Lập luận chủ quyền vô căn cứ của Bắc Kinh
Một loạt các hành động của chính quyền Việt Nam và Pháp kể từ thế kỷ 18 đã đưa ra bằng chứng không thể chối cãi rằng Việt Nam đã quản lý trên thực tế, liên tục, và hòa bình quần đảo Hoàng Sa.
LTS: Tờ National Interest mới đây đăng tải một bài viết phân tích những điểm bất hợp lý trong đòi hỏi chủ quyền của TQ trên biển Đông, từ góc dữ liệu lịch sử và luật pháp. Xin trân trọng giới thiệu tiếp phần hai của tư liệu này, như góc nhìn tham chiếu trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN.
Vi phạm rõ ràng Hiến chương Liên hợp quốc
Trung Quốc cũng tuyên bố rằng chủ quyền của họ với các đảo trên biển Đông được công nhận trong quá trình thảo luận hiệp ước hòa bình với Nhật vào năm 1951. Tuy nhiên, văn bản cuối cùng của hiệp ước đưa việc từ bỏ quyền của Nhật Bản ở Đài Loan và Bành Hồ, và Hoàng Sa – Trường Sa, ra làm hai đoạn văn bản khác nhau ở Điều 2. Do đó, Nhật Bản có lẽ đã từ bỏ quyền ở Đài Loan và Bành Hồ cho Trung Quốc và Hoàng Sa – Trường Sa cho Pháp. Nếu những người soạn hiệp ước muốn trao trả lại các quần đảo trên chỉ cho một quốc gia, họ đã không đưa điều trên vào trong hai đoạn văn bản riêng rẽ như vậy.
Luận điểm của Bắc Kinh rằng Nhật Bản trả lại Hoàng Sa – Trường Sa trong hai hiệp định chấm dứt sự thù địch giữa hai nước cũng không tồn tại. Điều 2 của Hiệp ước Đài Loan – Nhật Bản năm 1952 chỉ đơn giản nói rằng Nhật Bản từ bỏ quyền với Đài Loan, Bành Hồ, và các quần đảo trên biển Đông. Nếu mục đích của hiệp ước là chuyển giao Hoàng Sa – Trường Sa cho Đài Loan, thì nó đã được ghi rõ trong hiệp ước.
Tương tự, Tuyên bố chung Trung Quốc – Nhật Bản năm 1972 cũng không ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh.
Tuyên bố chỉ nói rằng Điều 8 trong Tuyên bố Potsdam được áp dụng. Tuy thế, cả Tuyên bố Potsdam và Tuyên bố Cairo đều không ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông.
Trung Quốc cũng bảo lưu quan điểm không chính xác rằng họ đã giành lại quyền kiểm soát Hoàng Sa – Trường Sa vào năm 1946 khi lực lượng Quốc dân đảng chấp nhận việc đầu hàng của quân Nhật tại Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở lên. Quân Quốc dân đảng đã được điều ra đảo Ba Bình (Trường Sa) và Phú Lâm (Hoàng Sa) với tư cách là lực lượng chiếm đóng theo Mệnh lệnh số 1 của tướng MacArthur.
Tuy thế, mệnh lệnh này không chuyển nhượng các quần đảo này cho Trung Quốc. Trái lại, Cộng hòa Trung Quốc và Pháp đồng ý rằng quân Pháp sẽ thay thế quân Quốc dân đảng chiếm đóng miền bắc Đông Dương, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, vào ngày 31/3/1946. Với tư cách là lực lượng chiếm đóng, quân Quốc dân đảng có nghĩa vụ theo luật phải rời khỏi Đông Dương, tuy vậy họ đã không thực hiện.
