Lập hồ sơ các doanh nghiệp có nguy cơ đình công cao
Thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp lao động tập thể, đình công trên địa bàn TPHCM diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Chính vì vậy, UBND TPHCM vừa yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.
Tranh chấp lao động nhiều và phức tạp
Là đô thị công nghiệp – dịch vụ lớn nhất nhì cả nước, TPHCM quy tụ nhiều doanh nghiệp hoạt động với hàng trăm ngàn công nhân. Chính vì quy mô sản xuất lớn và đa dạng nên TPHCM cũng là địa bàn xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công.
Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội TPHCM, trong giai đoạn 2007-2012, toàn thành phố xảy ra hơn 680 vụ tranh chấp lao động, chiếm gần 22% tổng số vụ của cả nước. Riêng trong năm 2013, trên địa bàn thành phố xảy ra gần 100 vụ với sự tham gia của hơn 30.000 lao động.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn thành phố cũng đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể nghiêm trọng, điển hình như vụ tranh chấp ở công ty TNHH Young Woo (100% vốn Hàn Quốc, nằm ở huyện Hóc Môn). Để giảm lương công nhân, công ty này đặt ra hàng loạt quy định lạ đời bắt công nhân phải chấp nhận. Không chịu nổi sự chèn ép, công nhân đã nhiều lần ngừng việc phản đối nhưng lãnh đạo công ty này vẫn bất chấp yêu cầu chính đáng của người lao động nên cả trăm công nhân đã nộp đơn xin nghỉ việc.
Hàng trăm công nhân công ty TNHH Young Woo nghỉ việc để phản đối chính sách chèn ép người lao động của công ty này (ảnh: Việt Khuê)
Khi tranh chấp xảy ra, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH đã thanh tra đột xuất công ty Young Woo, phát hiện nhiều sai phạm nên kiến nghị UBND TP xử lý. Sau đó, UBND TP đã ban hành quyết định xử phạt hành chính công ty Young Woo hơn 230 triệu đồng nhưng công ty không chấp hành và sửa đổi. Trước thái độ bất hợp tác của công ty này, UBND TP tiếp tục yêu cầu các đơn vị liên quan nắm tình hình hoạt động của công ty; tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về pháp luật lao động…
Theo Sở LĐ-TB&XH, nguyên nhân chính của những vụ tranh chấp lao động thời gian qua thường xuất phát từ yêu cầu nâng thu nhập của người lao động, nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định của luật pháp gây thiệt hại đến lợi ích của người lao động… Còn tổ chức bảo vệ người lao động là công đoàn lại thiếu và yếu nên không hòa giải kịp thời khi tranh chấp xảy ra.
Hạn chế tranh chấp, tăng cường hỗ trợ công nhân
Thành phố yêu cầu xây dựng hồ sơ quan hệ lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động, đình công. Với hồ sơ này, cơ quan nhà nước sẽ có cơ sở để theo dõi, đánh giá về tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp để có những giải pháp kịp thời phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công xảy ra.
Video đang HOT
Tình trạng tranh chấp lao động liên tục diễn ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cả cuộc sống của người lao động, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Do vậy, việc hạn chế tình trạng này yêu cầu cấp bách mà thành phố đặt ra trong nhiều năm nay.
Để thực hiện mục tiêu trên, cuối tháng 4/2014, UBND TPHCM đa ban hành quyết định phê duyệt đề án “Phát triển quan hệ lao động tại TPHCM giai đoạn 2014 – 2020″. Trong đề án này, thành phố đề ra nhiều nhóm phải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ của cơ quan nhà nước và công đoàn để hạn chế tranh chấp lao động xảy ra, kịp thời can thiệp khi có tranh chấp.
Cụ thể, thành phố dự kiến xây dựng bộ phận chuyên trách về quan hệ lao động trực thuộc Sở LĐ-TB&XH thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Ngoài ra, thành phố còn yêu cầu xây dựng hồ sơ quan hệ lao động, nhất là đối với những doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động, đình công. Với hồ sơ này, cơ quan nhà nước sẽ có cơ sở để theo dõi, đánh giá về tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp để có những giải pháp kịp thời phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công xảy ra.
Năng lực của công đoàn các cấp cũng được thành phố yêu cầu nâng cao; tăng cường đánh giá sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người lao động, diễn biến tình hình quan hệ lao động trên địa bàn để có giải pháp hỗ trợ công nhân kịp thời. Trong thời gian tới, TPHCM cũng sẽ bổ sung, hoàn thiện quy trình giải quyết các cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục pháp luật lao động quy định để có thể áp dụng đại trà.
