Lập trang web huy động tiền kiểu ‘đa cấp’ lừa hàng trăm tỷ
Chỉ trong 4 tháng hoạt động, trang wed huy động tài chính theo kiểu đa cấp của người đàn bà đã có 3.784 người tham gia số tiền gần 124 tỷ đồng.
Ngày 24-9, TAND tỉnh Đồng Nai xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Minh Phương và các đồng phạm Phạm Thanh Toàn, Hồ Đình Phú và Hồ Ngọc Thiên Tường về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Phiên tòa phải hoãn do vắng nhiều bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bị lừa nên lừa lại
Khoảng giữ năm 2015 Phương và Toàn tham gia rất nhiều website huy động vốn như fxmt4, stg68, M5, M7….
Phương quen biết với Phú khi cả hai cùng thanh gia nộp tiền vào website stg68.com. Phú đăng ký 3 mã ID với số tiền 15 triệu đồng dưới hình thức chuyển cho những người đăng ký ID khác trong đó có Phương và được hứa hẹn sẽ nhận lại số tiền 19,5 triệu đồng.
Minh Phương và đồng phạm tại tòa sơ thẩm: Ảnh: VH.
Tuy nhiên sau đó, trang stg68 bị sập, Phương mất hết tiền, không biết chủ trang ở đâu. Sau khi bị lừa mất tiền, Phương nảy ra ý định thành lập một trang web tương tự để lừa.
Tháng 6-2015, Phương thành lập Công ty TNHH MTV Phương Thái An và lập website hero8.org, giao cho Phú trực tiếp quản trị web. Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Phương lấy tên người khác để đăng ký.
Video đang HOT
Để tạo niềm tin cho người tham gia, Phương đã chuyển thành Công ty Cổ phần Phương Thái với số vốn điều lệ khống 20 tỷ đồng và có thêm mục ngành kinh doanh vàng bạc, đá quý. Người đại diện theo pháp luật là Phương, chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc .
Để tạo sự gắn kết, Phương để Toàn, Phú là cổ đông góp vốn mỗi người góp 500 triệu đồng (vốn không) và luôn nói trước mặt của các nhân viên đã bổ nhiệm Toàn làm tổng giám đốc . Ngoài ra, Phương còn tạo dựng cổ phần vốn khống của một số người khác.
Thời điểm này, Phương đi đâu cũng tạo vỏ bọc là doanh nhân thành đạt, có hoàn cảnh gia đình giàu có chuyên kinh doanh thời trang, vàng bạc đá quý, các dự án bất động sản trong khu đô thị Phương Thái An…
Nạn nhân cả nước ’sập bẫy’
Những người tham gia góp vốn kinh doanh qua trang web hero8.org sẽ được hưởng lãi suất cao. Phương cùng đồng phạm đưa ra giải pháp đầu tư theo mã pin ID. Người có nhu cầu góp vốn đầu tư phải mua mã pin ID với mức tiền 10,16 trệu đồng, trong đó phí mã pin ID 2,16 triệu đồng, vốn góp 8 triệu đồng sẽ được hưởng lợi nhuận.
Nhóm của Phương đưa ra bài toán sau 5 ngày góp vốn, mỗi mã pin ID sẽ nhận được 39,6 triệu đồng tiền lãi, trường hợp giới thiệu người tham gia hệ thống góp vốn đầu tư qua trang web hero8.org theo hình thức đa cấp sẽ được hưởng hoa hồng từ 20 % – 50 %.
Để lôi kéo người góp vốn, Phương còn thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội thảo tặng quà, bổ nhiệm các chức danh Leader (người đứng đầu các chi nhánh) của công ty để tạo thêm niềm tin của những người tham gia. Trong số cánh tay phải của Phương có Toàn. Hám lợi, Toàn dẫn cả mẹ vợ, người thân tham gia mua ID. Ngoài ra, Phương còn lôi kéo rất nhiều bạn, người thân tham gia vào hero8.