Video đang HOT
Việc lực lượng Trung Quốc ở lại đảo Ba Bình và Phú Lâm một cách bất hợp pháp, sau khi nhiệm vụ chiếm đóng của quân Đồng minh ở Đông Dương kết thúc vào tháng 3/1946, là một sự vi phạm rõ ràng Điều 2 (4) của Hiến chương Liên hiệp quốc, và do đó, không phải là lý do để Trung Quốc chiếm hữu hai quần đảo này.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép
Tương tự, việc Đài Loan chiếm đảo Ba Bình vào năm 1956, cũng như việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1954 và một vài đảo nhỏ thuộc Trường Sa năm 1988 và 1995 bằng vũ lực, là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và do vậy không đưa ra lý lẽ hợp pháp nào để họ sở hữu quần đảo.
Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng Bắc Việt Nam từ bỏ quyền sở hữu với các đảo thuộc biển Đông vào những năm 1950 và 1960. Tuy vậy, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào những tuyên bố này là có khá nhiều vấn đề. Quan trọng nhất đó là việc Bắc Việt Nam không có gì để từ bỏ vào những khoảng thời gian này.
Hiệp định Geneva chia cắt Bắc – Nam Việt Nam tại vĩ tuyến 17, trong đó cả hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đều thuộc miền Nam. Là quốc gia thừa kế vị trí của nước Pháp, Nam Việt Nam do vậy được quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, chứ không phải là Bắc Việt Nam.
Dựa vào những chứng cứ đưa ra bởi các bên cũng như nguyên tắc căn bản của luật quốc tế liên quan đến sáp nhập lãnh thổ, quan điểm về chủ quyền của Việt Nam rõ ràng là có trọng lượng hơn Trung Quốc.
Bằng chứng không thể chối cãi của Việt Nam
Một loạt các hành động của chính quyền Việt Nam và Pháp kể từ thế kỷ 18 đã đưa ra bằng chứng không thể chối cãi rằng Việt Nam đã quản lý trên thực tế, liên tục, và hòa bình quần đảo Hoàng Sa.
Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo này được xác lập đầu tiên vào thế kỷ 18 bởi Biệt đội Hoàng Sa được nhà nước tài trợ, sau này được phong thánh bởi hoàng đế Gia Long và Minh Mạng trong thế kỷ 19. Chủ quyền này cũng được người Pháp giả định một cách tạm thời vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và tiếp tục được quản lý công khai, hòa bình, và bình thường bởi một nước Nam Việt Nam độc lập sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương vào năm 1956, và bởi nước Việt Nam thống nhất sau năm 1976.
Tương tự, nước Pháp, với danh nghĩa đại diện cho Việt Nam, đã thực thi một loạt hành động khẳng định chủ quyền của Pháp trên Trường Sa, đặc biệt là việc họ chính thức sáp nhập và chiếm giữ quần đảo này vào năm 1933. Tại thời điểm đó, việc sáp nhập quần đảo theo nguyên tắc vô chủ đã tuân thủ nghiêm ngặt quy định hiện hành của luật quốc tế và nguyên tắc hành xử quốc gia khi đó.
Anh Quốc, vốn quản lý một vài đảo thuộc Trường Sa vào những năm 1800, đã từ bỏ đòi hỏi chủ quyền của mình sau khi Pháp sáp nhập, vì thế chủ quyền của Pháp với Trường Sa đã được thiết lập một cách hợp pháp và hợp lý. Vì vậy, hành động của Việt Nam và Pháp rõ ràng đã chứng tỏ sự hiện diện thực tế và liên tục, cũng như thực hiện quyền chủ quyền một cách hòa bình trên quần đảo Trường Sa.
Quyền chủ quyền của Pháp với quần đảo này đã được nhượng lại cho Nam Việt Nam vào những năm 1950 và chính quyền Nam Việt Nam (sau đó là nước Việt Nam thống nhất) đã quản lý thực tế Trường Sa cho đến khi Đài Loan chiếm giữ đảo Ba Bình một cách bất hợp pháp vào năm 1956, và Trung Quốc chiếm giữ một cách bất hợp pháp một số đảo nhỏ vào năm 1988.
