Lập nhóm Zalo hỗ trợ vận tải cho TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành kế hoạch về việc phối hợp hỗ trợ tối đa về vận tải và tổ chức giao thông cho TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, sản xuất.
Việc xây dựng kế hoạch nhằm tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa thông suốt – Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo Bộ Giao thông vận tải, việc ban hành kế hoạch nhằm phối hợp, hỗ trợ tối đa cho TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất một cách thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh thành.
Đồng thời, có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu lập nhóm trên Zalo, Viber, Facebook… gồm Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì cùng các cục quản lý đường bộ khu vực, các sở giao thông vận tải, cơ quan chức năng của địa phương, đơn vị vận tải, hiệp hội vận tải.
Video đang HOT
Nhóm này sẽ tiếp nhận và tháo gỡ vướng mắc nhanh cho các cơ quan chức năng địa phương cũng như doanh nghiệp tại 4 tỉnh thành nêu trên. Qua đó, cơ quan chức năng cũng kịp thời phổ biến, trao đổi chính sách, quy định mới cho đơn vị vận tải, doanh nghiệp…
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Sở Giao thông vận tải 4 tỉnh thành thống kê và chuẩn bị phương án huy động lực lượng lái xe, phương tiện (của người dân, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động lĩnh vực giao thông…) trên địa bàn 4 tỉnh thành dưới 2 hình thức tình nguyện tham gia, cung ứng dịch vụ theo yêu cầu.
Căn cứ nhu cầu số lượng và phương tiện hiện có của 4 tỉnh thành, Sở Giao thông vận tải các tỉnh thành chủ trì, phối hợp với Sở Y tế rà soát số lượng lái xe đã được tiêm vắc xin. Phối hợp Tổng cục Đường bộ Việt Nam lên phương án cụ thể để huy động lái xe và phương tiện để sẵn sàng vận chuyển hàng hóa thiết yếu cung ứng cho người dân hoặc phục vụ công tác khác trong phòng chống dịch trên địa bàn khi cần thiết.
Đối với các tỉnh thành khác, Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu xây dựng kế hoạch và chuẩn bị phương tiện sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho các 4 tỉnh thành khi có yêu cầu.
Áp dụng điều kiện đặc biệt di chuyển máy bay đến và đi "điểm nóng" phía Nam
Đối tượng được đi máy bay trong thời gian này là khách công vụ có văn bản thông báo, điều động công tác của các cơ quan Nhà nước; lực lượng y tế tham gia phòng, chống dịch bao gồm dân sự và quân y.
Cục Hàng không Việt Nam vừa lên kế hoạch phối hợp, hỗ trợ hoạt động vận tải hàng không cho TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Kế hoạch này nhằm đảm bảo hoạt động vận tải bằng đường hàng không nhanh chóng, kịp thời đưa người và phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác điều hành của Chính phủ và công tác phòng chống dịch Covid-19; duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, liên tục trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Lực lượng quân nhân thuộc nhóm hành khách công vụ được di chuyển bằng máy bay tới các tỉnh phía Nam (Ảnh: VJ).
Theo Cục Hàng không Việt Nam, công tác vận chuyển phải đảm bảo các quy định về an ninh, an toàn hàng không và các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch Covid-19 qua đường hàng không; đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM.
Kế hoạch của nhà chức trách hàng không nêu rõ về đối tượng hành khách được đi máy bay trong thời gian thực hiện cách ly xã hội và áp dụng các điều kiện đặc biệt.
Cụ thể, hành khách công vụ có văn bản thông báo, điều động công tác của các cơ quan Nhà nước; lực lượng y tế tham gia phòng, chống dịch, bao gồm dân sự và quân y, có văn bản của Bộ Y tế hoặc các cơ sở y tế.
Quy định trên còn áp dụng với các nhóm công dân có tổ chức đang làm việc, sinh sống ở các địa phương khu vực phía Nam hồi hương trên cơ sở đề nghị của địa phương (có kế hoạch đưa/đón, tiếp nhận cách ly cụ thể) và văn bản phối hợp, đồng ý cho người dân di biến động của các địa phương phía Nam và của TPHCM (địa phương có cảng hàng không).
Hành khách được đi máy bay trong trường hợp đặc biệt còn có, công dân được các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (nơi đi, nơi đến) cho phép di biến động theo Công điện 1063 của Thủ tướng Chính phủ; Trường hợp hành khách nối chuyến trực tiếp từ chuyến bay nội địa sang chuyến bay quốc tế của hãng hàng không Việt Nam.
Lực lượng y tế di chuyển từ Hà Nội vào miền Nam hỗ trợ chống dịch (Ảnh: VJ).
Cục Hàng không Việt Nam khẳng định không hạn chế hoạt động vận chuyển hàng hóa đi/đến Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Các hãng hàng không được cấp phép bay theo nhu cầu, bao gồm cả các chuyến bay chở hàng trên khoang hành khách (không có khách) và chở hàng trên khoang hành khách có kết hợp chở khách đã được Cục Hàng không Việt Nam ban hành quy trình vận chuyển đối với từng chủng loại tàu bay, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh, an toàn hàng không của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ xây dựng quy trình xem xét hồ sơ hành khách và cấp phép bay thực hiện trên môi trường trực tuyến đảm bảo việc xử lý phép bay liên tục 24/7.
Cảng vụ hàng không được giao phối hợp Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát công tác khử khuẩn phương tiện, trang thiết bị của các hãng hàng không, các đơn vị trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
Thực phẩm trao tay thật đáng quý Thực phẩm đến với người dân, trong khi cả xã hội phải dừng lại để giãn cách, đó là một "kỳ công". Vì thế, nếu túi an sinh có thể chưa như mong đợi, nhưng vẫn đủ sống, đó vẫn là tấm lòng của chính quyền, nhà hảo tâm, người tình nguyện gửi vào. TP.HCM cùng Bình Dương, Đồng Nai và Long An...