“Lập lờ” tàu Mỹ tại Eo Đài Loan và phản ứng “nương theo” từ Bắc Kinh
Trong một thập kỷ trở lại đây, tàu chiến Mỹ từng nhiều lần xuất hiện gần Đài Loan, dẫn tới những phản ứng nặng nhẹ khác nhau của Trung Quốc.
Mới đây, tờ South China Morning Post (SCMP) trích dẫn số liệu từ Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay, trong hơn một thập kỷ trở lại đây, đã có 92 lần tàu chiến của Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan.
Mỹ không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng theo luật pháp, Mỹ có nghĩa vụ phải hỗ trợ phòng thủ và là nguồn cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo này.
Cờ Đài Loan tung bay bên cạnh hai tàu khu trục do Mỹ sản xuất (ảnh: AP)
Theo SCMP, mặc dù Tổng thống Donald Trump từng đưa ra các tín hiệu về sự ủng hộ của Washington dành cho Đài Loan, nhưng những dữ liệu trên cho thấy, số lần tàu chiến Mỹ tới Eo Đài Loan đã gia tăng ngay trong thời kỳ Tổng thống Barack Obama, và thậm chí đạt tới hai con số trong những năm 2012, 2013, 2015 và 2016.
Số lần tàu Mỹ xuất hiên tại eo biển đạt mức cao nhất là 12 lần vào năm 2016. Đây cũng chính là năm bà Thái Anh Văn trở thành người đứng đầu Đài Loan, mở ra một thời kỳ mới căng thẳng trong quan hệ giữa hòn đảo với Bắc Kinh.
Vào thời điểm đó, Washington không công bố số lần tàu Mỹ đi qua Eo Đài Loan và Bắc Kinh có vẻ như cũng không có những phản ứng công khai. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, quân đội Trung Quốc từng hai lần phản đối khi tàu chở sân bay Mỹ có mặt tại vùng biển này.
Lần thứ nhất vào năm 1996 dẫn tới một vụ đối đầu tên lửa – chính là Khủng hoảng Eo biển Đài Loan. Lần thứ hai vào năm 2007, dẫn tới việc Bắc Kinh từ chối tất cả yêu cầu cập cảng Hong Kong của tàu chiến Mỹ trong gần một năm.
Video đang HOT
Số lần tàu hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan hàng năm (dữ liệu tính đến tháng 4/2019) (nguồn: Hải quân Mỹ)
James Kraska, giáo sư luật hàng hải quốc tế tại Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ tại Rhoda Island đánh giá, Washington cố tình không công bố số liệu là do họ muốn coi các hoạt động trên mang tính thường xuyên và không phải là bất thường.
Số lần tàu chiến xuất hiện giảm xuống còn 5 lần vào năm 2017 – năm đầu tiên của ông Trump tại Nhà Trắng và 3 lần vào năm 2018. Cho tới thời điểm hiện tại của năm 2019, các tàu chiến của Mỹ đã bốn lần đi qua Eo biển Đài Loan; trong đó gần đây nhất là hai tàu khu trục USS Stethem và USS William P. Lawrence.
Hồi đầu tuần, Bắc Kinh cũng đã bày tỏ sự “quan ngại” tới những lần tàu Mỹ có mặt tại khu vực, đồng thời gọi vấn đề Đài Loan là “vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung – Mỹ”.
“Quan điểm của tôi là, thông thường nếu việc di chuyển xảy ra và được coi là một phần hành trình thông thường của bất kỳ con tàu nào, mà không có sự công bố hoặc đưa tin của truyền thông, sẽ không có lý do gì để Bắc Kinh lên tiếng phản đối”, Colin Koh, một học giả tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược tại Singapore, nói. “Tất nhiên, bối cảnh cũng là yếu tố quan trọng. Đặc biệt khi chính quyền bà Thái Anh Văn đang căng thẳng với Bắc Kinh, khi các lần xuất hiện như vậy lại được công bố hoặc đưa tin rộng rãi trên truyền thông, Bắc Kinh nhất định cảm thấy cần phải có đáp trả, nếu không phải bằng hành động, thì ít nhất cũng là bằng lời nói”.
Kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành nhà lãnh đạo Đài Loan, quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trở nên căng thẳng hơn (ảnh: SCMP)
Trong khi đó, Nate Christense, phó phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho biết, việc tàu chiến Mỹ di chuyển qua Eo biển Đài Loan là một phần trong “cam kết của Mỹ vì một Ấn độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.
“Tất cả các chiến dịch của chúng tôi đều phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời chứng tỏ Mỹ sẽ bay máy bay, đi tàu biển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, ông Christensen nhấn mạnh.
Theo Richard W. Hu, một chuyên gia về quan hệ Mỹ – Trung tại Đại học Hong Kong, quyết định của Washington có công bố các lần đi qua Eo biển Đài Loan hay không, còn có ý nghĩa hơn là tần suất của chúng.
“Việc [tàu chiến Mỹ] xuất hiện xuất phát từ nhiều lý do: có lúc là lý do hậu cần, có lúc lại là lý do chính trị”, ông Hu chỉ ra. “Nếu chúng ta muốn lý giải tần suất của những lần đi qua đó, chúng ta có thể đặt giả thuyết là tần suất sẽ tăng cao khi nào có căng thẳng tại Eo biển Đài Loan”.
Bill Hyton, một học giả của Chương tình Châu Á – Thái Bình Dương tại tổ chức tư vấn chính sách Chatham House cảnh báo, những phản đối của Bắc Kinh về sự hiện diện của các tàu quốc tế tại eo biển sẽ càng khiến Washington có thêm nhiều hoạt động như vậy.
