Lập dự án xây 9 cầu mới tách đường sắt khỏi đường bộ
Đường sắt VN vừa có tờ trình Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải xin phép lập dự án đầu tư xây dựng 9 cầu mới để xóa bỏ tình trạng đi chung giữa đường sắt và đường bộ. Trong số này có cầu Ghềnh, nơi xảy ra tai nạn làm 2 người chết, 26 người bị thương.
Theo Đường sắt VN, 9 cầu được đề xuất xây mới gồm: Lộc Yên (Hà Tĩnh), Long Đại (Quảng Bình), Đồng Nai lớn (hay còn gọi là cầu Ghềnh), Đồng Nai nhỏ (Đồng Nai), Thị Cầu (Bắc Ninh), Bắc Giang, Lục Nam (Bắc Giang), Chung Lu (Lào Cai) và cầu Tam Bạc (Hải Phòng).
Hiện Đường sắt VN là chủ đầu tư dự án lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường sắt theo quyết định 1856, giai đoạn 2 của Thủ tướng. Với việc bổ sung xây mới 9 cầu dành cho đường bộ, còn 9 cầu cũ dành cho nhà tàu, ngành đường sắt dự kiến lập thêm tiểu dự án 3 vẫn thuộc dự án trên. Nguồn vốn để thực hiện là ngân sách nhà nước hoặc trái phiếu Chính phủ.
Tại cầu Thị Cầu nối Bắc Giang và Bắc Ninh, giao thông rất lộn xộn. Dù có biển cấm, nhưng xe máy vẫn đi vào làn dành cho ôtô và tàu hỏa. Ảnh: Thanh Tùng.
Theo Đường sắt VN, từ đầu thế kỷ 20, cả nước có 30 cầu đường sắt đi chung với đường bộ. Những năm gần đây, nhiều cầu lớn được xây dựng để tách đường bộ khỏi chung với đường sắt như Phú Lương, Ninh Bình, Đọ Xá, La Khê… Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn hẹp nên đến nay vẫn còn 9 cầu có tình trạng đi chung.
Việc cả ôtô, xe máy và tàu hỏa đi chung trên một cây cầu gây nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, nhất là khi mật độ phương tiện cũng như tần suất lưu thông của các chuyến tàu ngày càng tăng. Vụ tai nạn tại cầu Ghềnh ở Đồng Nai là một ví dụ.
Trước đó, ngày 6/2 tại cầu Ghềnh, đoàn tàu khách SE2 chạy hướng TP HCM – Hà Nội khi đến cầu Ghềnh (Biên Hòa, Đồng Nai) đã đâm phải 6 ôtô làm 2 người chết, 15 người bị thương và 11 người khác bị trầy xước.
Video đang HOT
Cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khởi tố 8 bị can liên quan đến tai nạn, bao gồm lái tàu, nhân viên gác chắn, nhân viên bảo trì đèn tín hiệu và tài xế taxi đi ngược chiều gây ùn tắc giao thông trên cầu Ghềnh.
Theo VnExpess
Chùm ảnh: "Thót tim" đi qua cầu đường sắt
Việc lưu thông trên cây cầu đi qua sông Nhuệ này gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Nối hai xã thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội là Tả Thanh Oai và Hữu Hòa nằm hai bên bờ sông Nhuệ, chiếc cầu đường sắt trên tuyến Văn Điển - Hà Đông còn là lối để người dân ở đây đi qua sông mỗi ngày.
Vì không được thiết kế cho người và phương tiện bình thường nên việc lưu thông trên cây cầu này gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm.
Tuy nhiên, vì cuộc mưu sinh và những tiện ích trước mắt, người dân các huyện Thanh Trì và Thanh Oai khu vực hai bên bờ sông vẫn đi qua cầu bằng cả xe đạp lẫn xe máy, gồng gánh và đi bộ.
Buổi chiều, học sinh đi học về dàn xe đạp hàng ngang qua cầu
Các nữ sinh dắt xe, đi trên đường ray tàu hỏa
Xe máy, xe đạp nối đuôi nhau
Đưa xe máy xuống cầu để qua sông
Xe máy dắt trên đường sắt, người dắt đi dưới lối đi bộ
Trẻ em ngồi trên xe đạp, buông tay và vừa múa may vừa đi khi qua cầu
Cô bé này đang lo lắng khi dắt xe xuống cầu
Em quyết định bê xe xuống phía dưới...
Bởi vì từ phía Hà Đông, một đoàn tàu đang lao tới!
Theo Giadinh