Lập trường Biển Đông của Trung Quốc bị phản ứng từ trong nước

Nhiều học giả Trung Quốc lên tiếng chỉ trích chính sách bác bỏ thẩm quyền của tòa quốc tế về vấn đề Biển Đông mà nước này đang theo đuổi.

Lập trường Biển Đông của Trung Quốc bị phản ứng từ trong nước - Hình 1

Thẩm phán PCA lắng nghe luận điểm của Philippines trong phiên điều trần hồi tháng 7. Ảnh: Rappler

Trong một hội thảo gần đây tổ chức ở Bắc Kinh về yêu sách ở Biển Đông của Trung Quốc, các quan chức ngoại giao nước này mời một chuyên gia về luật pháp và quan hệ quốc tế lên phát biểu, với đề xuất “cứ thoải mái nêu ý tưởng”, theo SCMP.

Học giả Trung Quốc đó, không để lãng phí thời gian, lập tức nêu lên ý kiến bất đồng.

“Tôi cho rằng ta không có khả năng thắng vụ kiện bằng con đường pháp lý vì hiện tại ta nắm rất ít cơ hội xoay xở trong tay bởi lập trường bác bỏ thẩm quyền của tòa mà chính quyền theo đuổi”, ông nói. “Với tư cách một chuyên gia pháp lý, tôi chỉ có thể nói rằng nếu bạn từ chối xuất hiện trước tòa, bạn sẽ có rất ít cơ hội thắng”.

Ông tiếp tục đề xuất chính quyền nên bắt đầu lên phương án giải quyết những hệ quả sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết mà nhiều khả năng không có lợi cho Trung Quốc.

Và đó là lần cuối ông được mời đến một cuộc hội thảo như thế. “Chắc tôi đã làm phật lòng những người một mực bênh vực cho chính sách ngoại giao bắt nguồn từ các lãnh đạo hàng đầu”, ông nói.

Không lâu sau hội thảo, Bắc Kinh phát động một cuộc vận động ngoại giao chưa từng có để thu hút sự ủng hộ nhằm chống lại vụ kiện của Philippines cũng như bác bỏ phán quyết của PCA.

Suốt ba tháng qua, hàng chục nhà ngoại giao Trung Quốc, từ đương chức đến về hưu, không ngừng nghỉ đăng tải các bài viết hay trả lời phỏng vấn nêu quan điểm phản đối phán quyết của PCA. Bắc Kinh tuyên bố đã có 60 nước ủng hộ lập trường về Biển Đông của họ. Song nhiều quốc gia trong liên minh mà Trung Quốc nêu, ví dụ như Slovenia và Fiji, nhanh chóng phản bác, khẳng định họ không đứng về bên nào trong vấn đề trên.

Mặc dù cam kết thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS) nhưng Trung Quốc lại gọi vụ kiện là “một màn kịch” do Philippines cùng các quốc gia phương Tây dàn dựng nhằm phá hoại “chủ quyền” của nước này.

Đánh mất uy tín

Giới phân tích nhận định chiến dịch vận động quy mô lớn mà Bắc Kinh thực hiện cho thấy tính chất quan trọng của vụ kiện. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị kiện lên một tòa án quốc tế liên quan đến việc áp dụng UNCLOS từ năm 1949 đến nay.

“Đứng trên góc độ pháp lý, phán quyết từ tòa sẽ là yếu tố thay đổi cục diện cuộc chơi”, ông Ling Bing, chuyên gia luật quốc tế tại Đại học Sydney, bình luận. “Những lời cáo buộc chói tai không thể giúp Trung Quốc thuyết phục cộng đồng quốc tế đứng về phe mình trong vụ kiện. Nó chỉ tạo nên ấn tượng rằng Trung Quốc dường như sẽ phải hứng chịu thất bại nặng nề”.

Video đang HOT

Dù phán quyết của tòa có lẽ sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cán cân quyền lực khu vực, các nhà phân tích cảnh báo rằng hình ảnh quốc tế cũng như uy tín của Bắc Kinh sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Một số nhà phân tích dẫn lời các nhà ngoại giao cấp cao cho hay Bắc Kinh cũng ngầm thừa nhận rằng họ không thể xuất hiện trước tòa và thua kiện bởi sức ép từ làn sóng cảm tình dân tộc đang trào dâng trong nước.

