Larry Page: “Biết nhiều điều về bạn giúp Google hoạt động hiệu quả hơn”
Trong bức thông điệp mới nhất gửi đến các cổ đông, nhà đồng sáng lập kiêm CEO Google – Larry Page đã làm sáng tỏ các động thái gần đây và vạch ra tầm nhìn của hãng trong tương lai, đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Google Plus và tính năng tìm kiếm trên mạng xã hội. Dù không đưa ra bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch phát triển công ty, bức thông điệp trên giống như một lời khẳng định về đường lối hoạt động mà Google đã và đang theo đuổi từ khi Page tiếp quản vị trí giám đốc điều hành vào tháng 1 năm ngoái.
Giám đốc điều hành Google, Larry Page.
Sau khi gây ra những tranh cãi nảy lửa về thay đổi trong chính sách bảo mật và điều khoản người dùng, gã khổng lồ công nghệ tiếp tục trở thành tâm điểm sự chú ý khi giới thiệu Search Plus Your World – tính năng cho phép Google bổ sung và làm nổi bật các nội dung có nguồn gốc từ Google trên trang kết quả tìm kiếm, với mục tiêu đẩy mạnh chia sẻ thông tin trên mạng xã hội còn non trẻ này. Vậy nên, không bất ngờ khi chiến lược hợp nhất các sản phẩm và tính năng tìm kiếm trên mạng xã hội sẽ tiếp tục là trọng tâm phát triển của Google trong thời gian tới.
Sự thống nhất các dịch vụ của Google.
Page tỏ ra rất lạc quan với những bước tiến trên, khẳng định rằng sự thống nhất các dịch vụ của hãng sẽ cung cấp đến người dùng “Một trải nghiệm đẹp, đơn giản xuyên suốt Google” và “Người dùng sẽ không cần mất công điều chỉnh giữa các tính năng của Google nữa”. Ngoài việc tuyên bố Google đã cán mốc 100 triệu người sử dụng thường xuyên, ông cũng nhấn mạnh thế hệ công cụ tìm kiếm tiếp theo sẽ bao gồm kết quả từ các mạng xã hội, nhờ đó Google sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu thông tin và các kết nối mà khách hàng sở hữu – trở ngại mà họ không thể vượt qua được trong bối cảnh các mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook luôn nói không với tính năng tìm kiếm của Google. Thêm vào đó, Page chỉ ra một số dấu ấn nổi bật của Google trong năm qua, như dịch vụ Google Hangouts và Google Play – các tính năng báo hiệu xu thế hướng đến nội dung có trả phí của hãng.
Chính sách thông tin người dùng mới của Google.
Vị CEO trẻ tuổi của Google cũng nhấn mạnh hai yếu tố “tình yêu và sự tin tưởng”, bằng cách đề cao trách nhiệm và lợi ích tài chính mà công ty mang lại cho các đối tác. Ông khẳng định: “Chúng tôi luôn tin tưởng rằng lợi nhuận có thể được tạo ra mà không cần gây nên điều ác” , và “Quy mô công ty càng lớn, ý thức về trách nhiệm công ty gánh vác càng cao”. Nhằm làm dịu đi những tranh cãi xoay quanh vấn đề giám sát người dùng, Page cũng thừa nhận: “Google không phải lúc nào cũng đúng”. Ông nói thêm: “Chúng tôi mong muốn Google luôn là một công ty xứng đáng với những tình cảm tuyệt vời mà khách hàng dành tặng”.
Bức thông điệp được Page kết thúc bằng một câu nói đầy cảm hứng: “Bằng cách tạo ra các sản phẩm sáng tạo chạm đến sâu thẳm nơi người dùng, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo nên những điều tuyệt vời làm thay đổi cả thế giới này.” Dựa trên danh mục sản phẩm mà Google đang sở hữu, họ có đủ đam mê và tài năng để hiện thực hóa câu nói trên. Liệu Google sẽ tiến bước thế nào trong năm 2012, trước sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ đáng gờm khác? Gã khổng lồ công nghệ đang nỗ lực hết mình, và để thành công, họ sẽ phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn rất nhiều.
Nhân dịp một năm tiếp quản chức vụ giám đốc điều hành ở Google, Larry Page cũng chia sẻ một bức thư cho các nhà đầu tư của công ty. Nội dung nhằm “khoe” 7 thành tựu nổi bật của Google trong những năm qua:
- Hơn 850.000 thiết bị Android được kích hoạt mỗi ngày với mạng lưới 55 nhà sản xuất và 300 nhà mạng.
