Lấp Giếng Mắt Rồng và chuyện “thôn điên”
Từ khi 1 trong 9 chiếc giếng mắt rồng bị lấp tự dưng có rất nhiều điều không bình thường đã xảy ra. Người tin thì cho rằng đó là hệ lụy của việc phỉ báng thánh thần nhưng người không tin thì khẳng định đó chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên.
Tưởng vợ là gà, mài dao đòi… thịt
Trưởng thôn Đọi Nhất, ông Trần Kim Hạ cho hay: Cả thôn chỉ có 800 nhân khẩu với khoảng 200 nóc nhà mà tính sơ sơ cũng đã hàng chục người bị điên. Đấy là số còn sống chứ nếu tính cả những người đã vĩnh biệt cõi trần thì khá nhiều. Không biết làng tui ăn phải cái gì mà lụi bại dần mòn ghê gớm như vậy? Nói rồi ông Hạ sốt sắng dẫn chúng tôi đến từng nhà có người bị tâm thần để tự mục sở thị.
Ông Hạ luôn trăn trở về nguyên nhân gây bệnh tại thôn Đọi Nhất
Gia đình ông Trần Đăng Điều ở gần cuối thôn có 3 thế hệ mắc bệnh tâm thần. Em gái ông là bà Trần Thị Mến (61 tuổi) không biết vì sao, tự dưng phát bệnh rồi cuồng loạn “hát hò như ma nhập”. Bao nhiêu năm nay, chữa trị khắp nơi cứ khỏi lại bị ngày một nặng hơn. Con trai ông Điều, anh Trần Đăng Lượng to khỏe vạm vỡ, nước da bánh mật mai mái là kết quả của những đêm nằm gió hứng sương. Từ khi sinh ra, Lượng lớn nhanh vù vù, thông minh hiếu học… Đến năm 22 tuổi bỗng dưng có vấn đề, suốt ngày hết khóc lại cười vật vã. Gia đình đưa Lượng đi chữa trị ở bệnh viện một thời gian, bệnh tình đỡ hẳn, anh lấy được vợ, sinh được 2 con bụ bẫm. Thế rồi, một đêm mùa đông giá buốt, Lượng nhìn vợ mình mà tưởng là gà, xuống bếp mài dao đòi… thịt.
Gia đình lại lục tục đưa Lượng đi chữa trị tại Bệnh viện Tâm thần TƯ I (Thường Tín, Hà Nội). Khi bệnh tình thuyên giảm, Lượng về nhà và được vợ tảo tần chăm sóc. Ấy thế, mà vợ anh không phải là gà nữa mà lại biến thành một con… lợn rừng. Lượng lừ đừ xuống bếp, lấy dao phay chém giữa đầu vợ rồi cười khanh khách. May sao lúc ấy, gia đình đưa cô con dâu cấp cứu kịp thời.
Ông Điều cho biết, giờ thì bệnh tình Lượng đỡ rồi nhưng vẫn không giấu được cái ngây ngô. Thấy chúng tôi cầm máy ảnh, Lượng cười toét miệng xin chụp vài kiểu kỷ niệm. Lượng khoe, “em chém vợ một lần rồi nhá, thế mà nó không chết anh ạ! Em được đi Thường Tín 8 lần, Cao Đà 5 lần, chắc lại sắp đi nữa đấy”. Thấy con nói thế, ông Điều giải thích, đấy là nó đi điều trị ở Bệnh viện Tâm thần Thường Tín 8 lần, Bệnh viện Tâm thần Cao Đà 5 lần.
Video đang HOT
Ông Điều không giấu giếm, ông linh cảm rằng đứa con của Lượng cũng sẽ chẳng khôn ngoan gì vì giờ đây, cháu đang có những biểu hiện giống y hệt cha nó khi mới phát bệnh.
Chưa tìm được sự giải thoát
Cách nhà ông Điều vài mái ngói là gia đình của 2 anh em dị nhân Trần Đăng Chiến – Trần Thị Bảo.
Hôm chúng tôi đến, anh Chiến đã bỏ đi lang thang đâu đó từ sáng sớm. Chị Bảo yếu hơn, chỉ ngồi một góc sân cười khó hiểu. Chị Bảo sinh năm 1953 nhưng chỉ cao chưa đầy 1m. Khuôn mặt già ngô nghê, từ khi sinh ra đến giờ không biết làm gì để ăn. Cậu anh tên Chiến cũng vậy, suốt ngày chỉ ngơ ngác lang thang hết nghĩa địa này đến nghĩa trang khác. “Vừa rồi xã có làm cho hai anh em ngôi nhà tình nghĩa khang trang nhưng hầu như chẳng bao giờ thấy họ ở trong nhà”, ông Hạ cho hay.
