Lập hội đồng khám nghiệm chiếc xe khách lao xuống ruộng
Chiều qua 1/12, Công an huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã thành lập Hội đồng tổ chức khám nghiệm chiếc xe khách lao xuống ruộng làm 1 người chết, 21 người bị thương.
Tài xế Nguyễn Văn Cảnh bị thương nhẹ và đã chủ động đến trụ sở công an huyện Nghi Lộc để trình báo.
Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, đã lập hội đồng và tổ chức khám nghiệm chiếc xe khách lao xuống ruộng, lật ngửa làm 1 người chết và 21 người bị thương, vừa xảy ra trên địa bàn.
Sau khi xảy ra tai nạn, tài xế Nguyễn Văn Cảnh (SN 1984, trú huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị thương nhẹ và đã chủ động đến trụ sở công an huyện Nghi Lộc để trình báo. Tài xế Cảnh làm việc tại Công ty liên doanh vận tải Sơn Đức (trụ sở TP Lạng Sơn).
Tại cơ quan điều tra, bước đầu tài xế Nguyễn Văn Cảnh khai nhận, do buồn ngủ nên dẫn đến mất kiểm soát, để xe lao xuống ruộng.
Video đang HOT
Hiện trường vụ xe khách chở công nhân đi ăn cưới lao xuống ruộng.
Công an Nghi Lộc cho biết, tại thời điểm xảy ra tai nạn, đoạn đường tránh Vinh (thuộc địa bàn xóm 10, xã Nghi Vạn) hoàn toàn bằng phẳng, không hề bị khuất tầm nhìn. Chiếc xe cũng không hề va chạm với phương tiện nào khác trước khi bị lật.
Thượng tá Trần Đình Thông – Phó trưởng CA huyện Nghi Lộc – cho biết, tài xế Cảnh đang bị xem xét về hành vi “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong một diễn biến khác, trong số 21 nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn, hiện chỉ còn 12 nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viện 115 Nghệ An. Chiều 30/11, lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 đã đến thăm hỏi, chia sẻ với 8 nạn nhân đang điều trị tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và khoa Răng hàm mặt; hỗ trợ mỗi nạn nhân bị thương nặng 3 triệu đồng, nạn nhân bị thương phần mềm 1 triệu đồng.
Các nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viện 115 Nghệ An.
Các bác sĩ tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và khoa Răng hàm mặt cho biết, 8 nạn nhân đang điều trị tại đây bị thương liên quan đến cột sống, xương các chi, đứt gân, rạn xương, chấn thương phần mềm, rách da vùng mặt… Hiện các bệnh nhân đã dần hồi phục, tỉnh táo và trò chuyện được.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, đã có công văn khẩn yêu cầu Thanh tra Bộ GTVT phối hợp Bộ Công an thanh tra toàn diện hoạt động của Công ty liên doanh vận tải Sơn Đức.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Gần 900.000 trường hợp bị xử phạt vì không đội mũ bảo hiểm
Từ tháng 4/2013 đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc (CSGT) đã xử phạt gần 900.000 trường hợp không đội mũ bảo hiểm (MBH) hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách. Trong đó Hà Nội là địa phương xử lý mạnh tay nhất.
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGT) - cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH khi tham gia giao thông, trật tự kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng MBH đã từng bước được tăng cường. Các doanh nghiệp đã quan tâm đến nâng cao chất lượng và thực hiện tốt hơn các quy định về quy chuẩn kỹ thuật.
Hiện nay, việc bày bán công khai các loại mũ nhập lậu, kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ hoặc vi phạm các quy định về ghi nhãn hàng hóa đã giảm đi đáng kể; ý thức đội MBH của người dân đã được cải thiện rõ rệt, số người không đội MBH và đội mũ không đạt chuẩn đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, một số loại mũ không phải là MBH có kiểu dáng giống MBH vẫn được bày bán đan xen với MBH tại các cơ sở kinh doanh, được người bán hàng gọi hoặc ghi nhãn là mũ thời trang, mũ cho người đi xe đạp, đi bộ, chơi thể thao... thậm chí ghi rõ "không phải là MBH".