- Trình duyệt Google Chrome đạt hơn 200 triệu người sử dụng.
- Google trình làng hộp thư Gmail vào năm 2004 và hiện đã có hơn 350 triệu người dùng. Mỗi ngày có hơn 5.000 doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục đăng ký hộp thư mới.
Video đang HOT
- Dịch vụ chia sẻ video trực tuyến YouTube có hơn 800 triệu người dùng mỗi tháng, cứ mỗi giây lại có một video clip thời lượng một giờ được upload lên.
- Dịch vụ quảng cáo trên di động của Google tăng trưởng nhanh, thu được 2,5 tỷ USD vào quý 3 năm 2011, con số này cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2010.
- Google đã chi trả hơn 30 tỷ USD để hỗ trợ nội dung web kể từ khi Adsense ra đời từ hơn một thập kỷ trước.
- Công cụ dịch thuật Google Translate tròn 8 tuổi, Larry Page cho biết “hiện đã hỗ trợ dịch đến 64 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Hindi, Ả Rập và Trung Quốc. Tính chi tiết, bạn có thể kết hợp dịch 4032 từng cặp hai ngôn ngữ”.
Larry Page muốn tối ưu việc vận hành công ty bằng cách tập trung phát triển ít sản phẩm hơn. Ông chỉ ra rằng “chúng tôi đã đóng cửa hay kết hợp 30 dịch vụ lại với nhau, bao gồm một số dự án như Knol và Sidewiki”.
Nói về Google , Larry Page nhấn mạnh “tính đến nay có hơn 120 dịch vụ tích hợp Google (kể cả Google Search, YouTube, Android), chúng tôi đang đi đúng hướng. Hiện Google có hơn 100 triệu người dùng”.
Larry Page chính thức làm giám đốc điều hành của Google vào tháng 4 năm ngoái, sau khi có thông báo bổ nhiệm vào tháng 1 năm 2011.
Theo ICTnew
Larry Page làm được gì trong 1 năm ở Google?
Larry Page nắm giữ chức vụ TGĐ Google đúng một năm về trước. Trong khoảng thời gian này, vị TGĐ 39 tuổi đã làm được những gì cho gã khổng lồ tìm kiếm?
(Điểm số cho theo thang điểm A, B, C, D, F của Mỹ tương ứng với Xuất sắc, Khá, Trung Bình, Yếu, Kém)
Ngăn chặn chảy máu chất xám
Điểm: A
Quay trở lại năm 2010, dường như các nhân viên Google thường nhảy việc sang Facebook hay Twitter mỗi tuần. Google hiện tại vẫn có những kẻ "đào ngũ", tuy nhiên mức độ thỏa mãn của nhân viên vẫn luôn rất cao. Thực tế, lần đầu tiên sau 3 năm, nhân viên Google đã đánh giá Google cao hơn Facebook trong khảo sát do công ty nhân lực Glassdoor thực hiện.
Đáp trả Facebook không tồi
Điểm: B
Google có lịch sử thất bại đau đớn trong mạng xã hội: từ Dodgeball tới Buzz hay Wave. Cuối cùng với Google , gã khổng lồ tìm kiếm cũng tạo ra được thành công nhất định với hơn 100 triệu người dùng hàng tháng, liên kết với mọi sản phẩm của Google. Tuy nhiên, thời gian người dùng trên Google không kéo dài.
Hiện Google đang thu thập thông tin xã hội về người dùng của mình, những người họ kết nối và những gì họ ưa thích để cải thiện dịch vụ của hãng.
Quá nhiều hướng đi cho Google
Điểm: D
Page hứa hẹn sẽ dồn trọng tâm vào một sản phẩm duy nhất và làm mọi thứ tốt nhất, dẫn tới đóng cửa một loạt dịch vụ "cằn cỗi" như Slide, Buzz và Google Labs. Tuy nhiên, Google hiện vẫn còn có quá nhiều mục tiêu: smartphone, tablet, hệ thống âm thanh gia đình, điều khiển tivi từ xa, hệ thống truyền hình trả tiền cáp quang tại Kansas (Mỹ), thanh toán di động, xe hơi tự lái, hai hệ điều hành... Google cần xây dựng nhiều mảng kinh doanh mới, nhưng không có nghĩa là thực hiện hàng tá mục tiêu cùng lúc.
