Lập khu bảo tồn rùa biển ở Cù Lao Chàm
Đây sẽ là một trong 3 khu bảo tồn rùa biển trong cả nước với diện tích khoảng 40km2 nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An đã được Unesco công nhận năm 2009.
Ngày 19/2, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Xuân Ái – chuyên gia khoa học Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – cho hay, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đồng ý đề án lập khu bảo tồn rùa biển ở Cù Lao Chàm – Hội An với diện tích khoảng 40km2.
Các chuyên gia đang khảo sát bờ biển Cù Lao Chàm
Theo đó, khu vực bảo tồn rùa biển nằm ở phía Bắc đảo Cù Lao Chàm gồm một số đảo nhỏ; trong đó có Bãi Bấc là một trong 9 bãi ở Cù Lao Chàm có khả năng làm nơi bảo tồn. “Đây là khu bảo tồn rùa biển thứ 3 của cả nước sau 2 khu bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận”, ông Ái nói.
Video đang HOT
Theo ông Ái, có hai cách bảo tồn rùa biển là bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển vị. Theo đó, bảo tồn tại chỗ là tạo điều kiện cho rùa biển vào bờ đẻ, còn bảo tồn chuyển vị là mang trứng rùa từ Côn Đảo về ấp nở.
Cũng theo ông Ái, vùng Cù Lao Chàm trước đây là môi trường sống và nơi sinh đẻ của các loại rùa biển nhưng hiện ở Cù Lao Chàm không có nơi sinh sản cho rùa biển, nhiều lần rùa vào bờ sinh sản thì mắc lưới ngư dân. Do đó, trong những năm gần đây, lượng rùa biển về Cù Lao Chàm sinh sản hầu như không có.
Theo đề án, dự án khu bảo tồn rùa biển ở Cù Lao Chàm bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2017 đến năm 2019 với kinh phí khoảng 1,6 tỉ đồng.
Công Bính
Theo Dantri
Thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn
ThNhằm bảo tồn, gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái cũng như nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn.
Vùng biển Lý Sơn được đánh giá khá cao về mức độ đa dạng sinh học
Theo đó, Khu bảo tồn biển Lý Sơn được thực hiện trên phạm vi hơn 7.900 ha, trong đó diện tích mặt nước biển là hơn 7.100 ha.
Khu bảo tồn được chia thành 3 vùng chức năng gồm: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, bảo vệ hệ sinh thái vùng triều, cỏ biển và rạn san hô độ sâu từ 3 đến 20 m; vùng phục hồi sinh thái thuộc khu vực đảo Lớn và đảo Bé trên diện tích gần 2.000 ha, bảo vệ các loài sinh vật biển; vùng phát triển trên diện tích 4.500 ha gồm âu cảng và phần biển bao quanh.
Ngoài ra, Khu bảo tồn được còn được hình thành vành đai bảo vệ trên phần diện tích 2.500 ha xung quanh để đảm bảo an toàn trong quá trình bảo tồn biển. Tổng kinh phí đầu tư Khu bảo tồn biển Lý Sơn là gần 40 tỷ đồng.
Bên cạnh việc xác lập rõ khu vực bảo tồn, các hoạt động như: bảo vệ môi trường, ngăn chặn khai thác nguồn lợi sinh vật trái phép, phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi, nghiên cứu thăm dò khảo sát, khảo cổ, phát triển hình thái du lịch cộng đồng sẽ được triển khai trong chương trình bảo tồn biển.
Trước sự tác động mạnh của con người, một giải pháp bảo tồn biển Lý Sơn là cần thiết.
Lý Sơn có vùng biển với độ đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái điển hình như rạn san hô, thảm cỏ biển và nhiều hải sản quý hiếm. Tuy nhiên, những năm gần đây độ đa dạng sinh học ở vùng biển xung quanh huyện đảo này bị suy giảm nghiêm trọng bởi tình trạng đánh bắt thủy hải sản quá mức và bằng phương tiện mang tính hủy diệt như thuốc nổ, lưới kéo...
Bảo An
Theo Dantri
Rùa vàng 'khủng' mắc lưới ngư dân Con rùa màu vàng nặng 70 kg, dài 1,5 m, mắc lưới ngư dân Thanh Hóa khi họ đánh cá trên biển. Chiều 28/12, ông Nguyễn Văn Quang, Phó chủ tịch UBND xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), cho biết ngư dân địa phương vừa thả một con rùa vàng lớn ra biển. Con rùa biển màu vàng mắc lưới được...