Lập hồ sơ khống để hưởng lợi, nguyên lãnh đạo huyện lĩnh án
Trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án cầu Bến Thủy 2, một số cán bộ huyện Nghi Xuân đã câu kết làm giả hồ sơ để trục lợi lên đến hàng tỷ đồng.
Sáng 3/6, TAND Hà Tĩnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai 9 bị cáo liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án cầu Bến Thủy II đi qua địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo đó, 9 bị cáo đưa ra xét xử gồm: Lê Duy Việt (Sn 1960, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân) Nguyễn Văn Hóa (Sn 1975, nguyên cán bộ địa chính UBND thị trấn Xuân An), Nguyễn Văn Đức (Sn 1962, nguyên Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Xuân), Lê Quang Sáng (Sn 1981, nguyên Chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Xuân), Đậu Hữu Tuất (Sn 1960, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Xuân), Phan Duy Khương (Sn 1971, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An) , Nguyễn Công Minh (Sn 1944), Đậu Hữu Thân (Sn 1956) và Nguyễn Thị Hồng Nhung (Sn 1975) về tội: “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.
Trong đó, có 3 bị cáo Đức, Sáng và Tuất còn bị xét xử thêm về tội: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử
Video đang HOT
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Tĩnh: tháng 8.2010, UBND huyện Nghi Xuân đã thành lập Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cầu Bến Thủy 2, qua địa bàn thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân) gồm 21 người. Trong đó có Nguyễn Văn Hóa, Lê Quang Sáng, Nguyễn Văn Đức, Đậu Hữu Tuất, Lê Duy Việt, Phan Duy Khương và Nguyễn Công Minh là các thành phần trong Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (HĐBTGPMB) Dự án cầu Bến Thủy II.
Lợi dụng quyền hạn, Nguyễn Văn Hóa với động cơ tình cảm cá nhân đã bàn bạc thống nhất với Đậu Hữu Thân sử dụng 2 bộ hồ sơ khống mạo tên Trần Văn Hóa và Trương Hữu Hiền để hợp thức hóa các thủ tục, trong đó có cả tài liệu giả và nộp cho hội đồng bồi thường để nhận hơn 902 triệu đồng tiền bồi thường trái quy định.
Trong quá trình triển khai dự án, mặc dù Nguyễn Thị Hồng Nhung không có đất nằm trong khu vực bị giải tỏa của dự án cầu Bến Thủy 2 nhưng Nguyễn Công Minh đã câu kết với một số cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nghi Xuân làm khống hồ sơ cho bà Nhung để bà này được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
Tiếp đó, tháng 12.2011, mặc dù hồ sơ của bà Nhung không hợp pháp, nhưng ông Lê Duy Việt (phó chủ tịch Hội đồng bồi thường GPMB) đã ký duyệt chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho bà Nhung, số tiền 149 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Việt cùng Hội đồng BTGPMB dự án cầu Bến Thủy 2 còn cấp đất tái định cư sai cho 7 hộ dân không có hộ khẩu trên địa bàn thị trấn Xuân An, với tổng diện tích hơn 1.700 m2.
Tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ về hành vi phạm tội của mình. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù, Đậu Hữu Thân 30 tháng tù, Nguyễn Văn Đức 18 tháng tù, Lê Quang Sáng 18 tháng tù cho hưởng án treo, Đậu Hữu Tuất, 18 tháng tù cho hưởng án treo, Lê Duy Việt 6 tháng tù cho hưởng án treo, Phan Duy Khương 7 tháng tù cho hưởng án treo, Nguyễn Công Minh 7 tháng tù cho hưởng án treo và Nguyễn Thị Hồng Nhung 7 tháng tù cho hưởng án treo.
Phượng Vũ
Theo Dantri
Rút ruột công trình, 20 cán bộ huyện, xã bị kỷ luật
Sáng ngày 21/4, ông Đỗ Minh Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Trà - cho biết, địa phương vừa xử lý kỷ luật 9 chủ tịch xã và 11 cán bộ huyện vi phạm trong quá trình xây dựng công trình dân sinh, gây thất thoát tài sản của nhà nước hơn 2,8 tỷ đồng.
Theo hồ sơ thanh tra, vào tháng 2/2011, huyện Tây Trà phân bổ kinh phí 50 triệu đồng để sửa chữa tuyến đường từ UBND xã Trà Khê đi thôn Đông, nhằm khắc phục hậu quả thiên tai của năm 2010. Lãnh đạo UBND xã Trà Khê cố ý lập khống chứng từ, hợp đồng và thủ tục giả đứng tên hợp đồng thi công với ông Hồ Thanh Hoàng. Qua thanh tra phát hiện số chứng minh nhân dân không phải của ông Hồ Thanh Hoàng mà là ông Nguyễn Phục Viên (cán bộ tài chính - kế toán xã).
Cũng với thủ đoạn trên, lãnh đạo UBND xã Trà Khê tiếp tục chiếm đoạt 75 triệu đồng để sửa chữa công trình thủy lợi Nà Tà Po, với hành vi ký hợp đồng khống với doanh nghiệp tư nhân Bốn Nam thi công nhưng không thực hiện, doanh nghiệp này chỉ xuất hóa đơn để hợp thức hóa chứng từ.
Trong quá trình thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm ở các xã và một số phòng, Ban cấp huyện, điển hình như kê khống khối lượng, quyết toán khống, thực hiện sai thiết kế,... Tổng số tiền thất thoát hơn 2,8 tỷ đồng.
Ông Đỗ Minh Lâm cho biết: "Ngoài xử lý kỷ luật các cán bộ sai phạm, huyện yêu cầu các đối tượng nộp lại số tiền thất thoát vào ngân sách nhà nước. Hiện nay, đã thu hồi 2,22 tỷ đồng và tiếp tục truy thu số tiền còn lại".
Các đơn vị chưa nộp đủ số tiền thất thoát gồm Ban quản lý các dự án đầu tư & xây dựng (146,5 triệu đồng); phòng NN&PTNT (296,6 triệu đồng) và UBND xã Trà Thọ (gần 113 triệu đồng).
Hồng Long
Theo Dantri
Cấp "nhầm" hơn 170 lô đất, huyện xin... rút kinh nghiệm (!) Theo kết luận thanh tra số 66 ngày 11/2/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, quá trình cấp đất TĐC và nghĩa trang cho người dân bị thu hồi đất phục vụ Dự án Khu Liên hợp gang thép Formosa và Cảng Sơn Dương của UBND huyện Kỳ Anh đã xảy ra nhiều sai phạm. Có 172 lô đất được cấp nhầm địa chỉ....