“Đáng nói là Mỹ coi những chuyến đi này là hoàn toàn bình thường và không đáng nhắc tới… Chúng ta chỉ nghe tới chúng khi một ai đó – thông thường là Trung Quốc – làm ầm lên”, ông Hyton nói.
Tuy nhiên, ông Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phục Đán, Thượng Hải nhấn mạnh, các hoạt động của hải quân Mỹ gần như chắc chắn sẽ không ảnh hưởng tới lập trường của Bắc Kinh trong các vấn đề chủ chốt như Đài Loan. “Có đôi khi, sự xuất hiện [của tàu chiến Mỹ] là nhằm gửi đi tín hiệu tới Trung Quốc”, ông Wu giải thích. “Nhưng tôi nghĩ, áp lực [từ Mỹ] không thực sự ảnh hưởng tới cách hành xử của Trung Quốc, trong cả vấn đề Đài Loan hay các vấn đề khác”.
Minh Đức
Theo toquoc
Mỹ muốn gì khi đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan?
Tuần trước, hai tàu chiến Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan. Mỹ từng bắt đầu các hoạt động tương tự gần Đài Loan từ mùa hè năm ngoái.
Sputnik tìm hiểu mục đích các hoạt động gia tăng của Mỹ trong khu vực, cũng như ý nghĩa của điều này đối với quan hệ Trung-Mỹ.
Thực tế các tàu Mỹ đi qua eo biển Đài Loan đã được đại diện của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ xác nhận và gọi là một phần chiến dịch đảm bảo tự do đi lại trong khu vực khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương Tim Gorman nói với các phóng viên rằng tàu khu trục tên lửa McCampbell và tàu chở dầu Walter S. Diehl đã tham gia chiến dịch.
Xin nói thêm, có một điều khá tò mò là năm ngoái, quân đội Mỹ cũng báo cáo rằng tàu khu trục McCampbell đã đến gần Vịnh Petr Đại đế ở Biển Nhật Bản ngoài khơi LB Nga. Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Igor Konashenkov phát ngôn viên chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, tàu khu trục thậm chí còn không bơi gần hơn 100 km trong vùng lãnh hải của Nga. Suốt thời gian McCampbell đi vào vùng biển quốc tế, nó bị tàu chống ngầm lớn Đô đốc Tributs của Hạm đội Thái Bình Dương kiểm soát. "Do đó, nếu phi hành đoàn của khu trục hạm Mỹ "phô trương" điều gì đó, thì đó chính là nỗ lực không thành công với tốc độ tối đa để trốn thoát khỏi lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương luôn kèm sát nó" ông Konashenkov nói.
Có thể hoạt động không thành công này cũng là một phần trong kế hoạch của Mỹ nhằm chứng minh sự hiện diện của mình ở các khu vực khác nhau của khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương. Như đại diện của Hạm đội Thái Bình Dương Tim Gorman tuyên bố sau chuyến đi mới đây của Mỹ trong eo biển Đài Loan, "Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục bay, bơi và hành động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép." Tuy nhiên, chúng ta đang nói về khu vực như eo biển Đài Loan, nơi mà bất kỳ hoạt động quân sự nào cũng có thể dẫn đến tình hình phức tạp nghiêm trọng, vì ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc.
Theo chuyên gia Jin Xiangdong, cộng tác viên khoa học tại Viện Quan hệ Quốc tế trực thuộc trường Đại học Hạ Môn, Trung Quốc, hoạt động như vậy của Mỹ nhằm gây áp lực lên Trung Quốc đang trở thành chuẩn mực.
"Xét theo cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và áp lực đối với Huawei, cũng như sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ ở eo biển Đài Loan, đối với Mỹ, kiềm chế Trung Quốc đã trở thành tiêu chuẩn. Vấn đề Đài Loan rất nhạy cảm đối với Trung Quốc. Mỹ cũng hiểu rất rõ điều này và ở cấp chính thức, chính phủ Mỹ thừa nhận nguyên tắc một nước Trung Quốc thống nhất. Do đó, Mỹ không dám làm gì trực tiếp, và chỉ có thể gián tiếp khiêu khích. Đồng thời, Mỹ coi Đài Loan là con tốt trong ván bài chính trị với Trung Quốc", chuyên gia Jin Xiangdong nói với Sputnik.
Có vẻ là, cũng như ở khu vực Biển Đông, Mỹ đang tìm cách thực hiện các hoạt động quân sự tương tự để thực hành chiến dịch tuần tra thường lệ. Điều này thể hiện mong muốn của Mỹ bằng mọi giá khẳng định sự hiện diện của mình ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mặc dù rõ ràng là trong thực tế mới, khi sự cân bằng lực lượng được xác định, kể cả sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, sẽ khó quay lại thời Chiến tranh Lạnh. Trong khi đó, theo chuyên gia từ Đại học Hạ Môn Jin Xiangdong, tác động tiêu cực của hoạt động như vậy đối với quan hệ Trung-Mỹ là khá rõ ràng.
Trung Quốc đã bày tỏ với Mỹ mối quan ngại đối với việc tàu Hải quân MỸ đi qua eo biển Đài Loan. Bắc Kinh kêu gọi Washington xem xét vấn đề Đài Loan một cách cân nhắc. Tuyên bố này được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu. Đồng thời, nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng Đài Loan là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung- Mỹ.
Theo Danviet
Lãnh đạo Đài Loan từ chức chủ tịch đảng sau thất bại bầu cử thị trưởng Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 24.11 tuyên bố từ chức chủ tịch đảng Dân tiến (DPP) cầm quyền sau khi đảng này thất bại trong cuộc bầu cử thị trưởng diễn ra cùng ngày. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố từ chức chủ tịch Đảng cầm quyền ở Đài Bắc ngày 24.11REUTERS "Tôi tuyên bố từ chức...