Đến cuối tháng 8-2016, khi hero8 mất khả năng chi trả , Phương cùng với các đồng phạm đã không thông báo cho các Leader và những người tham gia biết về tình hình tài chính mà tiếp tục che giấu thông tin, tiếp tục kêu gọi những người khác tham gia nộp tiền đăng ký ID của Hero8 .
Đến ngày 7-10-2016, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành bắt khẩn cấp đối với Phương, Toàn và Phú. Mở rộng điều tra, công an bắt giữ Tường.
Qua thu thập dữ liệu, công an xác định từ ngày 1-6-2016 đến ngày 6-10-2016 có 3.784 người ở 56 tỉnh thành trên cả nước đăng ký với gần 21.000 mã ID tổng số tiền hero8 đã nhận của những người nộp tiền đăng ký mã ID là gần 124 tỷ đồng.
Công an đã xác định, làm rõ đối với 799 người tham gia đăng ký hơn 4.700 ID của Hero8 với số tiền nộp là hơn 47 tỷ đồng. Số tiền Hero9 chuyển trả là 38,4 tỷ đồng trong đó có gần 200 người hưởng lợi gần 6,3 tỷ đồng và hơn 600 người nộp tiền số tiền hơn 32,6 tỷ đồng nhưng bị chiếm đoạt hơn 15 tỷ đồng.
Hoãn phiên phúc thẩm vụ rút ruột 1.129 tỷ đồng quỹ tín dụng ở Đồng Nai
Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM xác nhận đã hoãn phiên xét xử phúc thẩm vụ án "rút ruột" 1.129 tỷ đồng các quỹ tín dụng ở Đồng Nai, liên quan đến bị cáo Văn Văn Nghĩa. Dự kiến, phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 29/6.
Nguyên nhân khiến phiên tòa bị hoãn lại là do những người có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của vụ án vắng mặt không rõ lý do.
Bị cáo Văn Văn Nghĩa tại phiên xử sơ thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai (Ảnh: IT)
Đặc biệt, một loạt những người được Viện KSND Cấp cao tại TP.HCM xác định là có liên quan, có dấu hiệu đồng phạm trong vụ án này như một số cán bộ nguyên là lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai; cùng với các nhân viên của các Quỹ Tín dụng Nhân dân (Quỹ TDND), như Quỹ TDND Tân Tiến, Quỹ TDND Thanh Bình và Quỹ TDND Dầu Giây đều vắng mặt.
Thẩm phán phiên tòa phúc thẩm, ông Nguyễn Công Mười, cho biết: "Qua kiểm tra thủ tục triệu tập phiên tòa, tôi thấy một số người có liên quan đến nghĩa vụ tố cáo và một số người liên quan đến kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Cấp cao tại TP.HCM. Tuy nhiên, những người này đều vắng mặt không lý do. Đây là phiên tòa xử phúc thẩm lần thứ 1, vì vậy Hội đồng xét xử quyết định sẽ hoãn phiên tòa này lại, dự kiến phiên tòa sẽ mở lại vào ngày 29/6 tới".
Theo ông Mười, bị cáo và các đương sự liên quan đến vụ án này lưu ý, đúng 8h ngày 29/6 có mặt để tiến hành xét xử phúc thẩm. Những đương sự có mặt tại phiên tòa sẽ không nhận được giấy triệu tập nữa, tòa chỉ gửi giấy triệu tập đến những đương sự vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm lần 1 này.
Cũng tại phiên tòa, đại diện Viện KSND Cấp cao tại TP.HCM cho biết, tại phiên tòa sắp tới, tòa sẽ triệu tập nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Đồng Nai (ông Trần Quốc Tuấn - PV). Ông Tuấn phải có mặt, vì người này có liên quan đến vụ án. Hơn nữa, có kiến nghị xem xét trách nhiệm hình sự của ông đối với vụ án này nên không thể vắng mặt.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, Viện KSND Cấp cao tại TP.HCM đã ra quyết định kháng nghị bản án sơ thẩm vụ "rút ruột" 1.128,9 tỷ đồng các quỹ tín dụng ở Đồng Nai. Đồng thời, đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Theo Viện KSND Cấp cao TP.HCM, có 5 điểm bất thường liên quan đến bản án sơ thẩm, xét xử bị cáo Văn Văn Nghĩa về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" tại 3 quỹ tín dụng nhân dân (quỹ TDND) gồm: Quỹ TDND Tân Tiến, Quỹ TDND Thanh Bình và Quỹ TDND Dầu Giây.