Mua lại Motorola Mobility là sai lầm hay ngôn khoan?
Điểm: B-
Điện toán đang chuyển dịch sang di động, Google không phải người dẫn đầu cuộc cách mạng này mà là Apple. Android giành thành công lớn về thị phần smartphone nhưng gần như mất tăm trên địa hạt máy tính bảng. Máy tính bảng Android duy nhất thành công là Amazon Kindle Fire song cũng chỉ sử dụng phần lõi của hệ điều hành. Các sáng kiến di động như ví điện tử Google Wallet cũng không thành công. Phiên bản Android mới nhất chưa xuất hiện nhiều trên điện thoại. Android không có nhiều ý nghĩa về doanh thu với Google.
Thương vụ mua lại Motorola có thể giúp Google tạo ra thế hệ máy tính bảng và smartphone cao cấp, nhưng lại kéo theo 19.000 nhân viên. Ngoài ra, không rõ các đối tác sản xuất Android khác có hài lòng nếu Google dần chuyển thành công ty giống Apple. Đó là tình thế khó đánh giá.
Page lẽ ra nên làm tốt hơn trong mắt các nhà chức trách
Điểm: C
Liên minh châu Âu đang trong bước đầu điều tra nhưng chưa đưa ra đơn kiện chính thức, trong khi các nhà làm luật Mỹ cũng chưa đâm đơn kiện chống độc quyền. Tuy nhiên, mọi thứ lẽ ra phải tốt hơn: mùa xuân năm ngoái, Google phải trả tới 500 triệu USD tiền phạt vì quảng cáo thuốc trái phép và hiện giờ các nhà chức trách đang đánh giá những thay đổi gần đây về chính sách quyền riêng tư của Google.
Đó không hoàn toàn là lỗi của Page song công ty làm dấy lên quan ngại khi thực hiện những điều ngớ ngẩn như theo dõi người dùng Safari. Chính thái độ này đã khiến Microsoft một thời lâm vào khó khăn.
Chi tiền như trẻ con mua kẹo
Điểm: C
Google dường như là công ty thích vung tiền thôn tính kẻ khác nhất trong lịch sử. Riêng năm 2011, công ty thực hiện hơn 50 vụ mua lại và gần như không có động cơ rõ ràng. Một số là các hãng công nghệ nhỏ, một số là bước đệm chuyển sang ngành kinh doanh mới (như mua lại Motorola), số khác chỉ là sở thích kì quái (mua lại Zagat).
Vẫn chỉ có con đường lợi nhuận duy nhất
Điểm: D
Không công ty nào sống sót mãi mãi nếu chỉ dựa vào một mảng kinh doanh đơn nhất. Tuy nhiên một năm sau khi Page nắm quyền điều hành, và 14 năm sau khi thành lập, 96% doanh thu của Google vẫn là từ quảng cáo, và phần lớn tới từ tìm kiếm.
Google có nhiều con bài hứa hẹn như quảng cáo hiển thị, YouTube, Android và thậm chí là ứng dụng hay Gmail nhưng tới thời điểm này, không thứ gì theo được công cụ tìm kiếm về khía cạnh lợi nhuận.
Nguyên nhân duy nhất khiến Page không giành điểm F (tệ nhất) là ít nhất ông cũng thực hiện bước đi lớn, chi 12,5 tỉ USD mua lại Motorola. Đó có thể là thảm họa, song là bước đi táo bạo.
Bảo vệ thành công "gà đẻ trứng vàng"
Điểm: A
Quảng cáo tìm kiếm tiếp tục là ngành kinh doanh Internet lớn nhất. Bất chấp bị các chuyên gia la ó vì tích hợp kết quả mạng xã hội vào tìm kiếm, thị phần tìm kiếm của Google vẫn tăng sau các thay đổi này.
Điểm trung bình: C
Điểm số này thể hiện những gì các nhà đầu tư đánh giá Larry Page. Sau 1 năm, cổ phiếu của Google không tăng nhiều, song cũng không tụt dốc.
Theo ICTnew
Google+ có nguy cơ trở thành 'bom xịt' Ngay cả Larry Page, CEO của Google và là người rất tích cực tham gia mạng xã hội mới của hãng này, cũng không cập nhật tài khoản suốt 1 tháng nay. Khi xuất hiện cuối tháng 6, mạng xã hội này nhận được nhiều lời khen ngợi với kỳ vọng trở thành công cụ thay thế Facebook vốn đã tồn tại nhiều...