Lấp hồ bán nền tại Q.Long Biên: Thanh tra Chính phủ chuyển đơn đến Chủ tịch Hà Nội
Liên quan đến vụ lấp hồ làm đất ở tại Q.Long Biên, sau khi nhận được đơn thư của người dân, Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến Chủ tịch UBND TP. Hà Nội để giải quyết.
Thanh tra Chính phủ chuyển đơn công dân đến đích danh Chủ tịch UBND TP.Hà Nội
Cụ thể, văn bản của Thanh tra Chính phủ gửi đích danh Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nêu, cơ quan này nhận được đơn thư của nhiều người dân tại tổ 11 và 12, P.Ngọc Thuỵ, Q.Long Biên với nội dung phản đối việc san lấp hồ Bà Đồ rộng 12.000 m 2 là hồ tự nhiên (còn gọi theo tên của những người thuê hồ là Xuân Quế và Sơn Thuỷ) để phân lô bán nền làm đất ở.
Dù nhiều người dân phản đối, gửi đơn thư kiến nghị nhưng hồ Bà Đồ tại P.Ngọc Thuỵ, Q.Long Biên, TP.Hà Nội vẫn bị hút cạn nước, chuẩn bị san lấp. Ảnh ĐAN HẠ
Đáng chú ý, theo văn bản của Thanh tra Chính phủ, đơn thư kiến nghị của người dân đã được gửi đến UBND Q.Long Biên và UBND TP.Hà Nội xem xét. Tuy nhiên, đến đầu tháng 3, người dân chưa nhận được kết quả giải quyết. Do vậy, người dân ở tổ 11 và 12 P.Ngọc Thuỵ tiếp tục có đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ.
Sau khi xem xét, Thanh tra Chính phủ chuyển đơn của người dân đến Chủ tịch UBND TP.Hà Nội xem xét, giải quyết. Đồng thời, đề nghị thông báo lại kết quả cho Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, gần 100 hộ dân ở tổ 11 và 12 thuộc P.Ngọc Thuỵ phản đối trước chủ trương san lấp 2 hồ là Xuân Quế và Sơn Thuỷ (còn gọi là hồ Bà Đồ) trong ngõ 264 đường Ngọc Thuỵ có diện tích hơn 1,2 ha để chuyển đổi làm đất ở, phân lô bán nền.
Người dân ở đây cho hay, tổ 11 và 12 P.Ngọc Thuỵ là vùng trũng nên hồ Bà Đồ là nơi chứa nước, hạn chế ngập lụt cho cả khu vực. Nếu bị san lấp chắc chắn sẽ ngập lụt cả khu dân cư khi trời mưa.
Đồng thời, hồ Bà Đồ còn là không gian thoáng đãng, có tác dụng điều hoà môi trường, là “lá phổi xanh” cho cả cộng đồng dân cư lớn.
Video đang HOT
Hồ Bà Đồ ở P.Ngọc Thuỵ, Q.Long Biên sắp bị “khai tử”. Ảnh ĐAN HẠ
Nhiều người dân cũng đặt vấn đề việc lấp hồ để làm đất ở nêu trên là đi ngược với xu hướng bảo tồn, giữ gìn ao, hồ hiện nay. Thời gian qua, nhiều ao, hồ ở Q.Long Biên đã bị san lấp và nếu cứ tiếp tục thì không bao lâu nữa, địa phương này sẽ bức bí, thiếu không gian xanh như ở khu vực nội thành Hà Nội.
Không ít người dân ở tổ 11 và 12, P.Ngọc Thuỵ cũng bức xúc khi thấy Q.Long Biên thông tin lấp hồ làm đất ở theo quy hoạch dự án đã được TP.Hà Nội phê duyệt. Người dân cho biết không được tham vấn khi xây dựng, phê duyệt quy hoạch dù trong quy hoạch dự án có lấp hồ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cộng đồng cả nghìn người dân. TP.Hà Nội và Q.Long Biên cố tình lấp hồ làm đất ở là áp đặt, không hợp lòng dân ở tổ 11 và 12, P.Ngọc Thuỵ; không rút kinh nghiệp từ quy hoạch thiếu không gian xanh như ở khu vực nội thành Hà Nội khi lấp nhiều ao, hồ…
Hồ Bà Đồ đã bị hút cạn nước để chuẩn bị san lấp dù người dân phản đối
Ngày 16.3 mới đây, người dân ở tổ 11 và 12, P.Ngọc Thuỵ tiếp tục có đơn kiến nghị gửi Thành uỷ Hà Nội, UBND TP.Hà Nội và nhiều cơ quan báo chí để phản đối chủ trương lấp hồ Bà Đồ làm đất ở.