Nằm ở vị trí đắc địa, giữa thôn có ngõ vào dài lát gạch đỏ là hộ ông Trần Văn Dư có mẹ già là cụ Lê Thị Huệ đã 83 tuổi bị bệnh tâm thần. Ông Dư cho biết, bà cụ bị bệnh đã lâu lắm rồi, con cháu đưa đi chữa trị hết bệnh viện này đến bệnh viện khác mà không khỏi. Các bác sĩ cho biết, bà cụ bị thần kinh mãn tính không thể chữa khỏi.
Anh Đinh Trọng Phong (Lác)
Trong khi chúng tôi đang nói chuyện tại nhà ông Dư thì một cậu bé hớt hải chạy đến báo tin cho ông Hạ trưởng thôn, rằng nhà anh Lác đang có chuyện. Khi chúng tôi có mặt, một thanh niên đang vơ bát đũa ném tứ tung, đập phá đồ đạc trong nhà. Sau một hồi lựa thế, ông Hạ đã khống chế được anh thanh niên đó. Đó là Đinh Trọng Phong (người làng hay gọi là Lác) sinh năm 1967, bị tâm thần phân liệt khá nặng.
Cảnh la hú đập phá ở làng điên không phải là điều xa lạ. Thứ xa lạ với họ là sự yên bình của một vùng quê. Thế cho nên, người Đọi Nhất từ bao nhiêu năm nay luôn đi tìm nguyên nhân để giải thoát cho làng khỏi tiếng điên. Hết nguyên nhân này đến tác nhân khác được đặt ra… Nhưng trong đó, nguyên nhân mắt rồng bị lấp được nhiều người tin hơn cả.
VGT (Theo Bee.net.vn)
Bí ẩn giếng Mắt Rồng bên sông Tô Lịch
Sau khi giếng Mắt Rồng (đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ) bị lấp, nhiều sự kiện lạ đã xảy ra khiến người địa phương liên tưởng đến câu chuyện lưu truyền từ nhiều thế hệ trước...
Chuyện xưa kể lại
Người dân sống xung quanh cho biết, đền Long Tỉnh thờ Đức Chúa Cả. Đền không to, giản dị trong một khuôn viên nhỏ nhưng nhiều người nhắc đến ngôi đền với vẻ thành kính lẫn sợ sệt. Hiện nay, vẫn còn một cây cổ thụ mọc chồi từ trong đền ra, một nửa thân cây ăn vào bên hữu đền, một nửa cây mọc lộ thân ra đường. Ngọn cây thì đội thẳng mái đền vươn lên hít không khí. Không ai dám ngắt lá cây trong đền chứ không nói gì đến dám phá cây.
Ngôi đền nằm gần một khúc sông Tô Lịch. Xa xưa có câu chuyện về, trong vùng có người đàn bà đẹp sinh hạ được đứa con trai thì bị băng huyết qua đời. Trước đó, bà đã sinh được một người con gái dung nhan cũng bội phần xinh đẹp.
Trước khi qua đời, bà dặn lại người chồng: Con gái mình vào tuổi 16 sẽ lội ngược khúc sông Tô này mà chết, nó mà không chết, thì người làng sẽ lại có dịch đau mắt giống y như nhà vua thuở ông Dàu bà Dàu (vua bị đau mắt, ông Dàu lao mình xuống sông Tô hiến mình cho hà bá để cứu mắt vua theo lời chỉ dẫn của thầy phong thủy. Bà Dàu cũng trầm mình theo chồng, vua khỏi mắt lập tức phong tước và cho thờ hai vợ chồng ông bà Dàu ở đình Yên Thái, ngã ba Thụy Khuê - Lạc Long Quân hiện nay).
Các vị cao niên trong làng chỉ cho phóng viên vị trí của giếng Mắt Rồng
Thời gian trôi qua, cô con gái đã 16 tuổi. Lúc này trong làng lại bắt đầu có vài người bỗng dưng mắt sưng đỏ như máu. Một hôm người cha sai con đội mâm lễ ra đền Long Tỉnh để ông cúng cầu bình an. Cô con gái đã bước chân ra khỏi cửa nhà, trên đầu đội mâm lễ, mà ông không sao cưỡng lại được cơn buồn ngủ ập đến giữa ban ngày. Trong cơn mơ nửa tỉnh nửa mê, một vị thần cao lớn hiện về phán rằng: "Nay thương gia cảnh neo đơn, ta chỉ lấy mâm lễ, dân làng sẽ không mắc dịch đau mắt nữa. Phải giữ cho nước trong giếng Mắt Rồng trong sạch, thì dân làng sẽ không bao giờ bị đau mắt". Bừng tỉnh giấc mơ, người cha chạy ra bờ sông Tô.
