Lắp máy lạnh, mở nhạc hoà tấu ở WC chợ Bến Thành
Nhằm phục vụ tốt hơn cho tiểu thương và khách du lịch đến tham quan chợ Bến Thành, nhà vệ sinh công cộng ở đây sẽ được lắp máy lạnh, thiết bị nghe nhạc hòa tấu.
UBND quận 1 vừa đề nghị Công ty Dịch vụ Công ích quận lắp đặt máy lạnh và thiết bị nghe nhạc (nhạc nhẹ hòa tấu), các bảng thông tin, nội quy… bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại các nhà vệ sinh công cộng ở chợ Bến Thành trước ngày 1/10. Đổi lại cho phép công ty này phối hợp với các phòng chức năng của quận kêu gọi đầu tư quảng cáo ở các điểm này.
Bến Thành nằm ở trung tâm quận 1 là một trong những chợ lâu đời nhất TP HCM. Ảnh: Hữu Công.
Lãnh đạo quận 1 cũng yêu cầu đơn vị này trang bị đồng phục đẹp và tăng lương cho nhân viên làm việc tại các nhà vệ sinh công cộng này. Đồng thời, phải xây dựng lối đi riêng cho người khuyết tật khi sử dụng nhà vệ sinh.
Khách hàng sẽ đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên và chất lượng phục vụ trên một thiết bị điện tử. Thiết bị này được trang bị chống can thiệp và truyền trực tiếp về UBND quận 1.
Nếu trong năm phát hiện 3 lần không đạt các tiêu chuẩn đề ra hoặc thái độ phục vụ không tốt, UBND quận 1 sẽ thu hồi các nhà vệ sinh công cộng giao cho Ban Quản lý chợ Bến Thành điều hành và thu phí.
Theo báo cáo của Công ty Dịch vụ Công ích quận 1, mỗi ngày có khoảng 11.000 lượt người sử dụng nhà vệ sinh công cộng, thu phí khoảng 9 triệu đồng mỗi ngày.
Video đang HOT
Là một trong những ngôi chợ lâu đời nhất ở TP HCM, chợ Bến Thành được xây dựng từ năm 1912 và hoàn tất sau hai năm. Chợ có tổng diện tích hơn 13.000 m2, tập trung khoảng 3.000 hộ kinh doanh nhiều mặt hàng trong và ngoài nước, trung bình mỗi ngày chợ đón 15.000 du khách.
Do nằm ở trung tâm Sài Gòn, đây được xem là ngôi chợ đắt giá nhất hiện nay. Đầu năm 2012, chợ Bến Thành được tạp chí ẩm thực Food and Winechọn là một trong 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới.
Trung Sơn
Theo VNE
TP. Hồ Chí Minh xây thêm 28 nhà vệ sinh hạng "sao"
Các nhà vệ sinh này sẽ được xây dựng tại quận 1, TP HCM với tính thẩm mỹ cao, phù hợp mỹ quan đô thị, văn minh, hiện đại.
Xuất phát từ nhược điểm của 28 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) hiện có trên địa bàn, UBND quận 1, TP HCM đã tổ chức cuộc thi thiết kế NVSCC để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, du khách trong nước và quốc tế khi đến tham quan du lịch.
Trân trọng môi trường cộng đồng
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó Chủ tịch UBND quận 1, cho biết 28 NVSCC trên địa bàn đã cũ kỹ, trang thiết bị xuống cấp và thiết kế cũng không còn phù hợp với cảnh quan đô thị.
"Vì vậy, tiêu chí cuộc thi là các thiết kế kiến trúc đạt tính thẩm mỹ cao, khả thi khi sử dụng thực tế, đưa ra thông điệp trân trọng môi trường chung sống của cộng đồng, những giá trị văn hóa - truyền thống và phù hợp mỹ quan đô thị văn minh hiện đại" - ông Hiếu nói.
Thiết kế đạt giải nhất bảng A chủ đề "Nhà vệ sinh trong công viên" của thí sinh Bùi Văn Thái. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp).
Thay vì chủ động lựa chọn một vài kiểu nào đó như nhiều nơi từng làm, UBND quận 1 đã tổ chức hẳn một cuộc thi. Theo ông Hiếu, quận muốn tuyên truyền đến người dân về một chủ trương gắn liền với họ cũng như tạo sự hưởng ứng trong cộng đồng và giới trẻ. Bên cạnh đó, việc tổ chức cuộc thi rộng rãi sẽ thu hút trí tuệ của nhiều người, từ đó cho ra một sản phẩm mang tính cộng đồng cao, ai cũng có thể sử dụng.