“Trong suốt quá trình kiến nghị đến UBND Q.Long Biên và UBND TP.Hà Nội từ 13.1 đến nay, chúng tôi chưa nhận được trả lời chính thức nào từ quận và thành phố”, đơn kiến nghị của người dân P.Ngọc Thuỵ viết. Cũng theo đơn này, người dân chỉ biết được phản hồi của Q.Long Biên trong việc lấp hồ Bà Đồ để phân lô qua báo chí.
Người dân căng băng rôn, phản đối lấp hồ Bà Đồ để làm đất ở. Ảnh ĐAN HẠ
Đáng chú ý, theo ghi nhận của Thanh Niên, ngày 18.3 hồ Bà Đồ đã bị hút cạn nước, chuẩn bị cho việc san lấp tạo mặt bằng.
“Khi thấy họ lắp máy bơm hút cạn hồ, chuẩn bị san lấp, chúng tôi đã tập trung căng băng rôn phản đối nhưng không thể cản được”, bà Nguyễn Thị Lan, người dân P.Ngọc Thuỵ, cho biết.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND Q.Long Biên, gửi UBND TP.Hà Nội, việc lấp hồ là theo quy hoạch đã được phê duyệt. Từ năm 2016, Q.Long Biên phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tại các ô quy hoạch có ký hiệu A4/NO4; A8/NO1; A8/NO2; A4/HH2; A4/HH3 và các tuyến đường phụ cận theo quy hoạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại địa bàn P.Ngọc Thụy. Dự án có diện tích 4,26 ha với tổng mức đầu tư hơn 117 tỉ đồng từ nguồn ngân sách, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Q.Long Biên làm chủ đầu tư, đang tuân thủ đúng pháp luật.
Nước hồ đã bị hút cạn, chuẩn bị san lấp. Ảnh ĐAN HẠ
Tại báo cáo này, Chủ tịch UBND Q.Long Biên cũng khẳng định, việc thoát nước trong mùa mưa tại địa phương sẽ theo nhiều hướng, cơ bản được đảm bảo. Thời gian tới, sau khi hoàn thành đầu tư cụm hồ Ngọc Thuỵ 1, 2 và 3 thì tổng diện tích hồ nước, cây xanh sẽ đạt khoảng 30 ha, hoàn toàn đáp ứng khả năng tiêu thoát nước, điều hoà không khí, tạo cảnh quan cho P.Ngọc Thuỵ cũng như Q.Long Biên.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở tổ 11 và 12, P.Ngọc Thuỵ cho rằng, cần bảo vệ hồ tự nhiên hơn là đào hồ nhân tạo. Hơn nữa, việc đào hồ nhân tạo cũng là để phục vụ gia tăng giá trị bất động sản. Khu vực đào các hồ nhân tạo cũng xa tổ 11 và 12 nên người dân địa phương không được hưởng lợi.
Bác sĩ 32 năm đi khiếu nại đã nhận 3,2 tỉ đồng, tiếp tục đòi 6,7 tỉ còn lại
Sau 32 năm đi khiếu nại, bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi đã được Trường đại học Y - dược (Đại học Thái Nguyên) bồi thường 3,2 tỉ đồng và đang tiếp tục yêu cầu bồi thường 6,7 tỉ đồng còn lại.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi kể về hành trình 32 năm đi khiếu nại của mình - Ảnh: THÂN HOÀNG
Ngày 8-2, ông Nguyễn Ngọc Lợi (69 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết đã nhận được 3,2 tỉ đồng tiền bồi thường từ Trường đại học Y - dược Thái Nguyên như cam kết trước đó.
