Lập hai bệnh viện dã chiến tại Cần Thơ
Hai bệnh viện dã chiến với 1.000 giường sẽ được lập tại Cần Thơ đảm nhiệm điều trị bệnh nhân Covid-19 cho khu vực miền Tây.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu như trên, trong chuyến thị sát tình hình chống dịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ngày 26/4.
Theo đó, một bệnh viện dã chiến cấp vùng với 800 giường đặt tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, và một bệnh viện dã chiến 200 giường cấp địa phương đặt tại Trung tâm Y tế quận Bình Thủy, Cần Thơ.
Các tỉnh giáp biên giới như An Giang, Đồng Tháp cũng cần xúc tiến bệnh viện dã chiến, Bộ trưởng Y tế đề nghị.
Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nói rằng miền Tây là khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch. Bệnh viện dã chiến ở Cần Thơ sẽ là “cánh tay nối dài” của Bộ Y tế, của Bệnh viện Chợ Rẫy trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Nhiệm vụ số một của bệnh viện dã chiến vùng tại Cần Thơ là thiết lập khoa cấp cứu có trang bị hệ thống kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO), kỹ thuật cấp cứu về tim mạch, hô hấp, truyền nhiễm… đáp ứng điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.
Theo Sở Y tế TP Cần Thơ, địa phương hiện có 20 bệnh viện công lập, 24 bệnh viện ngoài công lập. “Thành phố đã chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, nếu huy động hết năng lực của các bệnh viện này, Cần Thơ có khả năng tiếp nhận cách ly, điều trị cho khoảng 1.200 ca Covid-19″, ông Nguyễn Phước Tồn – Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Cần Thơ nói.
Video đang HOT
Lãnh đạo Sở Y tế Cần Thơ cho rằng tình hình Covid-19 đang nóng ở các nước, áp lực người ngoại tỉnh ngoại tỉnh đến học tập và làm việc lớn cùng với số người nhập cảnh bằng đường hàng không khá đông, việc thành lập hai bệnh viện dã chiến là cần thiết.
Trung tâm Y tế huyện Phong Điền được chọn lập Bệnh viện dã chiến tuyến Trung ương điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Cửu Long
Bộ trưởng Long nhấn mạnh tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Campuchia, Thái Lan, Lào, Ấn Độ… Liên tục có những cảnh báo có thể xuất hiện đợt dịch thứ 4 rất nguy hiểm.
TP Cần Thơ là đầu mối giao thông trọng điểm khu vực miền Tây. Sắp tới kỳ nghỉ lễ 30/4, lượng người đổ về rất đông, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Nếu để xảy ra tình trạng dịch bệnh, kéo theo hệ lụy về kinh tế, xã hội. Vì vậy, Cần Thơ cần kiểm soát tốt công tác cách ly, rà soát lại tất cả kịch bản, tập trung cho các khâu trọng điểm, đặc biệt là công tác xét nghiệm, khoanh vùng xác định trên diện rộng. Địa phương chuẩn bị kịch bản cách ly ở tuyến phường, tuyến xã nếu dịch xảy ra ở cộng đồng.
“Bộ Y tế đang rất lo ngại về tình hình dịch diễn biến phức tạp từ các nước xung quanh. Khu vực biên giới Tây Nam có lượng người nhập cảnh có phép lẫn trái phép khá đông, nguy cơ dịch xâm nhập và bùng phát rất lớn”, Bộ trưởng nói.
Trước đó, Bộ Y tế đã thành lập Bệnh viện dã chiến tại Hà Tiên (Kiên Giang) do Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ, sẵn sàng hoạt động.
Từ ngày 28/1 đến nay Cần Thơ xét nghiệm 1.574 trường hợp về từ vùng dịch. Tính từ đầu dịch đến nay, thành phố đã ghi nhận và điều trị thành công 10 Covid-19 đều là người nhập cảnh được cách ly ngay. Hiện thành phố có 3 cơ sở xét nghiệm khẳng định nCoV.
Bệnh nhân Covid-19 Thái Lan chết trong lúc chờ nhập viện
Người dân Thái Lan lên tiếng phản đối tình trạng thiếu giường bệnh sau khi một bệnh nhân 85 tuổi qua đời trong lúc chờ nhập viện.
Cụ bà 85 tuổi qua đời hôm 22/4 tại quận Bang Kholaem, thủ đô Bangkok, Thái Lan, là thành viên trong gia đình 6 người đều mắc Covid-19. Ba trong 6 bệnh nhân Covid-19 trong gia đình đã được nhập viện, trong khi ba người còn lại, gồm cụ bà 85 tuổi, phải nằm chờ ở nhà do tình trạng quá tải.
Sau khi cụ bà 85 tuổi không qua khỏi, giới chức địa phương đã tức tốc điều xe cấp cứu đến quận Bang Kholaem đón nốt hai bệnh nhân 70 và 75 tuổi của gia đình vào bệnh viện.
Quan tài chứa thi thể bệnh nhân Covid-19 được chuyển tới một ngôi đền ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, hôm 24/4. Ảnh: Reuters.
Cái chết của bệnh nhân Covid-19 trong lúc chờ nhập viện đã khiến công chúng Thái Lan dậy sóng. "Tôi không phóng đại, nhưng đây chính xác là những điều đã xảy ra ở Italy trong đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên", một tài khoản Facebook bình luận.
"Khi hệ thống chăm sóc y tế không trụ được, nó không chỉ ảnh hưởng tới các bệnh nhân Covid-19, mà còn ảnh hưởng tới cả những người đang mắc bệnh nặng", một người dùng mạng xã hội Thái Lan nói thêm.
Người dân Thái Lan cũng chỉ trích giới chức chưa quan tâm tới gia đình 6 người nhiễm Covid-19 ở quận Bang Kholaem, dẫn tới cái chết của cụ bà 85 tuổi. Nhiều người lo ngại nếu các quan chức y tế không nhanh chóng hành động, các ca tử vong do nCoV tại nhà ở Thái Lan sẽ gia tăng như các quốc gia khác từng bị sóng Covid-19 ảnh hưởng nghiêm tọng.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Công cộng Thái Lan Anutin Charnvirakul đã gửi lời chia buồn, cho biết ông rất đau lòng về cái chết của bệnh nhân Covid-19 85 tuổi. Ông khẳng định Bộ Y tế sẽ cố hết sức để đảm bảo nhu cầu điều trị cho bệnh nhân Covid-19, song cũng nhấn mạnh sẽ ưu tiên những người bệnh cần hỗ trợ nhất.
Thái Lan những ngày gần đây liên tiếp ghi nhận số người nhiễm và chết do nCoV cao kỷ lục, nâng tổng ca nhiễm và tử vong toàn quốc lên lần lượt 55.460 và 140 người. Giới chức Thái Lan hôm 25/4 tiếp tục áp thêm nhiều biện pháp hạn chế đi lại nhằm ứng phó sóng Covid-19 lần ba .
Singapore cải tổ nội các, thay đổi 7 vị trí bộ trưởng Tại cuộc họp báo chiều 23/4, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã công bố cải tổ nội các với việc điều chuyển 7 vị trí bộ trưởng, sau khi Phó Thủ tướng Vương Thụy Kiệt ngày 8/4 vừa qua rút khỏi vị trí người đứng đầu nhóm thế hệ thứ 4 (4G) của đảng Hành động Nhân dân cầm quyền. Thủ tướng...