Trong đó, có hai điểm bất thường đáng chú ý: Thứ nhất, bị cáo Văn Văn Nghĩa chiếm đoạt tài sản của 3 quỹ TDND nêu trên, với số tiền hơn 1.128,9 tỷ đồng, là có dấu hiệu đồng phạm.
Cụ thể, để chiếm đoạt số tiền, Nghĩa đã trực tiếp chỉ đạo và cùng các giám đốc, kế toán, thủ quỹ, ban kiểm soát (gồm 22 người) và một số nhân viên tín dụng của 3 quỹ, làm hồ sơ vay vốn giả, lập hồ sơ tín dụng cho vay không có khách hàng thật tại Quỹ TDND Tân Tiến, Dầu Giây để chiếm đoạt số tiền hơn 73 tỷ đồng.
Đồng thời, Nghĩa cũng thực hiện nâng khống hạn mức khi khách hàng vay vốn tại Quỹ TDND Tân Tiến để chiếm đoạt số tiền 168,7 tỷ đồng. Huy động vốn để ngoài sổ sách kế toán tại Quỹ TDND Tân Tiến để chiếm đoạt số tiền 170,09 tỷ đồng. Chi lương cho 2 người thực tế không nhận lương tại Quỹ TDND Tân Tiến để chiếm đoạt 319,3 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghĩa sử dụng 82 giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô giả của Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai và 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để hợp thức hóa các hồ sơ làm giả với mục đích chiếm đoạt tài sản của 3 quỹ TDND là có dấu hiệu phạm tội "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức", quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
Tuy nhiên, vấn đề này không được đưa ra xem xét tại phiên xử sơ thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai ngày 21/11/2019.
Vấn đề đáng chú ý thứ 2, theo Viện KSND Cấp cao TP.HCM, việc để bị cáo Văn Văn Nghĩa trong một thời gian dài thực hiện hành vi phạm tội "Chiếm đoạt tài sản" của 3 quỹ TDND, còn có hành vi thiếu trách nhiệm của các cá nhân tại NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai.
Cụ thể, Ban Giám đốc, đoàn kiểm tra, thanh tra giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai, trong suốt thời gian từ khi bị cáo Văn Văn Nghĩa thành lập 3 quỹ TDND, NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát nhưng thực hiện không đúng quy định về quản lý quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát; không phát hiện ra thủ đoạn làm hồ sơ giả, nâng khống, ký giả chữ ký khách hàng... tạo cơ hội cho Văn Văn Nghĩa chiếm đoạt hơn 1.128,9 tỷ đồng.
Thế nhưng, trách nhiệm này của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai cũng chưa được xem xét, xử lý.
Trước đó, TAND tỉnh Đồng Nai đã ra bản án sơ thẩm số 90/2019/HS-ST ngày 21/11/2019, tuyên phạt bị cáo Văn Văn Nghĩa 19 năm tù, buộc bị cáo Nghĩa bồi thường cho 3 quỹ tín dụng trên với tổng số tiền 1.128,9 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến việc Nghĩa có "đồng phạm" hay không, có sự thiếu trách nhiệm quản lý của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai hay không... vẫn chưa được tòa xem xét, xử lý.
Xét xử ông Nguyễn Thành Tài: Bị cáo Thúy khai "tài trợ" thẻ tín dụng cho ông Tài chữa bệnh Bị cáo buộc có mối quan hệ tình cảm và có những giao dịch bằng tiền giữa bị cáo Tài và bị cáo Thúy, bà Thúy khai rằng đã "tài trợ" thẻ tín dụng cho bị cáo Tài chữa bệnh tại Singapore. Hôm nay (19/9), phiên tòa xét xử nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài cùng 4 đồng phạm khác...