CSGT xử phạt người tham gia giao thông đội mũ không phải MBH (ảnh: Báo Quảng Ngãi)
"Do những loại mũ không phải là MBH, không có chế tài xử lý về quy chuẩn kỹ thuật nên các cơ quan chức năng không xử lý như trường hợp kinh doanh MBH nhập lậu, giả hoặc kém chất lượng được. Thực tế, khi quan sát người tham gia giao thông có thể nhận thấy một bộ phận người dân vẫn sử dụng các loại mũ này" - ông Hùng cho hay.
Từ tháng 4/2013 đến nay, thông qua công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT toàn quốc, đã kiểm tra lập biên bản hơn 6,8 triệu trường hợp vi phạm trật tự ATGT, nộp kho bạc nhà nước thu gần 4.000 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe hơn 582.000 trường hợp; tạm giữ gần 130.000 xe ô tô, gần 855.000 xe mô tô. Trong đó đã xử phạt gần 900.000 trường hợp không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách. Một số địa phương có kết quả xử phạt cao như Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An...
Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa - Bộ Công thương đã kiểm tra 140 cơ sở với 619 mẫu;Lấy mẫu thử nghiệm44mẫu, kết quả25/44 mẫuthử nghiệm không đạt chất lượng đạt theo QCVN2: 2008/BKHCN .Cục Quản lý chất lượng phối hợp các cơ quan chức năng đã kiểm tra phát hiện và xử lý đối với 3 cơ sở sản xuất kinh doanh giả mạo chứng nhận hợp quy và gắn dấu CR lên mũ không phải MBH, thu giữ các phương tiện sản xuất, xử lý theo quy định của pháp luật, xử phạt hành chính, tiêu hủy trên một ngàn chiếc MBH giả mạo CNHQ và nhiều tem nhãn vi phạm .... Chuyển hồ sơ sang các cơ quan chức năng xử lý 12 cơ sở.Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 8 cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH, xử lý tiêu hủy trên 3.000 MBH giả, không đảm bảo chất lượng, xử phạt trên 50 triệu đồng.
Trong năm 2013 và 8 tháng năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thực hiệncông tác kiểm tra hơn 18.000 vụ, phát hiện gần 3.000 vụ vi phạm; tổng số tiền phạt hành chính là hơn 2.500 tỷ đồng. Vi phạm MBH chủ yếu là không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, nhập lậu, không có nguồn gốc xuất xứ hoặc vi phạm các quy định về ghi nhãn hàng hóa; ngoài ra Quản lý thị trường đã chuyển cơ quan công an xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự một số trường hợp sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
UBATGT Quốc gia kiến nghị tiếp tục thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông với các mục tiêu:Tăng tỷ lệ đội MBH đạt chuẩn chất lượng;Tăng tỷ lệ trẻ em đội MBH khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh MBH theo quy định.
Đề nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia - chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ cho từng chính quyền quận, huyện, phường, xã nếu để tình trạng bày bán MBH, mũ nhựa các loại trên lòng đường, vỉa hè thì chính quyền địa bàn đó chịu trách nhiệm. Bộ Công an chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi không đội MBH khi điều khiển xe máy, xe đạp điện, đồng thời giải thích, nhắc nhở, xử phạt người đội mũ không phải MBH như hành vi không đội MBH...
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
'Cò' đưa xe quá tải vượt trạm cân Ngày 21.11, Thanh tra Sở GTVT Quảng Ngãi cho biết trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện tình trạng "cò" đưa xe quá tải vượt trạm cân. Dù có hành vi chung chi cho "cò" để vượt trạm cân nhưng xe tải 78C-002.77 vẫn không thoát - Ảnh: Hiển Cừ Cụ thể, sáng 20.11, trong lúc tuần tra, lực lượng thanh tra giao...