Tuy nhiên, theo ông Lợi, tổng số tiền mà ông yêu cầu Trường đại học Y - dược Thái Nguyên phải bồi thường là 9,7 tỉ đồng.
Dù vậy, qua nhiều lần thương lượng, nhà trường cho hay chỉ có thể đảm bảo chi trả 3,2 tỉ đồng. Số tiền 6,7 tỉ đồng còn lại phải báo cáo cơ quan thẩm quyền để thống nhất trình Chính phủ cho phép "ghi chỉ tiêu ngân sách", từ đó nhà trường mới có nguồn chi trả cho ông Lợi.
Theo Trường đại học Y - dược Thái Nguyên, tại hội nghị cán bộ chủ chốt do trường tổ chức cuối năm 2021 vừa qua, cơ quan này chỉ thống nhất bồi thường tổng số tiền 3,2 tỉ đồng cho ông Lợi.
Việc ông Lợi tiếp tục yêu cầu, đề nghị bồi thường thêm cho mình theo các kênh khác, đó là quyền cá nhân của ông.
Về phần mình, ông Lợi cho hay, trong nhiều đợt trao đổi về việc bồi thường với các cơ quan khác nhau, ông đều yêu cầu Trường đại học Y - dược Thái Nguyên có văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và đào tạo để cơ quan này trình Thủ tướng Chính phủ cho phép nhà trường được "ghi chỉ tiêu ngân sách", từ đó đủ cơ sở để bồi thường thêm số tiền 6,7 tỉ đồng.
Ông lợi khẳng định, nếu Trường đại học Y - dược Thái Nguyên không đồng ý báo cáo cơ quan thẩm quyền cho ghi chỉ tiêu ngân sách để bồi thường 6,7 tỉ đồng còn lại, ông sẽ khởi kiện ra tòa để đòi nốt số tiền này.
Ông Lợi nguyên là cán bộ đi B, sau được Ủy ban Thống nhất cử đi học tại Trường đại học Y Bắc Thái (nay là Trường đại học Y - dược, Đại học Thái Nguyên) từ năm 1977.
Dù có kết quả học tập không tồi nhưng do có mâu thuẫn với một số cán bộ nhà trường nên bảng điểm của ông đã bị sửa để đánh trượt tốt nghiệp, hồ sơ giấy tờ liên quan bị giữ lại trường.
Sau nhiều năm khiếu nại, Bộ Y tế đã thanh tra, các cơ quan trung ương xác nhận và Trường đại học Y Bắc Thái phải bảo lưu kết quả tốt nghiệp cho ông. Sau đó, ông được lựa chọn làm việc ở Ủy ban Hợp tác kinh tế văn hóa với Lào và Campuchia hoặc Bệnh viện Bưu điện, nhưng ông bị đẩy vào hoàn cảnh trớ trêu không có hồ sơ giấy tờ liên quan để bố trí công việc.
Nguyên do là Trường đại học Y Bắc Thái thông báo đã chuyển hồ sơ, điều ông về công tác tại Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phú và bị thất lạc hồ sơ.
Ông Lợi đã nhiều lần gửi đơn đến Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Trường đại học Y Bắc Thái nhưng đều không được giải quyết.
Sau đó Thanh tra Chính phủ vào cuộc và kết luận việc để xảy ra khiếu nại và giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của ông Nguyễn Ngọc Lợi từ năm 1990 đến năm 2020 của một số cơ quan, tổ chức còn thiếu trách nhiệm, chưa chính xác, giải quyết không khách quan.
Sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của nhiều cơ quan đã gây ra hậu quả khiến ông Lợi không được phân công công tác theo quy định, không thể xin được việc làm chính thức, không thực hiện được các thủ tục để được hưởng các quyền lợi liên quan như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ người có công với cách mạng...
Lập 4 đoàn kiểm tra việc khắc phục sai phạm liên quan "đất vàng" Lập 4 đoàn công tác để tiến hành kiểm tra tình hình giải quyết, khắc phục các tồn tại liên quan đến "đất vàng" theo kết luận thanh tra tại 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và TPHCM. Thông tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết, Nghị quyết 127/NQ-CP của Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ...