Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chủ đầu tư ‘bất ngờ’ gặp dân
Tối 17.4, UBND P.Quyết Thắng (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) bất ngờ tổ chức cho Công ty Toàn Thịnh Phát gặp gỡ các hộ dân ở khu vực dự án lấp sông Đồng Nai để làm đô thị.
Hiện trường lấp sông Đồng Nai vẫn còn ngổn ngang – Ảnh: Độc Lập
Cuộc họp bắt đầu từ 19 giờ đến 21 giờ 30 mới kết thúc với khoảng 100 người dân tham dự. Ông Huỳnh Văn Tới, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai cùng một số lãnh đạo UBND TP.Biên Hòa tham dự. Tại cuộc họp có rất nhiều ý kiến phản ứng dự án.
“Có phải họp để đối phó dư luận… ?”
Một cán bộ nguyên là Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai lên tiếng: “Chúng ta cần xem lại tính pháp lý của dự án, đã đúng thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh Đồng Nai hay chưa? Có trái so với luật sông ngòi nước ta không? Tôi nghe người dân Biên Hòa nói, quỹ đất không thiếu để làm dự án, chưa đến mức phải đi lấp sông. Tôi đề nghị, nếu các anh tỉnh làm việc với các bộ ngành T.Ư phải nói đầy đủ ý kiến của tôi. Tôi chịu trách nhiệm ý kiến này chứ không được bỏ đi”.
Ông Năm, một cán bộ hưu trí khác đặt vấn đề: “Tại sao cuộc họp này không diễn ra trước đây, mà triển khai dự án rồi mới mời dân họp. Tôi không hiểu họp để làm gì, có phải họp để đối phó khi dư luận xã hội quá lớn không? Mà có đồng chí Tới đây, tôi cũng nói, các anh ngoan cố, các anh phê duyệt thì các anh có quyền quyết định dừng hay tiếp tục thi công. Sao phải đợi công ty làm tờ trình xin ý kiến mới chấp thuận. Nếu tôi, tôi đề nghị ngưng ngay để xoa dịu dư luận, đồng thời tham khảo ý kiến”.
Video đang HOT
Dù UBND P.Quyết Thắng khẳng định phát giấy mời cho người dân KP.2 (P.Quyết Thắng), khu vực nằm sát với dự án lấp sông làm dự án, thế nhưng ông T.M.S (ngụ tại KP.2) tỏ ra ngạc nhiên khi biết có cuộc họp này. Ông S. nói: “Tôi có hay biết gì đâu. Chắc họ chỉ mời mấy người liên quan trực tiếp đến dự án, chứ ở xa hơn một chút thì không được mời. Nhưng đây là môi trường chung, con sông gắn bó với chúng tôi hàng chục năm nay nên tổ chức họp mà không mời thì tôi thấy thiếu hụt và cảm thấy người dân không được quan tâm”. Ông S. cũng nhấn mạnh với PV Thanh Niên: “Họp dân cũng phải công khai thông tin rộng rãi, chứ họ làm vậy là chưa đến nơi đến chốn. Tổ chức họp thì phải xem phường mời bao nhiêu người? Ai vắng mặt? Ai chủ tọa? Chứ họ càng lập lờ thì người dân càng mất niềm tin”.
“Dự án dừng công ty thiệt hại nặng lắm”
Trước thắc mắc của người dân, tại cuộc họp ông Huỳnh Văn Tới, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, lý giải: “Hồi đó có cuộc họp, có biên bản với các thành phần chính quyền như HĐND, tổ trưởng khu phố. Thật ra đối với các dự án khác như vậy là đầy đủ rồi, nhưng tới hồi nghe báo chí phản ảnh này kia thì có nhiều người nói. Hôm nay tôi đến giám sát để xem người ta họp dân như thế nào. Cuộc họp trước, dân chưa hiểu hết dự án, cho nên ngay khi dư luận xảy ra chúng tôi tính họp ngay nhưng vì phường tổ chức đại hội, thứ hai nữa là công tác tổ chức, đến hôm nay mới làm được”.
Còn ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Toàn Thịnh Phát thì trấn an: “Cuộc gặp hôm nay không phải đối phó, không phải minh oan, mà Toàn Thịnh Phát chỉ muốn giải thích rõ hơn, gặp để trải lòng với người dân về dự án”. Ông Kiệt cũng đã xin lỗi người dân vì đến giờ này mới tổ chức họp. “Nếu cuộc họp này diễn ra trước khi làm dự án sẽ hay hơn. Dự án dừng công ty thiệt hại nặng lắm”, ông Kiệt phát biểu.
Tại cuộc họp, một người dân tên Hùng, nhà nằm trong vùng dự án đứng dậy đặt câu hỏi: Việc lấp sông gây ảnh hưởng đến Cù Lao Phố? Ông Kiệt trả lời: “Tụi này làm dựa trên báo cáo khoa học, tới giờ phút này chưa có báo cáo nào khác nói rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến Cù Lao Phố. Tuy nhiên nếu như có điểm xung yếu nào làm ảnh hưởng đến thì Toàn Thịnh Phát khẳng định tìm mọi giải pháp để bảo vệ và gia cố khu vực đó bằng việc kè đá”. Ông Kiệt nói thêm: “Tôi là người Biên Hòa, dân Cù Lao Phố. Nhà bố mẹ, ông bà, chú bác ở ngay miếng đất mà người ta nói có thể bị ảnh hưởng”.
Trả lời thắc mắc của nguyên Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai, ông Kiệt nói: “Về vấn đề pháp lý tôi không dám trả lời, phải chờ Chính phủ bàn và kết luận đúng hay sai, cho làm hay không. Nếu không cho làm thì thôi”.
“Họp dân để công khai dự án”
Ông Phạm Thanh Long, Chủ tịch UBND P.Quyết Thắng cho rằng: “Người dân tham dự cuộc họp đông, còn số lượng thì không nắm cụ thể được. Việc này là họp mời dân công khai. Bên phường mời, công ty qua, dân có ý kiến gì thì công ty giải thích. Giấy mời được phát tới từng hộ gia đình, mời tất cả mọi người trong phường. Chúng tôi họp dân để công khai dự án này, tuyên truyền đến người dân. Qua cuộc họp này xem người dân còn có ý kiến gì không. Cuộc họp này là phường chủ động làm, thành phố có biết”, ông Long nói.
Tuy nhiên trên thực tế, sau khi báo chí thông tin liên tục suốt thời gian qua thì dự án này đối với người dân có lẽ không còn gì cần phải “công khai” thêm nữa.
Theo Thanh Niên
4 Bộ yêu cầu chủ tịch tỉnh Đồng Nai gửi hồ sơ dự án lấp sông
Ngày 10.4, ông Hoàng Văn Bảy, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cho biết, Bộ TN- MT cùng với các Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ NN- PTNT đã họp bàn để thống nhất kế hoạch kiểm tra dự án lấp sông Đồng Nai làm khu đô thị ở TP. Biên Hòa.
4 Bộ yêu cầu chủ tịch tỉnh Đồng Nai gửi hồ sơ dự án lấp sông.
Nguồn tin của Thanh Niên cho biết, trước mắt, liên bộ đã gửi văn bản yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai phải gửi toàn bộ hồ sơ về dự án này cho các bộ kể trên để nghiên cứu, thẩm định lại hoàn toàn. Trong hồ sơ về dự án này đặc biệt lưu ý về các căn cứ pháp lý, quá trình chuẩn bị đầu tư, việc đầu tư, hạng mục thi công, báo cáo đánh giá tác động dòng chảy, báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Bên cạnh đó, khoảng ngày 20.4, đoàn kiểm tra liên bộ do Bộ TN-MT chủ trì sẽ vào lại hiện trường lấp sông Đồng Nai để khảo sát thực tế và làm việc với địa phương thêm lần nữa. Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Thái Lai cho hay, sau khi thẩm định toàn bộ hồ sơ, hiện trường thi công, liên bộ sẽ chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của dự án này nếu có. Sau đó, mỗi bộ sẽ đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với dự án này. Cùng với đó, các tỉnh trên lưu vực sông Đồng Nai cũng sẽ cho ý kiến về dự án lấp sông này để Bộ TN-MT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng vào khoảng cuối tháng 5.
Trước đó, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có văn bản chỉ đạo giao Bộ TN-MT chủ trì phối hợp với các Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ NN- PTNT, UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 27.3, Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai khẳng định sẽ báo cáo Thủ tướng về dự án lấp sông Đồng Nai.
Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai đánh giá, lưu vực sông Đồng Nai rất lớn, ảnh hưởng đến 11 tỉnh thành, không riêng gì tỉnh Đồng Nai. Do vậy, khi thực hiện dự án lấp đất lấn dòng con sông này với diện tích 7,7 ha là mặt nước (90% diện tích dự án) đương nhiên không thể một mình Đồng Nai tự quyết định mà phải tham khảo ý kiến các địa phương có liên quan.
Đặc biệt, theo luật Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) có nhiệm vụ điều phối và giám sát các hoạt động trên lưu vực các con sông liên tỉnh nên khi triển khai dự án lấn sông làm khu đô thị, UBND tỉnh Đồng Nai cần tham vấn Bộ.
"Tuy nhiên, Bộ TN-MT không nhận được văn bản báo cáo nào về dự án lấp sông xây khu đô thị Pegasus Residence ở Đồng Nai. Chúng tôi mới biết thông tin qua kênh báo chí và thấy nhiều nhà khoa học đã khẳng định dự án này ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước ở lưu vực sông Đồng Nai. Do vậy, Bộ đã chỉ đạo Sở TN-MT Đồng Nai cung cấp thông tin về dự án này. Đồng thời, cử đoàn công tác đến khảo sát thực địa, thu thập các tài liệu, số liệu để thẩm tra lại việc tính toán tác động môi trường (ĐTM), tác động dòng chảy do Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thực hiện" Thứ trưởng Lai nói.
Theo Một Thế Giới
Tạm dừng thi công dự án "lấp" sông Đồng Nai Ngày 27/3, ông Huỳnh Phú Kiệt đã gửi văn bản đề nghị tỉnh Đồng Nai cho dừng dự án để tham khảo thêm ý kiến các bộ ngành. Theo đó ông Kiệt - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát (chủ đầu tư dự án) thì. Việc công ty chủ động xin...