Nhiều quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc giấu tên còn tiết lộ Bắc Kinh có nghĩ tới việc thuê một đội ngũ luật sư hàng đầu hòng đánh bại Philippines tại tòa nhưng cuối cùng họ nhận ra rằng những luật sư chuyên về tranh chấp trên biển tốt nhất đã được đối thủ thuê.

Từ khi Manila đâm đơn kiện Bắc Kinh hồi năm 2013, hàng loạt cuộc tranh luận nảy lửa đã nổ ra ở Trung Quốc. Nhiều người nghi ngờ cách mà chính quyền nước này xử lý vụ việc, phàn nàn rằng chính trị dường như được coi trọng hơn khía cạnh pháp lý quốc tế.

Theo họ, Trung Quốc không nên vắng mặt tại tòa để tránh một thất bại đáng xấu hổ. Bằng cách từ chối tham gia vụ kiện, Trung Quốc đã đánh mất quyền lựa chọn trọng tài viên, vốn có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn tới phán quyết cuối cùng.

Pang Zhongying, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, thì lo lắng về những tác dụng phụ nảy sinh từ động thái tìm kiếm đồng minh của Trung Quốc. Ông hoài nghi về tính hiệu quả của việc lôi kéo đồng minh khi mà nó chủ yếu chỉ hướng tới các quốc gia nhỏ bé và kém phát triển.

James Chieh Hsiung, giáo sư chính trị tại Đại học New York, đánh giá nỗ lực muộn màng của Bắc Kinh trong việc vừa lôi kéo đồng thuận từ quốc tế vừa tìm mọi cách để vô hiệu hóa phán quyết sắp tới của PCA chỉ cho thấy sự thiếu tự tin của nước này.

“Việc Trung Quốc cố gắng níu kéo sự ủng hộ từ các quốc gia khác sẽ chỉ khiến người ta nghi ngờ và đặt câu hỏi vì đâu mà Bắc Kinh nghĩ mình cần làm vậy”, ông Hsiung nhận xét. “Thái độ tự hoài nghi bản thân rõ ràng đang khiến những tuyên bố của Trung Quốc suy yếu đi”.

Một số học giả cũng kêu gọi chính quyền Trung Quốc từ bỏ lập trường mơ hồ vướng nhiều chỉ trích liên quan đến động thái tuyên bố chủ quyền phi lý đối với các vùng biển tranh chấp. Ông Xu Xiaobing, giáo sư luật tại Đại học Jiao Tong, Thượng Hải, cho rằng thay vì lôi kéo ủng hộ, Trung Quốc nên công bố bằng chứng để củng cố lập luận về cái gọi là “đường 9 đoạn” mà nước này vẽ nên.

Bên cạnh đó, theo học giả Ling, việc Trung Quốc phản đối vụ kiện còn xô đổ cả những nỗ lực bấy lâu nay của nước này trong việc xây dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm.

“Đã đến lúc Trung Quốc cần nghiêm túc tôn trọng luật pháp quốc tế”, Ling nhấn mạnh.

Vũ Hoàng

Theo VNE

Tình hình Biển Đông sẽ thay đổi ra sao sau khi tòa ra phán quyết

Căng thẳng có thể gia tăng và tiềm ẩn nguy cơ xung đột nhỏ trên Biển Đông khi Tòa Trọng tài thường trực ra phán quyết về vụ kiện "đường lưỡi bò".

Tình hình Biển Đông sẽ thay đổi ra sao sau khi tòa ra phán quyết - Hình 1

Tàu Trung Quốc huấn luyện tại gần đảo Hải Nam ở Biển Đông. Ảnh: AP

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague dự kiến sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền Trung Quốc đơn phương đưa ra ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng phán quyết của tòa sẽ có lợi cho Manila.

Tuan N. Pham, đại tá Mỹ có kinh nghiệm hoạt động ở châu Á - Thái Bình Dương, viết trên Diplomat rằng Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ phớt lờ phán quyết như họ đã nhiều lần tuyên bố. Nếu vậy, tòa trọng tài cũng không thể làm được gì nhiều để thực thi phán quyết. Tuy nhiên, tòa sẽ hạ uy tín của nước không tuân thủ phán quyết khi nước này muốn nhờ cậy đến luật pháp quốc tế trong tương lai.

Trong trường hợp của Trung Quốc, việc phớt lờ phán quyết của tòa có thể gây ảnh hưởng lớn về danh tiếng khi nước này đang muốn vươn lên thành cường quốc thế giới, đặc biệt là khi quan hệ thân thiện với láng giềng và uy tín quốc tế là những yếu tố rất cần thiết.

