Lập đường dây nóng lắng nghe tâm tư hội viên
“Bên cạnh việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, Ban Thường vụ Hội Nông dân (ND) tỉnh không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cách làm mới, hiệu quả, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giúp đỡ nhiều hơn cho ND” – ông Châu Minh Tiến – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hậu Giang chia sẻ.
Thường xuyên nhận phản hồi từ cơ sở
Theo Hội ND tỉnh Hậu Giang, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, năm 2016, tỉnh Hội chủ trương tổ chức họp báo mỗi quý một lần vào đầu tháng cuối quý. Qua đó, trong năm đã nhận được hơn 200 lượt ý kiến thông tin, phản hồi từ cơ sở. Bên cạnh đó, đưa vào Bản tin “ND Hậu Giang” thông tin đường dây nóng do Hội thiết lập, thành lập Tổ nắm dư luận xã hội để tiếp nhận thông tin, phản ánh của ND.
Nhờ tham gia tổ đoàn kết tương trợ, nhiều ND ở xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp) đã thoát nghèo. Ảnh: C.L
Năm 2016, toàn tỉnh phát triển mới hơn 6.300 hội viên; có gần 49.900 hộ đạt danh hiệu ND sản xuất – kinh doanh giỏi các cấp. Đồng thời, Hội ND tỉnh đã xây dựng được 60 câu lạc bộ ND ứng dụng công nghệ thông tin; có hơn 2.000 tổ đoàn kết tương trợ với tổng số vốn trên 56,5 tỷ đồng…
“Qua những kênh này, hội viên ND có những phát hiện liên quan đến Hội ND hoặc những vấn đề bức xúc chính đáng của ND, có thể trực tiếp phản ánh, kiến nghị và được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng. Những ý kiến đó có ý nghĩa rất lớn trong việc theo dõi, nắm tình hình, chấn chỉnh các mặt công tác còn hạn chế” – ông Lê Hoàng Thái – Chủ tịch Hội ND huyện Long Mỹ nêu ý kiến.
Video đang HOT
Thông qua phản ánh của các cấp Hội cơ sở, Hội ND tỉnh nhận thấy cán bộ hội cấp dưới phải đảm nhận khối lượng rất lớn công việc, nhưng cơ cấu cán bộ lại giảm dần về số lượng theo phân cấp. Vì vậy, tỉnh Hội chủ trương, khi ban hành văn bản phải chỉ đạo đến tận cơ sở. Hội cấp cơ sở căn cứ vào chương trình, kế hoạch của tỉnh để thực hiện, cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại cơ sở, không cần phải xây dựng lại văn bản chỉ đạo. Việc làm này đã đem lại hiệu quả đáng kể, được Hội ND cấp huyện và cơ sở đồng tình.
Chú trọng giúp ND làm giàu
Trong tổ chức hoạt động, Hội ND tỉnh chủ trương giảm bớt việc thành lập nhiều ban chỉ đạo. Như đối với Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, năm 2016, Hội ND tỉnh không thành lập đoàn giám sát riêng, mà đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp Hội ND cùng cấp kiểm tra, giám sát pháp luật về vật tư nông nghiệp, có cơ cấu thành viên là cán bộ Hội ND tham gia. Trong năm 2016 hội đã cử thành viên tham gia 3 đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và vật tư nông nghiệp, đã thanh, kiểm tra được 120 lượt cơ sở; phát hiện 11 cơ sở vi phạm.
Đặc biệt, khi phát động phong trào ND hăng hái thi đua sản xuất, kinh doanh, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tỉnh Hội luôn chú trọng sâu sát đến từng trường hợp ND khó khăn, chứ không chỉ tuyên truyền suông. Điển hình là trường hợp ông Nguyễn Thanh Lâm (ấp Phú Xuân A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành), từ hộ nghèo nhờ sự giúp đỡ của Hội đã vươn lên thành ND sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình trồng chôm chôm, mỗi năm thu nhập trên 140 triệu đồng.