Tiện dụng và hiện đại
Tổ chức từ ngày 12-10 đến 30-12-2014, cuộc thi đã thu hút 139 tác phẩm tham gia. Qua tuyển chọn, có 15 tác phẩm xuất sắc vào vòng 2. Kết quả: thí sinh Bùi Văn Thái nhất bảng A với chủ đề "Nhà vệ sinh trong công viên", nhóm thí sinh Trần Đăng Quang nhất bảng B với chủ đề "Nhà vệ sinh trên vỉa hè tại giao lộ các tuyến đường", nhất bảng C với chủ đề "Nhà vệ sinh trên vỉa hè bên hông các tuyến đường" là nhóm thí sinh Võ Tấn Đạt.
Các thí sinh đều nhìn nhận cuộc thi được tổ chức nghiêm túc và chu đáo. Giám khảo là những người có uy tín trong ngành thiết kế như Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP Khương Văn Mười, Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc TP HCM Phạm Tứ...
Kiến trúc sư Võ Tấn Đạt cho biết khi anh đăng ký tham gia cuộc thi, nhiều bạn bè ái ngại vì cho rằng "thi gì không thi lại đi thi thiết kế nhà vệ sinh". "Tôi thấy công trình nhỏ mà mình thiết kế không xong thì sao làm được công trình lớn. Hơn nữa, nhà vệ sinh cũng là một phần quan trọng của bộ mặt đô thị. Nếu chúng không tiện dụng, sạch sẽ thì nói gì đến chuyện vui chơi, giải trí và du lịch" - anh Đạt bày tỏ.
Theo kiến trúc sư này, ưu điểm lớn nhất trong thiết kế của nhóm anh là phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, kể cả người khuyết tật và có khay thay tã cho em bé dưới 2 tuổi. Khay này gắn âm tường, trong quá trình sử dụng sẽ bật ra và có móc treo tư trang, giỏ xách rất phù hợp cho phụ nữ có con nhỏ. "Mục tiêu của chúng tôi là làm ra một mẫu thiết kế mới thay thế những nhà vệ sinh composite đã không còn phù hợp về công năng và mỹ quan. Mẫu sẽ được sản xuất theo dạng module với đầy đủ chức năng để vận hành độc lập hoặc ghép nối khi muốn gia tăng nhu cầu phục vụ khách. Mỗi module có kích thước nhỏ gọn nhất nhưng người khuyết tật vẫn sử dụng được. Các thiết bị tự động hóa - tiết kiệm năng lượng và công nghệ xử lý nước thải tiên tiến" - anh Đạt tiết lộ.
Theo kiến trúc sư Bùi Văn Thái, khi nhận thấy đa số NVSCC không còn phù hợp, anh luôn thắc mắc: Tại sao chính quyền không tổ chức cuộc thi thiết kế NVSCC? Do đó, khi UBND quận 1 tổ chức cuộc thi thiết kế NVSCC, anh tham gia ngay. "Công trình càng nhỏ thì tinh túy thiết kế càng cao" - anh Thái nhận định. Ngoài yếu tố sử dụng cho mọi đối tượng, thiết kế NVSCC của kiến trúc sư Bùi Văn Thái giống như một chậu cây, hài hòa với không gian công viên.
UBND quận 1 đang chuẩn bị thi công các thiết kế đoạt giải. Để có kinh phí, quận đã thực hiện xã hội hóa và tìm kiếm nhà tài trợ. Chính từ yếu tố trên nên các thiết kế NVSCC đều bố trí một phần diện tích hợp lý, hài hòa để nhà tài trợ quảng cáo.
Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi cho thí sinh, tất cả thiết kế đoạt giải đều được quận 1 đăng ký sở hữu trí tuệ. Sau này, các địa phương khác có nhu cầu sử dụng những thiết kế ấy thì phải trả tiền cho người đoạt giải.
Thu phí nhưng với mức thấp
Ông Lê Trương Hải Hiếu cho biết NVSCC vẫn cần người trông coi nên khi đưa vào sử dụng sẽ thu phí với mức thấp.
Mặt khác, 28 NVSCC mới sẽ có không gian cho dịch vụ bán quà lưu niệm, hoa, sách báo, thẻ điện thoại... để phục vụ người dân và du khách.
Theo Người Lao Động
Người dân chung cư sắp sập ở Sài Gòn được bố trí nhà tạm 40 hộ ở lô D chung cư Cô Giang (quận 1) xuống cấp nghiêm trọng được TP HCM bố trí nhà tạm để đảm bảo an toàn. UBND TPHCM vừa chấp thuận cho UBND quận 1 sử dụng 40 căn hộ trong quỹ nhà tái định cư của thành phố để bố trí tạm cư, di dời khẩn cấp các hộ dân tại...