Ông Pham nêu ra hai khả năng về phản ứng của Trung Quốc sau khi tòa ra phán quyết. Khả năng thứ nhất là Bắc Kinh sẽ tăng tốc quân sự hóa tại Biển Đông, để tạo ra sự đã rồi trên hiện trạng bao gồm việc thành lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) khi họ có đầy đủ phương tiện để thực hiện điều đó.

Phan Duy Hảo, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore viết trên Strait Times rằng nếu Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các hành động đơn phương và khiêu khích không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về luật biể (UNCLOS) ở Biển Đông, các cường quốc bên ngoài sẽ thực hiện thêm các biện pháp ngoại giao, chính trị hoặc phương pháp khác cứng rắn hơn. Trung Quốc sẽ càng hiện lên là một cường quốc đang lên nhưng lại thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế và các quy định trong luật biển.

Theo ông Pham, Bắc Kinh cũng có thể sẽ "án binh bất động" để đợi thời cơ, ít nhất là cho đến sau Hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 9. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã tính toán rằng họ đã đạt được đủ lợi ích và chỉ cần thực hiện sự kiên nhẫn chiến lược để củng cố những lợi ích đó tại thời điểm hiện giờ. Ông Pham cho rằng Bắc Kinh có thể sẽ không thực hiện thêm các hành vi "đi quá xa", có thể kích thích các động thái cứng rắn từ Washington cùng các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, hay những hành động tập thể của các bên tranh chấp Biển Đông khác.

Thực tế, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng 4 nói rằng Bắc Kinh muốn Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tập trung vào vấn đề kinh tế chứ không phải tranh chấp chủ quyền. Các chuyên gia coi đây là cảnh báo của Trung Quốc đến cộng đồng quốc tế rằng không đưa vấn đề Biển Đông vào hội nghị cấp cao này.

Thay đổi

Theo LA Times, dù Trung Quốc từ chối tuân thủ phán quyết thì phán quyết vẫn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ khu vực và quốc tế.

Nếu Manila chiếm ưu thế, họ có thể khuyến khích các quốc gia khác theo đuổi những vụ kiện tương tự hoặc sử dụng các phán quyết như một cơ sở để thách thức mạnh mẽ hơn nữa hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nếu tòa đưa ra một phán quyết không rõ ràng, tòa có thể khiến các nước giảm niềm tin vào cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế như tòa trọng tài và các thỏa thuận quốc tế. Điều đó có thể khiến các nước trong khu vực hay Mỹ thúc đẩy các cuộc diễn tập tự do hàng hải và các hoạt động khác như đánh cá hay khoan dầu ở khu vực.

Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể thay đổi giọng điệu nếu tòa trọng tài ra phán quyết mạnh mẽ chống lại họ.

"Lịch sử cho thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc và lập trường pháp lý của họ không phải lúc nào cũng nhất quán. Nếu những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cố gắng thúc đẩy mạnh mẽ giải quyết khác biệt thông qua ngoại giao, trong đó bao gồm cả phương án nhờ đến các thể chế pháp lý quốc tế, thì rồi những nỗ lực này cũng có thể mang đến hiệu quả", giáo sư luật Đại học New York Jerome A. Cohen, nói.

Nếu tất cả các quốc gia có liên quan ở biển Hoa Đông và Biển Đông "oanh tạc" Bắc Kinh bằng cách đưa tranh chấp chủ quyền của họ với Trung Quốc ra thể chế pháp lý quốc tế, chứ không dựa hoàn toàn vào những cuộc đàm phán song phương vô tận, không có kết quả và không công bằng hoặc các động thái quân sự của Mỹ, thì chúng ta có thể hy vọng sẽ có một sự thay đổi toàn diện, ông nhận định.

Nguy cơ xung đột

Theo SCMP, một số nhà phân tích thậm chí bày tỏ mối lo ngại rằng phán quyết của tòa có thể làm trầm trọng hơn căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á và đẩy họ đến nguy cơ trạm chán, mặc dù họ có quan hệ thương mại chặt chẽ với nhau. Điều còn đáng lo ngại hơn là nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, khi hai bên liên tục cáo buộc lẫn nhau có hành động khiêu khích và gây căng thẳng.

Biển Đông hiện là một vấn đề tranh cãi lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, giáo sư Kerry Brown, một chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại King's College ở London, nhận xét.

"Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể tiếp tục thúc đẩy các hành động của mình xa đến đâu mà vẫn tránh được nguy cơ leo thang", ông nói. "Điều đó phụ thuộc vào cách họ nhìn nhận cam kết của Mỹ trong khu vực và xác định vấn đề tột cùng là gì. Họ có thể dễ dàng đánh giá sai điều đó".

Tuy khó có thể xảy ra các cuộc xung đột lớn, vì cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn để xảy ra xung đột trực tiếp, các nhà phân tích nói rằng nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn nhỏ, đặc biệt là liên quan đến tàu cá, không thể bị loại trừ.

"Ví dụ, nếu PCA ra phán quyết cho rằng người dân Philippines có quyền đánh cá gần bãi cạn Scarborough và chính phủ Philippines điều tàu hải quân để thực thi phán quyết, điều đó có thể kích động phản ứng từ Trung Quốc. Một cuộc chạm trán có thể xảy ra", tiến sĩ Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, nói.

Jay Batongbacal, một chuyên gia luật hàng hải tại Đại học Philippines, cho rằng kịch bản xấu nhất giữa Philippines và Trung Quốc sẽ là sự cố trên biển có nguy cơ leo thang, khi xét đến tham vọng hàng hải và hành vi quyết đoán của Trung Quốc trong việc cải tạo thực thể và đẩy mạnh tuần tra quân sự.

Tuy nhiên, Đới Bỉnh Quốc, cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, cho biết trong một bài phát biểu hồi tháng ba rằng ông tin việc đối đầu giữa một cường quốc đang lên và cường quốc truyền thống là điều không chắc chắn phải xảy ra. Ông cho rằng Trung Quốc và Mỹ có thể đảm bảo rằng sẽ không có xung đột giữa họ. "Chúng ta không thể để xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh, chưa nói gì đến chiến tranh nóng", ông nói.

Zhu Zhiqun, thuộc Đại học Bucknell ở Pennsylvania, cũng cho rằng căng thẳng khó có khả năng leo thang hơn nữa vì cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn đối đầu ở Biển Đông.

"Tôi nghĩ rằng cả Mỹ và Trung Quốc đã làm đủ để làm hài lòng các đồng minh của họ và người trong nước", ông nói. "Cả hai đều sẽ muốn hạ nhiệt thông qua các biện pháp song phương và đa phương".

Giáo sư Huang Jin, chuyên nghiên cứu quan hệ Mỹ - Trung tại Đại học Quốc gia Singapore, nói rằng căng thẳng sẽ không thể nào sớm kết thúc và vẫn tồn tại nguy cơ xảy ra xung đột nhỏ. Do đó, tình hình Biển Đông trong tương lai vẫn phải dựa vào khả năng liệu Trung Quốc và Mỹ có thể gạt sang một bên những khác biệt của họ và chung tay trong việc kiểm soát tình hình hay không.

"Quản lý khủng hoảng không nhất thiết có nghĩa là ngăn chặn một cuộc khủng hoảng", ông nói. "Thay vào đó, nó nghiêng nhiều hơn về khả năng giảm thiểu nguy cơ leo thang nếu khủng hoảng xảy ra".

Phương Vũ

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông TrumpÔng Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump
15 giờ trước
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tínhÔng Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
hôm qua
Ông Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thưÔng Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thư
hôm qua
Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?
hôm qua
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà HarrisÔng Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris
22 giờ trước
Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho UkraineLý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine
hôm qua
Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiếnXung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến
hôm qua
Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với NgaTổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga
hôm qua

Tin đang nóng

Khám xét nhà Thùy Tiên: 'bế' loạt tài liệu sốc, lộ quan hệ với 'ông trùm' này?Khám xét nhà Thùy Tiên: 'bế' loạt tài liệu sốc, lộ quan hệ với 'ông trùm' này?
5 giờ trước
Nữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tinNữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tin
1 giờ trước
Người tố Thùy Tiên 'giựt nợ' thái độ hả hê, đời tư sốc chưa ngán ai cả Nawat?Người tố Thùy Tiên 'giựt nợ' thái độ hả hê, đời tư sốc chưa ngán ai cả Nawat?
4 giờ trước
Nam sinh rơi sân thượng tử vong ở Đại học Quốc gia TPHCMNam sinh rơi sân thượng tử vong ở Đại học Quốc gia TPHCM
4 giờ trước
Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6
1 giờ trước
Nữ danh ca U80 khiến chồng Tây bỏ xứ theo mình: "Tôi tiếc vì không thể sinh con"Nữ danh ca U80 khiến chồng Tây bỏ xứ theo mình: "Tôi tiếc vì không thể sinh con"
1 giờ trước
"Trùm cuối" kẹo Kera: Mất hút 2 tháng, lộ diện là có biến, 1 chi tiết rõ bộ mặt?"Trùm cuối" kẹo Kera: Mất hút 2 tháng, lộ diện là có biến, 1 chi tiết rõ bộ mặt?
4 giờ trước
Vụ kẹo Kera: Chị Quang Linh ngồi trên đống lửa, 1 cổ đông trùm cuối chưa lộ mặt?Vụ kẹo Kera: Chị Quang Linh ngồi trên đống lửa, 1 cổ đông trùm cuối chưa lộ mặt?
4 giờ trước

