Lập đường dây nóng với Libya để “kết nối” với lao động Việt Nam
Tại buổi họp báo chiều 31/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, Chính phủ rất quan tâm đến người lao động Việt Nam đang sống và làm việc ở Libya.
Người lao động Việt Nam từ Libya về nước trong đợt sơ tán tháng 3/2011. (Ảnh: Giang Huy)
Theo thông cáo tại buổi họp báo, về tình hình chiến sự xảy ra tại Libya và phương án đảm bảo an toàn cho hơn 1.500 người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến tình hình, đồng thời chuẩn bị các phương án nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động Việt Nam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, đến giờ này, Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ rất quan tâm đến người lao động của chúng ta hiện nay ở Libya. Sau khi chúng ta thống nhất chương trình hợp tác đưa người lao động sang Libya, lúc đó tình hình tương đối ổn định.
Video đang HOT
Nhưng hiện nay, khi chiến sự tại nước này xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động. Tại một số nơi, chúng ta đã chuẩn bị đưa người lao động về nước. Một số nơi chưa có chiến sự, ta cũng đã tính toán sẵn phương án sơ tán người lao động.
Hiện nay chúng ta đã kết nối đường dây nóng sang Libya 24/24 giờ. Trong mọi tình huống, chúng ta không để xảy ra thiệt hại đối với người lao động.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn cho 1.500 lao động Việt tại Libya
Khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ sáng nay, 30/7, Thủ tướng lưu ý các Bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn cho hơn 1.500 người Việt Nam đang lao động tại Libya.
Phiên họp thường kỳ tháng này của Chính phủ diễn ra trong hai ngày 30 và 31/7/2014.
Tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Tờ trình về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển cho doanh nghiệp; Báo cáo một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;...
Chính phủ cũng sẽ thảo luận về một số dự án Luật như Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Dự án Luật An toàn vệ sinh lao động; Dự án Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo; Dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 7 (ảnh: Chinhphu.vn).
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ trên cơ sở Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, tập trung thảo luận vào những vấn đề lớn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, tăng trưởng GDP, kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp;... trên tinh thần không điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2014.
Theo đó, đi sâu dự báo, đánh giá về khả năng tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; thảo luận các giải pháp khả thi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm 2014; các giải pháp tiếp tục đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng tổng cầu của nền kinh tế, tăng dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu; đề xuất các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách hành chính về thuế, hải quan, đất đai, giảm số lần, số giờ nộp thuế cho doanh nghiệp.
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý các Bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn cho hơn 1.500 người Việt Nam đang lao động tại Libya.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014 cho thấy, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 của Chính phủ, các Nghị quyết trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đánh giá cho thấy tình hình kinh tế - xã hội tháng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, giá cả thị trường ổn định, cung - cầu hàng hóa được bảo đảm; lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu; giải ngân vốn FDI, vốn ODA và vay ưu đãi đạt khá; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phục hồi qua từng tháng; sản xuất nông nghiệp được duy trì và phát triển tốt; khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
P.Thảo
Theo Dantri
Ukraine tấn công ly khai: Nhóm điều tra MH17 kẹt ở Donetsk Các nhà điều tra MH17 thất bại trong nỗ lực thứ ba tiếp cận hiện trường vụ tai nạn vì chiến sự tiếp diễn ở Donetsk. Các nhà điều tra Hà Lan và Australia đã thất bại lần thứ ba liên tiếp trong một ngày để vào hiện trường vụ tai nạn MH17 trong bối cảnh tình hình an ninh ngày càng xấu...