Biển Đông là nơi có những tuyến vận tải và truyền thông đường biển quan trọng và chiến lược nhất thế giới. Giá trị thương mại đi qua khu vực này trị giá năm nghìn tỷ đô la, bao gồm một nửa lượng tàu chở dầu và hơn một nửa lượng tàu thương mại thế giới tính theo sức nặng. Hơn một nghìn tỷ USD trong đó là thương mại của Mỹ. Xung đột nếu xảy ra ở đây sẽ gây bất ổn kinh tế thế giới.
Thực tế và luật lệ đã rất rõ ràng: đòi hỏi của Trung Quốc là không có cơ sở và hành vi hung hăng của họ đang đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. Động thái trung lập giả tạo sẽ chỉ khiến Bắc Kinh trở nên hung hăng hơn và giúp họ tiến một bước gần hơn để cướp đất trên các quần đảo thuộc biển Đông.
Theo Vietnamnet
Đảo hóa trái phép Gạc Ma không giúp Trung Quốc có thêm 200 hải lý
Chính Trung Quốc lại đang phản đối Nhật Bản đòi áp dụng quy chế đảo cho 1 đảo nhân tạo ở rặng san hô Okinotorishima trên biển Philippines.
Trung Quốc đổ đất cát đắp nền trái phép tại đá Gạc Ma hòng biến nó thành đảo nhân tạo, phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Tờ Trung ương Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Quốc dân đảng Đài Loan ngày 21/6 dẫn lời chuyên gia quốc tế cho rằng, động thái Trung Quốc đang đảo hóa 5 trong 6 bãi đá ở Trường Sa (mà Trung Quốc xâm lược của Việt Nam, đồn trú trái phép từ năm 1988 đến nay, bao gồm: Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Su Bi, Tư Nghĩa, Châu Viên - PV) là có thể đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, bởi không luật nào cho phép làm điều đó.
Trước đó tờ The New York Times dẫn nguồn tin từ Philippines cho thấy, họ có bằng chứng về việc Bắc Kinh đang vận chuyển cát đá, vật liệu xây dựng đến đá Gạc Ma để chuẩn bị biến nó thành đảo nổi (bất hợp pháp) cho người sinh sống đã khiến Việt Nam, Philippines đặc biệt quan ngại và phản đối, đồng thời Washington cũng phải cảnh giác.
Giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng sau khi đảo hóa (trái phép) 6 bãi đá ở Trường Sa, Bắc Kinh sẽ đưa ra yêu sách đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, nhưng Bắc Kinh khó có thể thuyết phục được tòa án quốc tế, bởi đảo nhân tạo không có EEZ.
UNCLOS một mặt quy định rõ về vùng đặc quyền kinh tế, nhưng mặc khác cũng hạn chế việc xây dựng đảo nhân tạo và các thiết bị, kết cấu vốn không có trên các đảo, bãi đá. Sự tồn tại của các kết cấu này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc xác định vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Giáo sư Lawrence Juda chuyên về luật biển từ đại học tiểu bang Rhode Island cho biết, đảo nhân tạo không phù hợp với định nghĩa "đảo" trong UNCLOS, do đó không được hưởng các quy chế của đảo theo quy định của UNCLOS. Do đó việc Trung Quốc có đòi yêu sách vùng đặc quyền kinh tế đối với 6 bãi đá ở Trường Sa là "không hợp lý, và sẽ không được thừa nhận".
Trong khi đó chính Trung Quốc lại đang phản đối Nhật Bản đòi áp dụng quy chế đảo cho 1 đảo nhân tạo ở rặng san hô Okinotorishima trên biển Philippines. Năm 2012, Nhật Bản đã đầu tư 600 triệu USD đắp đê, đổ đất xây dựng đảo nhân tạo ở đây.
Trung Quốc cho rằng, Okinotorishima không phù hợp với định nghĩa đảo trong UNCLOS nên không thể được hưởng quy chế về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS.
Theo Giáo Dục
Philippines tố Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Gạc Ma Ngày 14.5, Reuters dẫn tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc Trung Quốc đang tiến hành xây cất phi pháp trên Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa (hành động này đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và các thỏa thuận...