh nhất, trong khi kích thước của nó khá gọn. Vì thế, nó có thể trở thành một lá chắn cực kỳ lợi hại cho những trận chiến trong tương lai.
Suốt vài tháng qua, Lockheed Martin liên tục biểu diễn năng lực của hệ thống laser đất đối không này khi dễ dàng tiêu diệt các loại rốc két hoặc tên lửa tầm ngắn. Hệ thống phóng ra các tia laser sợi, vốn từ lâu đã được sử dụng trong ngành công nghệ hàn và cắt. Đến nay, khi được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, các tia laser sợi đạt hiệu quả đáng nể dù chi phí chế tạo cũng thấp hơn đáng kể. Tia laser do hệ thống ADAM tân tiến phát ra đủ sức tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1,93 km trong khi tầm rà soát hơn 5 km. Ngoài ra, hệ thống này còn có thể theo dõi chính xác mục tiêu trong những môi trường ánh sáng bị xáo trộn mạnh.
Video đang HOT
Hệ thống ADAM sử dụng laser do Lockheed Martin phát triển trông đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả – Ảnh: Business Insider
Đồng thời, nó cũng rất linh hoạt để vừa có thể được điều khiển độc lập vừa có thể phối hợp cùng các hệ thống phòng không đa nhiệm gắn kèm các trụ radar hiện đại. Nhờ đó, ADAM sử dụng laser của Lockheed Martin sẽ bảo vệ hiệu quả những căn cứ và khu vực quân sự ở các quy mô khác nhau. Cũng trong quá trình thử nghiệm, hệ thống này đánh chặn thành công máy bay không người lái (UAV) ở khoảng cách trên dưới 1,5 km. Lâu nay, các lá chắn thường chỉ đánh chặn ở khoảng cách xa hơn. Ngoài ra, so với hệ thống Vòm sắt, hệ thống ADAM trên còn được cho là dễ sử dụng và chi phí hoạt động hợp lý hơn.
Thời gian qua, các nhà thầu và cơ quan nghiên cứu công nghệ quốc phòng Mỹ ra sức chạy đua phát triển vũ khí laser. Điển hình như hệ thống phòng không tia laser lỏng năng lượng cao (HELLADS) do Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ nghiên cứu. Boeing cũng đang thúc đẩy dự án hệ thống phòng không bằng laser mang tên Laser Avenger. Đó là chưa kể đến nhiều dự án khác. Tất cả đều nhằm mục tiêu tích hợp những vũ khí laser tối tân vào tàu chiến, xe bọc thép, hệ thống phòng không và chiến đấu cơ. Trang mạng AOL dẫn dự đoán từ giới chuyên gia nhận định hải quân Mỹ đến năm 2018 có thể trang bị thành công hệ thống phòng thủ bằng laser vào các chiến hạm được tích hợp lá chắn Aegis.
Trong truyền thuyết và phim ảnh
Dùng ánh sáng làm vũ khí từng được ghi nhận từ thời Hy Lạp cổ đại. Vào thế kỷ thứ 3 trước CN, nhà khoa học Archimedes vận dụng các luồng tia nhiệt đốt cháy đội thuyền do tướng La Mã Marcus Claudius Marcellus chỉ huy thu phục thành phố Syracuse.
Đến thế kỷ 20, vũ khí laser bắt đầu xuất hiện trong các phim khoa học viễn tưởng. Khởi đầu là tiểu thuyết gia Arthur C.Clarke, người Anh, với quyển Earthlight (tạm dịch: Ánh đất). Sau đó, loại vũ khí này được nhắc đến khá nhiều trong các loạt phim đình đám như Star Trek (Du hành giữa các vì sao) và Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).
Theo TNO
Nga sẽ tái triển khai các "đoàn tàu tên lửa"
Một tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga - Ảnh: AFP
Nga sẽ tái khởi động việc sản xuất các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lắp trên tàu lửa và các mẫu đầu tiên sẽ được triển khai trước năm 2020, theo một quan chức quốc phòng cao cấp của Nga vào hôm 26.12.
Quan chức giấu tên này tiết lộ với hãng RIA Novosti rằng việc sản xuất các mẫu tên lửa đầu tiên đã được tiến hành.
Tên lửa mới sẽ nặng bằng một nửa loại ICBM lắp trên tàu lửa thời Liên Xô trước đây để có thể lắp gọn chúng trên một toa tàu.
Quân đội Liên Xô từng triển khai "đoàn tàu tên lửa" đầu tiên vào năm 1987 và sở hữu 12 đoàn tàu như thế vào năm 1991.
Đến năm 2005, chúng đã được tiêu hủy theo hiệp ước cắt giảm vũ khí START II với Mỹ.
Tuy nhiên, hiệp ước New START (sẽ thay thế START II vào năm 2010) không cấm việc phát triển ICBM lắp trên tàu lửa.
Hệ thống đoàn tàu tên lửa ban đầu vốn sử dụng các tên lửa SS-24 Scalpel nặng đến 104 tấn. Cần phải có ba đầu tàu để kéo và do quá nặng nên chúng gây ra hư hại cho các đường ray.
Các tên lửa phóng từ những đoàn tàu di chuyển được cho là khó có thể theo dõi hơn những loại gắn trên bệ phóng cố định.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga Alexander Konovalov cho rằng việc quay trở lại với công nghệ cồng kềnh thời Liên Xô là một "ý tưởng tồi", ngay cả dưới hình thức cải tiến.
Việc tái sử dụng các đoàn tàu tên lửa rõ ràng là phản ứng của Nga với kế hoạch thiết lập các bộ phận lá chắn tên lửa tại Đông Âu của Mỹ, theo ông Alexander Konovalov, Chủ tịch Viện phân tích chiến lược, một tổ chức nghiên cứu tư nhân ở Moscow.
Nga khẳng định lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các vụ phóng của họ song ông Konovalov nói hiểm họa này được phóng đại. Ông bổ sung rằng các đoàn tàu tên lửa là công nghệ lỗi thời.
"Chúng ta tốt hơn nên phát triển hệ thống viễn thông, máy bay không người lái và các vũ khí thông minh, chứ không phải những thứ cồng kềnh đó", ông Konovalov nói với RIA Novosti.
Theo TNO
Nga cảnh báo Mỹ về lá chắn tên lửa Đài RT ngày 17.12 dẫn lời Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cảnh cáo việc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ hiện diện gần biên giới nước này sẽ gây bất ổn nghiêm trọng cho quan hệ song phương. Theo ông Rogozin, 2 nước thậm chí có thể bị kích hoạt chạy đua vũ trang. Phát biểu trên được đưa ra nhằm...