Ngoài ra, thành phố cũng yêu cầu các ban ngành cần chú ý cải thiện, phát triển các yếu tố môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội có tác động đến quan hệ lao động. Cụ thể như đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình nhà ở xã hội cho công nhân; chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần giúp công nhân an tâm lao động sản xuất; đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà giữ trẻ cho con công nhân, cửa hàng tiện ích, phòng khám đa khoa, bếp ăn tập thể…
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Phó Thủ tướng: "Người dân chưa có nhà, nhà nước có tội"
"Gói 30.000 tỷ đồng chỉ có ý nghĩa sau khi tổng kết báo cáo có bao nhiêu hộ dân được vào ở nhà mới. Người dân chưa có được nhà ở chính là nhà nước có tội" - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu trong cuộc họp tại Bộ Xây dựng ngày 18/4.
Đây là cuộc họp họp lần thứ XIII của Ban Chỉ đạo TƯ về chính sách nhà ở và thị trường BĐS để tổng kết tình hình năm 2013, quý I/2014 và bàn giải pháp cụ thể cho 3 quý cuối năm.
Nhà ở xã hội vẫn xa tầm với của người dân
Nói về việc triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ hỗ trợ chương trình nhà ở xã hội, Phó Tổng GĐ Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV) Trần Lục Lang cho biết, đến nay ngân hàng này đã giải ngân được 1.800 tỷ đồng cho chủ đầu tư, người dân mua nhà vay. Ông Lang đề nghị kéo dài thời hạn vay cho người dân từ 10 lên 15 năm.
Đối với việc tham gia cùng doanh nghiệp tái cấu trúc thị trường nhà ở, ông Lang ủng hộ gói tín dụng 5000 tỷ đồng với chương trình hợp tác 4 nhà (ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp vật liệu, nhà thi công) để giám sát việc sử dụng tiền cho dự án, thúc dự án đưa vào thi công, đảm bảo tiến độ, giảm tồn kho vật liệu.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp lần thứ XIII của Ban chỉ đạo TƯ về chính sách nhà ở và thị trường BĐS.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN Mai Đức Chính đồng tình hướng thúc đẩy giải ngân gói 30.000 tỷ đồng bằng cách đơn giản hơn nữa thủ tục, nới thời hạn cho vay lên 15 năm. Hơn nữa, theo ông Chính, không chỉ dừng ở khoản 30.000 tỷ mà cơ quan quản lý nên có một thông tư khẳng định hoạt động hỗ trợ tín dụng này là một chương trình dài hạn dành cho nhà ở xã hội, sẽ tiếp tục kéo dài theo Nghị định 188 (quy định bắt buộc các tổ chức tín dụng phải dành tối thiểu 3% dư nợ tín dụng cho người nghèo vay mua nhà với lãi suất ưu đãi).
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín thông tin, hầu hết trong số 20.000 trường hợp hồ sơ đăng ký mua nhà xã hội tại thành phố là từ những gia đình có mức thu nhập trung bình 8-10 triệu đồng/tháng. Ông Tín phân tích, với 1 gia đình như vậy, tiền chi tiêu cho các nhu cầu ăn mặc, học hành, đi lại... đã ngốn 70%. Như vậy một tháng, tằn tiệm lắm, cả gia đình cũng chỉ dành lại được tối đa 2-3 đồng cho việc lo nhà ở.
"Căn hộ 70m2, giá 15tr/m2 đúng tiêu chuẩn nhà ở xã hội giá cũng bạc tỷ. Giả sử gia đình đó đã có 200 triệu đồng rồi, vẫn phải vay 80% giá trị ngôi nhà tức 800 triệu đồng, thời hạn vay 10-15 năm thì mỗi năm cũng phải trả ít nhất 48 - 50 triệu đồng, tức mỗi tháng phải bỏ ra được 4 triệu đồng để trả nợ. Đó vẫn là một khoảng cách lớn so với khả năng của người dân" - ông Tín tính toán, trăn trở làm sao hạ giá nhà hơn nữa, chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa thì nhà ở xã hội mới thực sự là cơ hội hiện thực với người dân.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn khái quát, nhà ở xã hội tại Hà Nội cung không đủ cầu, sản phẩm ra đến đâu hết đến đấy. Cái khó của thành phố là phải đẩy nhanh nguồn cung hơn nữa. Chính sách cơ cấu lại căn hộ, chuyển đổi dự án nhà thương mại thành nhà ở xã hội là một hướng để giải quyết vấn đề nhưng theo điều kiện quy định, rất ít dự án thực hiện được.