Tin mới nhất

Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Nhà Trắng mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

1 giờ trước
Theo CNN, trong một cuộc gặp mới đây tại Vatican ngày 19.5, Phó tổng thống Mỹ JD Vance đã gặp gỡ Giáo hoàng Leo XIV và chuyển thư mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump.
Tương lai nào cho Syria trước bước ngoặt lịch sử?

Tương lai nào cho Syria trước bước ngoặt lịch sử?

1 giờ trước
Được phương Tây dỡ bỏ cấm vận, Syria đang trên hành trình tái thiết sau những năm tháng chiến tranh nhưng liệu mọi chuyện sẽ thuận lợi cho nước này?
Lũ quét chia cắt nhiều vùng của Australia

Lũ quét chia cắt nhiều vùng của Australia

1 giờ trước
Các thị trấn ở vùng Hunter và Mid North Coast của bang New South Wales - bang đông dân nhất của Australia, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận mưa như trút, với lượng mưa trong 24 giờ qua tương đương mức trung bình hơn 4 tháng.
Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

Chưa có đột phá cho tình hình Ukraine

1 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ý có thể rút khỏi vai trò trung gian hòa đàm giữa Nga và Ukraine nếu Moscow và Kyiv không tìm được tiếng nói chung.
WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

WHO thông qua thỏa thuận về ứng phó đại dịch

1 giờ trước
Tại phiên họp thường niên nói trên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ trưởng Y tế Philippines Ted Herbosa, chủ trì phiên họp, đã công bố thỏa thuận ứng phó đại dịch được thông qua và không có thành viên nào phản đối, AFP đưa tin.
Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ thời điểm Nga đưa ra đề xuất ngừng bắn với Ukraine

1 giờ trước
Ngoại trưởng Rubio cho biết Nga sẽ đưa ra những điều khoản chung hướng tới lệnh ngừng bắn, và lệnh ngừng bắn đó sau đó sẽ cho phép chúng tôi tham gia vào các cuộc đàm phán chi tiết để chấm dứt xung đột .
Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

Ông sui của Tổng thống Trump chính thức trở thành Đại sứ Mỹ tại Pháp

1 giờ trước
Ông Charles Kushner, thông gia của Tổng thống Donald Trump, vừa được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Đại sứ tại Pháp.
Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

Bác sĩ Trung Quốc khuyên phụ nữ ngắm 'đàn ông cơ bắp' để giảm stress

1 giờ trước
Một bác sĩ ở Trung Quốc đã thu hút nhiều sự chú ý khi gợi ý rằng những phụ nữ thiếu năng lượng hoặc bị thiếu máu nên ngắm những người đàn ông cơ bắp để cải thiện tâm trạng và giải tỏa căng thẳng.
Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

Làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ở Ấn Độ: Nguyên do và tác động

1 giờ trước
Ấn Độ đang chứng kiến làn sóng tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng mạnh mẽ, xuất phát từ việc Ankara công khai ủng hộ Pakistan trong cuộc xung đột gần đây giữa hai quốc gia Nam Á.
Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ

Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ

1 giờ trước
Bất chấp những thách thức trên, doanh nhân Musk vẫn được nhiều người kỳ vọng là nhà tài trợ chính cho các thành viên theo xu hướng MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) trong đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ tiếp theo.
Bộ trưởng Nhật bị khiển trách vì nói được tặng gạo nên 'chưa từng mua'

Bộ trưởng Nhật bị khiển trách vì nói được tặng gạo nên 'chưa từng mua'

1 giờ trước
Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản Taku Eto thừa nhận ông đã cường điệu và cho biết gia đình ông vẫn mua gạo khi dùng hết số gạo được tặng.
EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

1 giờ trước
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu (EP), ông Sefcovic cho biết các nền tảng thương mại điện tử sẽ phải trả mức thuế theo từng kiện, nhằm giúp EU giải quyết thách thức từ dòng hàng giá rẻ ồ ạt đổ vào.

