Lập trường rõ ràng của Việt Nam tại LHQ về vũ khí hạt nhân
Đại sứ nêu rõ lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ chống phổ biến, GTQB toàn diện và triệt để, nhất là VKHN và vũ khí huỷ diệt hàng loạt, khẳng định cam kết cùng các nước phấn đấu cho mục tiêu chung này, cũng như bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân nhằm phát triển kinh tế – xã hội.
Từ ngày 3-11.10.2016 tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), đã diễn ra phiên thảo luận chung của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1), trong khuôn khổ khoá họp lần thứ 71 của Đại hội đồng LHQ.
Phát biểu khai mạc, ông Kim Won-Soo, Đại diện Cấp cao về các vấn đề giải trừ quân bị (GTQB) cho rằng các nước, nhất là những nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân, cần nỗ lực quyết tâm chính trị hơn nữa, tăng cường hợp tác trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, hạn chế khác biệt, linh hoạt và sáng tạo để cùng xây dựng một cơ chế pháp lý cho việc sở hữu và phổ biến vũ khí hạt nhân (VKHN), tiến tới mục tiêu cuối cùng là giải trừ hoàn toàn loại vũ khí này.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga.
Video đang HOT
Tại phiên thảo luận chung, đại diện các khu vực, tổ chức, trong đó có Phong trào Không liên kết, ASEAN bày tỏ quan ngại về sự bế tắc của GTQB và chống phổ biến qua nhiều năm, kêu gọi các nước tăng cường nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của VKHN và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác và đi vào thảo luận thực chất vấn đề này một cách toàn diện và có trách nhiệm trên cơ sở các biện pháp ngoại giao, đối thoại, xây dựng lòng tin; đồng thời khẳng định quyền chính đáng của mỗi quốc gia trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Nhiều nước nhấn mạnh sự cấp thiết cần thúc đẩy các khu vực phi VKHN, tăng cường kiểm soát không để VKHN rơi vào tay của khủng bố và tội phạm, kêu gọi các nước sở hữu VKHN cần hành xử có trách nhiệm hơn để làm sống động lại các cơ chế về GTQB hiện hành như Hội nghị GTQB, Uỷ ban LHQ về GTQB và thúc đẩy các điều ước, thoả thuận quốc tế liên quan sớm có hiệu lực và được phổ cập hoá.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và an ninh, thúc đẩy văn hóa tuân thủ và hành xử phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Đại sứ nêu rõ lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ chống phổ biến, GTQB toàn diện và triệt để, nhất là VKHN và vũ khí huỷ diệt hàng loạt, khẳng định cam kết cùng các nước phấn đấu cho mục tiêu chung này, cũng như bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân nhằm phát triển kinh tế – xã hội.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng trân trọng cảm ơn, đánh giá cao và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế, các nước và đối tác giúp Việt Nam triển khai hiệu quả chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025, nhất là trong lĩnh vực rà phá bom mìn và hỗ trợ nạn nhân.
Kỳ họp của Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế dự kiến kéo dài đến đầu tháng 11.2015 và sẽ thảo luận nhiều đề mục về các vấn đề quan trọng như giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cải tổ bộ máy giải trừ quân bị, tăng cường an ninh quốc tế, bảo đảm an ninhan toàn ngoài khoảng không vũ trụ.
Theo Danviet
Ý nghĩa quan trọng của Hiến chương LHQ đối với hòa bình quốc tế
Ngày 15/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên thảo luận mở về chủ đề: "Tôn trọng các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương LHQ - yếu tố then chốt nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế".
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc họp do Ngoại trưởng Venezuela, Chủ tịch HĐBA tháng 2/2016 chủ trì. Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc tham dự và phát biểu tại hội nghị.
Trong bài phát biểu mở đầu, Tổng Thư ký (TTK) LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh, bên cạnh những thành tựu đạt được, thế giới vẫn đứng trước nhiều thách thức như nội chiến leo thang ở Syria và Yemen, chủ nghĩa bạo lực cực đoan lan rộng, các giá trị cơ bản của luật nhân đạo và luật nhân quyền quốc tế bị xem nhẹ. TTK nhấn mạnh vai trò của LHQ trong việc hỗ trợ xây dựng năng lực giúp các nước nhận biết và xử lý xung đột và khủng hoảng, thông qua các biện pháp ngăn ngừa như phát hiện, cảnh báo sớm. Ông cũng khẳng định phương châm hoạt động của LHQ dựa trên hợp tác, minh bạch và tôn trọng chủ quyền quốc gia theo đúng tinh thần của Hiến chương LHQ.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, khẳng định ý nghĩa quan trọng của Hiến chương LHQ trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy phát triển và bảo vệ quyền con người; nhấn mạnh giá trị của các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương trước những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống hiện nay; kêu gọi LHQ, đặc biệt là các cơ quan chính là Đại Hội đồng, HĐBA, Hội đồng Kinh tế xã hội LHQ (ECOSOC), cần đi đầu thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương trên cơ sở tôn trọng giá trị, bản sắc riêng của mỗi nước về lịch sử, văn hoá, chính trị, kinh tế-xã hội.
Đại sứ cũng cho rằng LHQ cần phát huy vai trò hỗ trợ giải quyết hoà bình tranh chấp và ngăn ngừa xung đột; HĐBA cần ưu tiên sử dụng các biện pháp hoà bình theo Điều 33 của Hiến chương, tăng cường quan hệ với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực, thực hiện tốt vai trò trung gian hoà giải, huy động nguồn lực và nâng cao năng lực cho các hoạt động gìn giữ hoà bình.
Việt Nam đề cao vai trò đoàn kết của ASEAN trong bảo đảm cấu trúc an ninh và ổn định tại khu vực
Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh vai trò đoàn kết của ASEAN trong việc bảo đảm cấu trúc an ninh và ổn định tại khu vực, đặc biệt trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông với những hành động đơn phương xây dựng, mở rộng đảo, đá bất hợp pháp làm ảnh hưởng đến môi trường và gây phương hại nghiêm trọng đến hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Đại sứ đề nghị các bên liên quan chấm dứt những hành động làm thay đổi hiện trạng, quân sự hóa hoặc làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông; kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở khu vực, cam kết thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định vai trò quan trọng của các nguyên tắc cơ bản và mục đích của Hiến chương là yếu tố then chốt để xây dựng và duy trì một kiến trúc an ninh tập thể quốc tế; đề cao các giá trị cốt lõi như: tôn trọng độc lập và bình đẳng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết hoà bình tranh chấp, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực và vai trò quan trọng của LHQ trong việc hỗ trợ giải quyết hoà bình các tranh chấp và giải quyết các vấn đề gốc rễ để ngăn ngừa xung đột, đặc biệt trong bối cảnh an ninh, hoà bình khu vực và thế giới bị đe doạ bởi những tranh chấp chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xung đột tôn giáo, sắc tộc, giải trừ quân bị và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan dẫn đến làn sóng di cư bùng phát, dịch bệnh do virus Ebola, Zika, biến đổi khí hậu.
Theo Báo Tin tức
Việt Nam nêu quan ngại về Biển Đông tại LHQ Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga bày tỏ quan ngại trước các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Đại sứ, Trưởng đại diện Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga. Ảnh: Bộ Ngoại giao. Đại sứ, Trưởng đại diện...