Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.
Ảnh minh họa
Các Ủy viên Hội đồng gồm: Đại diện các Bộ, ngành: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nội vụ, Tư pháp, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ; đại diện Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; đại diện Ủy ban dân tộc; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đại diện UBND các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; đại diện Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
Ủy viên Hội đồng còn có các chuyên gia phản biện: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Tống Trần Tùng (Chủ tịch Hội đồng Khoa học kỹ thuật – Bộ GTVT), Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Tùng (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng); Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Phúc (Trưởng bộ môn Đường bộ – Đại học Giao thông vận tải).
Video đang HOT
Cơ quan thường trực của Hội đồng là Bộ Giao thông vận tải. Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch thực hiện theo Điều 34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ.
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Kiều bào đóng góp hơn 35 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào miền Trung
Theo ông Đặng Minh Khôi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, kiều bào đã đóng góp hơn 35 tỷ đồng và đang tiếp tục đóng góp, giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi. Ảnh: Tuấn Anh.
Chiều 26/11, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị kiều bào đóng góp ý kiến về kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và phát triển đất nước trong tình hình mới.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Minh Khôi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước NVNONN nhấn mạnh, ngay từ những ngày đầu cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với kiều bào, trong Thư chúc Tết kiều bào năm 1946, Người viết: "Tổ quốc và Chính phủ luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ các người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà".
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, nhiều trí sĩ kiều bào trong đó có những gương mặt như Trần Đại Nghĩa, Phạm Huy Thông, Trần Hữu Tước, Võ Quý Huân mang tri thức, vật lực về ủng hộ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước từ những ngày đầu còn nhiều khó khăn.
Tiếp tục thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, như tinh thần của Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị- nền tảng của công tác đối với NVNONN đã khẳng định: "Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam".
Sau hơn 10 năm triển khai, đứng trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, phát huy những thành tựu đạt được, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 45- CT/TW ngày 19/5/2015 nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36, đưa công tác về NVNONN ngày càng toàn diện, thực chất và hiệu quả. Theo đó, Ủy ban Nhà nước về NVNONN vinh dự là cơ quan được Đảng và Nhà nước tin cậy giao nhiệm vụ quan trọng là cầu nối giữa cộng đồng ta ở nước ngoài và trong nước.
Theo ông Khôi, hơn 16 năm qua kể từ ngày ra đời Nghị quyết 36 và 5 năm sau khi Chỉ thị 45 đi vào thực tiễn, với nỗ lực tích cực của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương triển khai một cách mạnh mẽ, đồng bộ những nội dung tại CT 45, công tác đối với NVNONN đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cộng đồng NVNONN ngày càng phát triển, gia tăng về số lượng và mở rộng về địa bàn, có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước về mọi mặt.
Từ hơn 4,5 triệu năm 2015 đến hơn 5,3 triệu người hiện nay sinh sống và làm việc ở trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu ở các nước phát triển, ở châu Âu, châu Mỹ, Úc và nhiều nơi khác. Vị thế và vai trò, uy tín của cộng đồng NVNONN trong xã hội sở tại ngày càng nâng cao, nhiều người gốc Việt đã tham gia vào chính trường sở tại ở các cấp độ khác nhau.
Hiện chúng ta có hơn 500.000 chuyên gia, trí thức làm việc ở khắp thế giới. Bên cạnh đó là các mạng lưới người Việt Nam ở nước ngoài như Mạng lưới Sáng kiến Việt Nam, Hội Chuyên gia và Khoa học toàn cầu (AVSE), mạng lưới kiều bào trẻ về nước lập nghiệp, mạng lưới đổi mới sáng tạo với sự tham gia của các chuyên gia, trí thức người Việt trẻ tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở nhiều địa bàn đã được hình thành.
Kiều hối về nước tăng trưởng trung bình 6%/năm. Doanh nhân, trí thức NVNONN đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối đưa hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ra thế giới, thúc đẩy hợp tác KHCN, kết nối với các chuyên gia, các nhà khoa học, viện nghiên cứu công nghệ quốc tế, là cầu nối của tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước bạn bè năm châu.
Hiện 4 trí thức kiều bào được chọn tham gia vào Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, hàng chục kiều bào được tham gia Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024.
Cũng theo ông Khôi, năm nay, mặc dù cộng đồng ta cũng đang gặp không ít khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, kiều bào ta ở nước ngoài đã đóng góp hơn 34 tỷ đồng qua UBTƯ MTTQ Việt Nam để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong nước và hiện nay, bà con đã đóng góp hơn 35 tỷ đồng và đang tiếp tục đóng góp, giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.
"Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn trân trọng và đánh giá cao sự đóng góp quý báu đó của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời luôn mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đồng hành và tiếp tục đóng góp, nhất là về trí tuệ nhằm đưa đất nước ta phát triển mạnh mẽ", ông Khôi cho hay.
Thủy điện tích nước vô lối ở Kon Tum: Nông dân rơi nước mắt nhìn nông sản hư thối Bất chấp mọi chỉ đạo, thủy điện Plei Kần ở Kon Tum vẫn ngang nhiên tích nước và vận hành máy để chuyên gia Trung Quốc kiểm tra. Trong khi đó, nông sản của dân đến mùa vụ nhưng không thể thu hoạch được, đành nhìn hư thối vì đường bị ngập... Xót của, nước mắt người dân lại tuôn rơi. Nông dân...