Có thể bạn quan tâm

1 nữ Rapper bị Wren Evans 'hại', tổn thất nặng nề, thẳng tay làm 1 hành động sốc

1 nữ Rapper bị Wren Evans 'hại', tổn thất nặng nề, thẳng tay làm 1 hành động sốc

Sao việt

28 phút trước
Những ngày qua ồn ào tình ái tố qua lại giữa hot girl Lim Feng, Wren Evans và nữ dancer bí ẩn MN đã thu hút sự chú ý lớn từ công chúng. Trong khi khán giả nghĩ ồn ào này đã dừng lại thì bỗng hot trở lại khi 1 nữ rapper bị réo tên đã tổn...
Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng

Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng

Ôtô

42 phút trước
Còn Hyundai Tucson một trong những mẫu SUV Hàn hút khách cũng ghi nhận mức giảm từ 55 đến 60 triệu đồng, tuy nhiên ưu đãi này có giới hạn về số lượng và phụ thuộc vào từng đại lý.
Diễn viên Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51

Sao châu á

44 phút trước
Nữ diễn viên Chu Viên Viên khiến người hâm mộ bàng hoàng khi qua đời ở tuổi 51 sau 5 năm chống chọi với căn bệnh ung thư.
Phim vận vào đời Thuỳ Tiên, lời tiên tri của nàng hậu đã linh ứng?

Phim vận vào đời Thuỳ Tiên, lời tiên tri của nàng hậu đã linh ứng?

Phim việt

45 phút trước
Vào ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) ra quyết định bắt tạm giam Nguyễn Thúc Thùy Tiên, 26 tuổi, để điều tra về hành vi Lừa dối khách hàng theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự.
Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng

Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng

Nhạc việt

52 phút trước
Ali Hoàng Dương ra mắt EP đầu tay Sai tình - Chia tình - Chữa tình với 4 ca khúc, kết hợp cùng Pháp Kiều và Nhật Hoàng, đánh dấu sự chuyển mình sang nhạc hiện đại.
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?

Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?

Tin nổi bật

58 phút trước
Lê Tùng Vân đã tạo ra một gia đình rất đặc biệt, nơi không có luân thường đạo lý, lời nói của thầy ông nội là mệnh lệnh tối cao . Chính con trai của Lê Tùng Vân cũng phải sởn da gà khi nhớ lại những gì mình mắt thấy, tai nghe về cha ruộ...
"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật

"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật

Phim âu mỹ

1 giờ trước
Đạo diễn Julia Ducournau trở lại với tác phẩm mới Alpha - một phim kể về hành trình trưởng thành của cô bé 13 tuổi trong bối cảnh đại dịch AIDS hoành hành.
LHP Cannes 2025: Đạo diễn nổi tiếng Wes Anderson hé lộ dự án phim tiếp theo

LHP Cannes 2025: Đạo diễn nổi tiếng Wes Anderson hé lộ dự án phim tiếp theo

Hậu trường phim

1 giờ trước
Tại Liên hoan phim Cannes 2025, đạo diễn tài ba Wes Anderson đã hé lộ thông tin ban đầu về dự án phim tiếp theo của mình.
Bị thay thế ở Việt Nam, Ninja 400 hồi sinh cực ngầu tại Nhật Bản với phiên bản 2025

Bị thay thế ở Việt Nam, Ninja 400 hồi sinh cực ngầu tại Nhật Bản với phiên bản 2025

Xe máy

1 giờ trước
Tại một số thị trường trong đó có Việt Nam, Kawasaki sử dụng Ninja 500 thay cho Ninja 400, tuy nhiên tại nước mẹ Nhật Bản, hãng vẫn duy trì Ninja 400 và mới đây còn cập nhật bản 2025 cho mẫu sportbike này.
Quỳnh Sơn - Vẻ đẹp Xứ Lạng

Quỳnh Sơn - Vẻ đẹp Xứ Lạng

Du lịch

1 giờ trước
Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng Quỳnh Sơn nằm trên địa bàn xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80 km về phía tây nam theo tuyến quốc lộ 1B.