Ông Tuấn đề nghị cho Hà Nội cơ chế, những dự án nằm trong phạm vi vành đai II không được chuyển đổi từ dự án thương mại thành dự án nhà ở xã hội; khu vực giữa vành đai II và vành đai III (khu vực đông dân cư) thì không được cơ cấu lại căn hộ; còn dự án ở khu vực ngoài vành đai III được xem xét cơ cấu, chuyển đổi.
Ngoài ra, đại diện Sở Xây dựng thành phố cũng than khó với những dự án xin được chuyển đổi đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách vì nếu cho phép, thành phố phải trả lại khoản tiền này - một gánh nặng mà địa phương khó thu xếp được nguồn thu để bù lại.
36.000 hộ dân có nhà mới
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trao đổi với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng giải thích, việc giải ngân gói 30.000 tỷ chậm vì theo quy định, tỷ lệ dành cho vay với các dự án là 30% (xấp xỉ 10.000 tỷ đồng). Nếu phần này triển khai nhanh được, lượng giải ngân không thấp như vừa qua. Đây là trách nhiệm của ngân hàng, địa phương, doanh nghiệp. 3 chủ thể này phải phối hợp thật tốt để gỡ điểm vướng này mới giải quyết được nguồn cung nhà cho thị trường.
Còn 20.000 tỷ đồng phần dành cho người mua nhà vay, nếu bình quân mỗi căn hộ được vay 400 triệu đồng thì cũng cần có nhiều nhà ở xã hội bán hơn mới sử dụng được hết khoản tín dụng. Bộ Xây dựng cũng kiến nghị mở rộng đối tượng cho vay với cả người dân vùng bão lũ, người ở nông thôn có nhà cửa chưa kiên cố, an toàn, người dân ở đô thị vay xây, sửa nhà...
Bộ trưởng Dũng thống nhất quan điểm không giới hạn thời gian triển khai gói tín dụng ưu đãi cho vay mua nhà này mà tiếp tục triển khai như quy định tại Nghị định 188.
Giải đáp câu hỏi đặt ra của Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Bộ trưởng Xây dựng cho rằng, nếu gia đình nghèo, thu nhập hạn chế mà cứ cố hướng đến nhà 70m2 thì sẽ là một gánh nặng khó tính toán. Những gia đình thu nhập 8-10 triệu đồng/thán, Bộ trưởng Dũng gợi ý mua nhà diện tích nhỏ, 35-40m2, tính khả thi sẽ cao hơn.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận kết quả chuyển đối dự án nhà thương mại thành nhà ở xã hội đã giải quyết được 36.000 căn hộ tồn kho. Số gia đình được giải quyết nhu cầu nhà từ con số này, ông Hải đánh giá có ý nghĩa rất lớn.
"Đóng góp của gói 30.000 tỷ dù chậm nhưng thế là rất đáng kể. Gói 30.000 tỷ đồng chỉ có ý nghĩa sau khi tổng kết báo cáo có bao nhiêu hộ dân được vào ở nhà mới. Người dân chưa có được nhà ở chính là chúng ta có tội" - ông Hải nhấn mạnh.
Theo tính toán, nhu cầu nhà ở xã hội còn rất hơn, khoảng 1 triệu căn hộ. Hiện có 129 dự án nhà ở xã hội đang triển khai xây dựng nhưng cũng chỉ thêm được 82.000 căn hộ cho thị trường.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ quan điểm quy hoạch nhà ở xã hội trong chính các dự án thương mại để đảm bảo công bằng xã hội, không tách người nghèo ra một khu vực riêng, quăng ra ngoài lề, để hình thành nên những khu ổ chuột trong đô thị.
Phó Thủ tướng nhắc việc gỡ vướng thủ tục, ra hạn chót phải ban hành trong tháng 4/2014 cho thông tư về việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của liên ngành Ngân hàng - Xây dựng - Tài nguyên môi trường - Tư pháp để tạo điều kiện hơn nữa cho người mua nhà, tăng giải ngân gói hỗ trợ tín dụng. Về lâu dài, Phó Thủ tướng đồng ý xây dựng chính sách tín dụng riêng cho nhà ở xã hội.
P.Thảo
Theo Dantri
Giữ nhà công vụ giá bèo là duy trì đặc quyền đặc lợi cho cán bộ "Một căn hộ chung cư công vụ giá thuê phải trên 10 triệu đồng/tháng nhưng thực tế cán bộ chỉ phải trả vài trăm nghìn đồng"; "Giữ nhà công vụ giá bèo là duy trì hiện tượng đặc quyền đặc lợi cho cán bộ"... Nhiều ý kiến cảnh báo được đưa ra trong phiên họp thẩm tra dự án luật Nhà ở tại...