Trao đổi với NTNN, ông Châu Minh Tiến thông tin: Năm 2017, để đánh giá kết quả thực hiện các mô hình do Hội phát động, Hội ND tỉnh sẽ tổng kết và nhân rộng các mô hình có hiệu quả, đồng thời cũng sẽ có những giải pháp đột phá nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và hội viên ND. Ngoài ra, kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Hội các cấp; hướng dẫn, vận động ND phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Theo Danviet
Có phương pháp vận động tốt, nguồn lực hỗ trợ nông dân tăng
Cao Bằng là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng các cấp Hội ND trong tỉnh đã sáng tạo, có nhiều phương pháp vận động xây dựng, phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thanh Bình - Chủ tịch Hội ND tỉnh Cao Bằng về vấn đề này.
Bà có thể chia sẻ kinh nghiệm của Hội ND Cao Bằng trong xây dựng, phát triển Quỹ HTND?
- Cao Bằng là tỉnh khó khăn, nhất là về ngân sách. Vì vậy, để tăng trưởng nguồn Quỹ HTND, chúng tôi xác định "kênh" vận động là chính. Mỗi cấp đều thành lập Ban vận động do đồng chí Phó Bí thư Thường trực cấp ủy cùng cấp làm Trưởng ban, Chủ tịch Hội ND làm Phó trưởng ban và một số ban, ngành, đoàn thể tham gia thành viên.
Bà Hoàng Thanh Bình (thứ 2 bên phải) - Chủ tịch Hội ND tỉnh Cao Bằng thăm mô hình chăn nuôi sử dụng vốn vay Quỹ HTND tại xã Nam Tuấn, huyện Hòa An. Ảnh: T.H
Về phương pháp, Hội ND tỉnh gửi thư kêu gọi và trực tiếp vận động các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm và mọi tầng lớp nhân dân. Hội ND tỉnh cũng phối hợp hiệu quả với Ban quản lý khu kinh tế, Hội Doanh nhân trẻ, kêu gọi cả các doanh nghiệp không hoạt động cố định trên địa bàn như các đơn vị vận tải ủng hộ Quỹ HTND.
Bên cạnh đó, Hội tập trung công tác tuyên truyền, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân đều thấy được ý nghĩa của Quỹ HTND. Để tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quản lý quỹ, Hội ND cũng liên tục cập nhật danh sách, số liệu ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân và công bố trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hàng tháng.
Nguồn Quỹ HTND đã có ý nghĩa thế nào đối với hội viên, nông dân, thưa bà?
- Từ nguồn vốn Quỹ HTND, Hội ND tỉnh đã giúp 2.499 hội viên vay vốn phát triển kinh tế; thực hiện 584 mô hình, dự án trồng trọt, chăn nuôi. Được vay vốn, bà con đã kịp thời đầu tư cho phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"...Hội viên, nông dân ngày càng tin tưởng vào Đảng, Nhà nước và ngày càng thích tham gia sinh hoạt Hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong vận động tạo nguồn vốn Quỹ HTND, Hội ND Cao Bằng đã gặp những khó khăn gì?
- Hàng năm cuộc vận động xây dựng Quỹ HTND đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao. Tuy nhiên, một số đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm, nhiệt tình ủng hộ. Việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ở một số huyện và cơ sở hội còn hạn chế và chưa làm tốt việc biểu dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong vận động và đóng góp cho quỹ.
Năm 2016, Hội ND tỉnh đã có kế hoạch gì để tăng trưởng và phát huy hiệu quả vốn Quỹ HTND hơn nữa?
- Hội ND tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để có thêm nhiều cá nhân, tổ chức hiểu mục đích, ý nghĩa của Quỹ HTND để họ tham gia ủng hộ. Để phát huy hiệu quả nguồn vốn, Hội ND tỉnh tiếp tục đầu tư Quỹ HTND cho vay theo tổ, nhóm nông dân. Thực tế cho thấy, thông qua các tổ, nhóm, nông dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau, thay đổi tư duy, chuyển từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát sang liên kết xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, tiến tới hình thành vùng nông sản hàng hóa. Thời gian tới, Hội sẽ tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các tổ, nhóm nông dân sản xuất theo quy hoạch và lợi thế của từng vùng và theo nhu cầu thị trường...
Xin cảm ơn bà!
Theo Danviet
Vốn vay giúp đàn bò sinh sôi Với 500 triệu đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho vay thực hiện dự án nuôi bò sinh sản, hàng chục hộ dân ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh đã có "điểm tựa" để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Có tiền tỷ từ nuôi bò Anh Phạm Khắc Nghiệp ở thôn Tân Hòa là...