Lập trường của Việt Nam về phân định biển?
Hỏi: “Phân định biển có ý nghĩa như thế nào? Lập trường của Việt Nam về vấn đề này ra sao?”- Phùng Tuấn Anh (Hà Nội)
Trả lời:
Phân định biển có ý nghĩa rất lớn đến an ninh, an toàn hàng hải và ổn định khu vực, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế biển. Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề này. Sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ nêu chi tiết dưới đây.
Phân định biển là một hoạt động mang tính quốc tế nhằm hoạch định đường biên giới biển (nội thủy, lãnh hải), ranh giới biển (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) giữa hai hay nhiều quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp nhau thông qua đàm phán, trung gian hoặc các cơ chế tài phán quốc tế khác.
Đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, Điều 15 của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: Khi hai quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại.
Đối với việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Điều 74 và 83 của Công ước 1982 quy định: Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thoả thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã được nêu ở điều 38 của Quy chế Toà án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng.
Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc (Ảnh chụp trên sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông)
Video đang HOT
Như vậy, nguyên tắc cơ bản trong phân định biển là nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bằng.
Khoản 3, Điều 4 Luật Biển Việt Nam 2012 khẳng định: Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Trong thực tiễn phân định biển với các nước có liên quan, lập trường nhất quán của Việt Nam là căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tính tới các hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên trong khu vực phân định để đạt được một giải pháp công bằng mà các bên đều chấp nhận được.
Theo Infonet
Trung Quốc có ý đồ muốn xây dựng lại luật biển quốc tế để mưu lợi?
Trung Quốc thấy Công ước Liên hợp quốc về Luật biển không có lợi lộc gì cho bành trướng "đường lưỡi bò"..., nên quyết tâm xây dựng lại luật quốc tế để mưu lợi.
Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 cùng với một lực lượng quân sự, bán quân sự quy mô lớn vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (ảnh tư liệu)
Tờ "Quang Minh" Trung Quốc ngày 12 tháng 11 đăng bài viết của Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Tống Học cho biết, Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa vào "Quyết định" (về pháp trị) nội dung thúc đẩy dùng pháp luật để "trị quân" nghiêm túc, điều này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với thúc đẩy xây dựng pháp trị trong hải quân nước này.
Trước hết, theo bài viết, điều này có lợi cho nâng cao năng lực vận dụng tư duy pháp trị, triển khai "đấu tranh quân sự trên biển bằng thủ đoạn pháp lý" cho Hải quân Trung Quốc.
Hiện nay, vấn đề "tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải" giữa Trung Quốc với các nước láng giềng có xu hướng phức tạp, "đấu tranh quân sự trên biển" có liên quan chặt chẽ hơn với "đấu tranh" trên các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh tế, pháp lý và dư luận; tính chính trị, tính nhạy cảm của hoạt động quân sự trên biển ngày càng tăng, đòi hỏi Trung Quốc phải nắm bắt chính xác đặc điểm, yêu cầu của "đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển".
Trung Quốc vươn ra biển, "bảo vệ chủ quyền biển" thì phải không ngừng tăng cường tư duy pháp trị và ý thức pháp trị trong xử lý "tranh chấp quyền lợi biển"; trong "đấu tranh quân sự trên biển" càng phải tự giác, chủ động vận dụng các biện pháp pháp lý, giỏi sử dụng biện pháp pháp lý để tính toán hành động, tạo thế, cung cấp "căn cứ pháp lý" cho cái mà TQ gọi là "đấu tranh quân sự trên biển".
Trung Quốc khủng bố Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam (ảnh tư liệu)
Thứ hai, bài viết cho rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh dùng pháp luật trị quân còn có lợi cho nâng cao tính chủ động cho Trung Quốc trong việc "tham gia xây dựng luật và các quy tắc quốc tế về biển", tăng cường tiếng nói của mình.
Từ khi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực vào năm 1994 đến nay, các nước ven biển trên thế giới đều căn cứ vào tình hình cụ thể của nước mình, xây dựng hoặc điều chỉnh lại chiến lược, chính sách và pháp luật biển nước mình. Sau khi Trung Quốc phê chuẩn "Công ước", đã tiến hành một loạt hoạt động lập pháp về biển, đã đưa ra tư tưởng giải quyết "tranh chấp biển" với các nước xung quanh.
Nhưng, theo bài viết, do Công ước là sản phẩm "điều hòa, thỏa hiệp" giữa các nước trên thế giới, rất nhiều mâu thuẫn và bất đồng vẫn tồn tại thậm chí ngày càng gay gắt sau khi Công ước có hiệu lực.
Đối với vấn đề này, Trung Quốc cần đẩy nhanh xây dựng pháp trị hải quân liên quan tới nước ngoài, tích cực tham gia "điều hòa và xây dựng các quy tắc biển quốc tế", tranh giành nhiều quyền phát ngôn hôn trong lĩnh vực quy tắc và chế độ biển quốc tế.
Trung Quốc chủ động điều tàu bán vũ trang đâm chìm tàu cá Việt Nam, thậm chí ngăn cản Việt Nam cứu ngư dân của tàu cá này - đây là một hành động khủng bố nhà nước, rất vô nhân đạo, không thể chấp nhận được (ảnh tư liệu).
Thứ ba, theo bài viết, Đảng Cộng sản TQ chủ trương trị quân bằng pháp luật có lợi cho năng cao khả năng đóng góp của thực tiễn pháp trị Trung Quốc đối với việc hình thành và phát triển của luật pháp quốc tế, tiếp tục mở rộng, phổ biến tư tưởng "biển hài hòa".
Về sức mạnh quốc gia tổng hợp và chiến lược phát triển quốc gia của Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc có một lực lượng tấn công biển xa quy mô lớn, cũng không thể toàn bộ sử dụng thủ đoạn vũ lực để giải quyết tất cả tranh chấp quyền lợi biển va lợi ích ở nước ngoài.
Theo bài viết, cần tăng cường xây dựng pháp trị hải quân liên quan đến nước ngoài, tiếp tục quảng bá tư tưởng gọi là "biển hài hòa", "bảo vệ có hiệu quả quyền lợi biển và lợi ích ở nước ngoài", mở rộng và bảo đảm "quyền lợi hợp pháp ở Nam Cực, Bắc Cực, biển quốc tế, đáy biển quốc tế", bảo đảm an toàn, thông suốt cho các tuyến đường hàng hải chiến lược.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết trên báo Trung Quốc, thấy rõ, Trung Quốc đang coi "Công ước" chẳng có giá trị gì, và thấy rõ ý đồ muốn xây dựng lại luật biển quốc tế của họ. Ngoài ra, tư tưởng "không thể sử dụng toàn bộ thủ đoạn vũ lực để giải quyết tranh chấp quyền lợi biển..." được bài viết nói đến cũng bộc lộ ý đồ dùng vũ lực nhất định của Trung Quốc để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ (như "đường lưỡi bò")...
Trung Quốc đang biến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trở thành các căn cứ quân sự để thực hiện cái gọi là "đấu tranh quân sự trên biển" trong tương lai, phục vụ mưu đồ bành trướng "đường lưỡi bò"?!
Theo Giáo Dục
TQ bất ngờ tổ chức hội thảo quốc tế về vụ kiện trọng tài Biển Đông Hội thảo có hơn 40 chuyên gia, học giả tham gia, tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. "Hội thảo nghiên cứu quốc tế trọng tài Biển Đông Trung Quốc-Philippines" Ngày 21 thang 8, tại Bắc Kinh, Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc và Trung tâm sáng tạo hiệp đồng nghiên...