Lập trạm kiểm soát giao thông trên Quốc lộ 26
UBND tỉnh Khánh Hòa và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã thống nhất chủ trương lập Trạm kiểm soát tạm thời của cảnh sát giao thông Công an tỉnh trên Quốc lộ 26 để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) tại Trạm thu phí BOT Ninh Xuân ( thị xã Ninh Hòa).
Đây có thể là giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong suốt thời gian qua liên quan đến trạm thu phí này.
80% lái xe không mua vé qua trạm
Từ đầu năm đến nay, tình hình an ninh trật tự (ANTT), ATGT tại Trạm thu phí BOT Ninh Xuân tuy đã có một số chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn rất phức tạp. Thống kê cho thấy, bình quân mỗi ngày, nhà đầu tư phải xả trạm khoảng 25 lần vì tình trạng ùn tắc giao thông.
Video đang HOT
Các làn thu phí đều ùn ứ do lái xe không chấp hành mua vé.
Theo ghi nhận của phóng viên trong những ngày đầu tháng 4, tình trạng ùn tắc giao thông tại trạm thu phí này là do tài xế dừng xe giữa trạm và không mua vé. Sau 1 thời gian ngắn, chủ đầu tư bắt buộc phải xả trạm. Bởi nếu kéo dài, nguy cơ mất ATGT, ANTT có thể xảy ra. Tình trạng này diễn ra một cách thường xuyên tại Trạm thu phí BOT Ninh Xuân từ đầu năm đến nay. Thậm chí, trạm đã tổ chức thu phí tự động không dừng nhưng vẫn có nhiều tài xế đi vào làn này, không những không mua vé còn tông barie để vượt trạm trái phép, coi thường pháp luật. Thống kê cho thấy, chỉ trong 4 ngày (từ ngày 7 đến 10-4), đã có hơn 100 trường hợp vi phạm với hơn 40 xe ô tô thường xuyên dừng đỗ trái phép gây ách tắc giao thông.
Ông Nguyễn Văn Trọng – Trạm trưởng Trạm thu phí BOT Ninh Xuân cho hay, những tháng gần đây, khu vực trạm không còn tình trạng đánh nhau, tụ tập gây rối, nhưng các phương tiện, nhất là những xe ngoại tỉnh, có cả xe doanh nghiệp không chấp hành việc mua vé. Lái xe đi đầu đến barie thường dừng xe lại rất lâu khiến những xe sau không thể mua vé qua trạm. Lâu dần sẽ sinh ra tâm lý ức chế cho các tài xế. Hiện nay, khoảng 80% tài xế qua trạm không mua vé; mỗi ngày, nhà đầu tư chỉ thu được khoảng 14 triệu đồng/85 triệu đồng (phương án tài chính hoàn vốn). Việc xả trạm gây ảnh hưởng rất lớn đến phương án tài chính hoàn vốn dự án.
Thống nhất lập trạm kiểm soát giao thông
Tại cuộc họp với tỉnh Khánh Hòa vào đầu tháng 3 vừa qua, Bộ GTVT nhận định tình hình mất ANTT, ATGT tại Trạm BOT Ninh Xuân ngày càng diễn biến phức tạp. Các chế tài xử lý hiện nay chưa phát huy hiệu quả, chưa mang tính răn đe cần thiết dù lực lượng chức năng của địa phương đã nỗ lực vào cuộc. Trong khi đó, nhà đầu tư đang đứng trước nguy cơ phá sản, khi doanh thu chỉ đạt 16% so với kế hoạch. Vì thế, UBND tỉnh và Bộ GTVT đã thống nhất phương án thành lập Trạm kiểm soát của cảnh sát giao thông Công an tỉnh trên Quốc lộ 26. Ngày 18-3, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, nghiên cứu xác định vị trí đặt trạm và quy mô xây dựng trạm cho phù hợp. Đồng thời, xây dựng kế hoạch sơ bộ để triển khai các hoạt động của trạm theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đó, Công an tỉnh báo cáo Bộ Công an để trình xin ý kiến chấp thuận, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 30-4. Trước mắt, UBND tỉnh giao Công an tỉnh cử đội tuần tra giao thông để bảo đảm ANTT và ATGT trên tuyến Quốc lộ 26 đối với khu vực Trạm thu phí BOT Ninh Xuân.
Liên quan đến tình hình ANTT, ATGT tại Trạm thu phí BOT Ninh Xuân, Bộ GTVT có văn bản đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng công an có biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để xử lý, giải quyết các vi phạm tại trạm thu phí này. Đồng thời, bộ yêu cầu đơn vị quản lý trạm thu phí kịp thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của địa phương nghiên cứu, thực hiện giải pháp nhằm bảo đảm ATGT khu vực trạm.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc thu hoạch, vận chuyển mía
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản yêu cầu Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, UBND thị xã Ninh Hòa hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc thu hoạch, vận chuyển mía nguyên liệu niên vụ 2020 - 2021.
Trước đó, Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa (BHS-NH) có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thu hoạch - vận chuyển mía niên vụ 2020 - 2021. Theo đó, niên vụ này, doanh nghiệp bắt đầu thực hiện ép mía kể từ ngày 17-1 và kéo dài cho đến đầu tháng 4 năm nay. Mía sau khi thu hoạch cần được vận chuyển ngay về nhà máy để đảm bảo chất lượng cao nhất. Nếu quá trình vận chuyển bị gián đoạn, mía sẽ bị khô nhanh, dẫn đến chữ đường mía giảm sút, gây thiệt hại đến thu nhập của người trồng mía cũng như hiệu suất thu hồi đường của nhà máy. Giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán là thời điểm thu hoạch rộ. Phía BHS-NH yêu cầu các đơn vị vận chuyển mía chất gọn mía trong lòng thùng hàng, mía được ràng buộc chắc chắn, không rơi vãi, không chạy thành từng đoàn; phủ bạt toàn bộ mía trong suốt quá trình vận chuyển và chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. BHS-NH cam kết tiếp nhận mía nhanh chóng để các xe chở mía có điều kiện quay vòng nhanh, tăng hiệu quả vận chuyển cho chủ xe và đảm bảo chất lượng mía của nông dân không bị ảnh hưởng.
Được biết, niên vụ này, vùng nguyên liệu của BHS-NH tại Khánh Hòa khoảng 3.700ha, chủ yếu trên địa bàn thị xã Ninh Hòa.
Khánh Hòa tìm vị trí phù hợp để di dời cơ sở sản xuất nước mắm Khu vực làng nghề nước mắm được hình thành từ lâu, thuận tiện cho việc sản xuất của người dân do gần với cảng cá nhưng hiện nay dân cư xung quanh phát triển, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Sản xuất nước mắm truyền thống. Ảnh minh họa: Trần Việt - TTXVN UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có thông báo,...