Lúc này, trời đang nắng bỗng nổi mây giông đùng đùng, bóng con gái ông xiêu giữa chiếc cầu nhỏ bắc ngang khúc sông. Trong chốc lát, cả chiếc mâm đang đội trên đầu thiếu nữ tròng trành, rồi bay vèo xuống dòng sông. Mọi người kinh ngạc thấy trong cơn giông, nước chảy xuôi cuồn cuộn thì chiếc mâm lễ lại lững lờ trôi ngược dòng. Tất cả quỳ xuống vái lạy theo hướng mâm lễ trôi. Lời dạy của vị thần được nhân dân trong vùng tuân theo, lúc nào cũng giữ gìn vệ sinh xung quanh khu vực giếng làng có tên giếng Mắt Rồng rất cẩn thận.
Giếng Mắt Rồng
Ông Vũ Đình Khoa, tổ trưởng tổ dân phố 34 phường Bưởi cho biết: Điều lạ là vào mùa khô, các giếng ở làng khác đã trơ đáy thì giếng Mắt Rồng làng Yên Thái vẫn đầy ắp nước, phục vụ cả ba làng vừa ăn uống vừa sinh hoạt, làm nghề giấy. Giếng không bao giờ hết nước, dân làng lấy nước đến đâu, mạch nước lại cuộn lên đến đó.
Giếng Mắt Rồng này tương truyền là con mắt phải của Rồng, thân Rồng là đường Nam Thăng Long, con mắt trái cũng là một giếng Mắt Rồng bên làng Bái Ân (phường Nghĩa Đô), cạnh đền thờ em trai ông Dàu (chết cùng ngày với ông Dàu khi hay tin anh và chị dâu trầm mình cứu vua, ông cũng lao đầu từ trên cây xuống chết).
Giếng Mắt Rồng được xây dựng bằng đá xanh, các lớp đá của giếng được xếp theo kiểu vòng tròn. Đá xanh được đẽo tròn, rồi lắp ghép xếp lại với nhau từng lớp một. Ông Khoa bảo: Người ta xếp đá không cần phụ gia gì. Các lớp đá liên kết với nhau bằng cạnh đá. Gia đình nhà ông Khoa hiện còn cái bể nước cổ, các cụ cũng xếp như thế, kết dính bằng một loại keo có màu đen. Dân làng Yên Thái rất quý giếng, coi chiếc giếng cổ như một báu vật của làng. Hằng năm, dân làng chọn một ngày đẹp trời tổ chức ngày hội nạo vét giếng. Trước khi xuống dưới đáy giếng vớt rác rưởi đọng lại dưới lòng giếng, khơi thông các mạch ngầm, mọi người phải vào đền Long Tỉnh để làm lễ xin phép Thánh.
Tiếc rằng sau năm 1954, một số cán bộ nơi đây lại bàn với dân làng đổ tấm đan bê tông hạ xuống dưới lòng giếng để cho giếng được sạch hơn. Tấm đan được đổ có bán kính 1,5m, đục khoảng 5 - 6 lỗ xung quanh để cho các mạch nước chảy lên. Họ cho rằng nếu đặt tấm đan đó xuống, dân làng sẽ đỡ đi khâu nạo vét giếng. Thời gian sau, nước giếng bỗng cạn dần và các mạch nước không còn lên nước nữa. Người dân cho rằng, giếng Mắt Rồng mất đi nguồn nước quý một phần là do đã đặt tấm bê tông xuống dưới đáy. Các mạch nước bị tắc ở dưới không dẫn lên trên mặt được...
Kỳ tới: Không ngày nào không có ít nhất vài ba vụ ngã xe ở bên hông ngôi đền Long Tỉnh và giếng Mắt Rồng (đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ). Mỗi lần như vậy, người không tin thì cho rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người mê tín thì bảo: "Các "ngài" bắt phải "xuống ngựa, khấu đầu" đấy. Ai bảo lấp giếng Mắt Rồng"...
(Theo Bee.net.vn)
Mất lái, taxi 'lao mình' xuống sông Tô Lịch Sau khi lao lên vỉa hè đâm vỡ cửa kính của trạm quản lý vệ sinh môi trường, chèn nát một chiếc xe máy dựng ở cạnh đó, chiếc xe lao mình xuống sông Tô Lịch. Vào khoảng 8h30 tối qua, một chiếc taxi 4 chỗ của của Công ty cổ phần Taxi CP Hà Nội đã lao xuống sông Tô Lịch. Đầu...