Lập đội “xung kích diệt bọ gậy”
Năm 2017, Hà Nội đã bùng phát dịch SXH với 37.665 ca mắc (7 ca tử vong), trong khi những năm trước chỉ vài nghìn ca. Lúc đó, cả Hà Nội đã ra quân phòng chống dịch, giúp năm 2018 chỉ còn hơn 4.000 ca SXH, giảm tới hơn 80% so với năm 2017.
Vào năm 2017, trong tháng 7-8, số ca mắc SXH tại Hà Nội có khi lên đến 3.000-4.000ca/tuần khiến các bệnh viện quá tải trầm trọng. Đỉnh điểm là tháng 8 với hơn 13.000 ca mắc. Các khu vưc trọng điểm là 11 quận huyện: Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Tư Liêm, Bắc Tư Liêm, Ba Đình, Thanh Trì, Thanh Oai.
Chính quyền TP.Hà Nội đã nhận định, nếu không diệt bọ gậy, chặn đứng nguồn lây bệnh thì trong năm 2018 – 2019, Hà Nội sẽ bùng phát nghiêm trọng dịch SXH.
PGS-TS Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội cho biết, để phòng chống SXH, Hà Nội đã xây dựng một mạng lưới phòng chống SXH, diệt bọ gậy dày đặc đến từng thôn xóm, ngõ phố với hoạt động hiệu quả của đội xung kích diệt bọ gậy. Có được “chiến công” diệt bọ gậy vang dội như vậy là nhờ thành phố đã huy động sự đồng lòng của toàn cộng đồng, từ học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ nữ, đoàn thành niên, công nhân môi trường, hội cựu chiến binh, bộ đội, công an. Toàn thành phố đã thành lập 35.548 đội xung kích diệt bọ gậy (mỗi đội 2-3 người phụ trách 50 hộ gia đình), hơn 5.050 tổ giám sát với hơn 10.700 người.
Thành viên đội xung kích diệt bọ gậy nhắc nhở người dân lật từng viên gạch để tìm các ổ nước đọng tại Thường Tín (Hà Nội). (ảnh: P.V)
Nhờ đó, năm 2017, toàn thành phố đã có 20.720.000 lươt diệt bọ gậy tại hộ gia đình, trương học, công trương, khu vưc công cộng; 787 chiến dịch diệt bọ gậy tại 30/30 quân, huyện…
Ngoài ra, thành phố đã tổ chức phun thuốc cho 1.436.895 lươt hộ; 2.953 lươt trương học; 652 bệnh viện, phong khám; 6.669 khu vưc công cộng; 463 chơ dân sinh, 1026 khu vưc công trương có ngươi và nghĩa trang. Đồng thời, thành phố cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền với lễ phát động; 11 diễn đàn; 400 cuộc tuyên truyền trưc tiếp, 30 cuộc tuyên truyền lưu động; 640.000 tơ rơi, 8.000 poster…
Video đang HOT
Năm 2019, Hà Nội đã tiếp tục duy trì hoạt động thường xuyên của đội xung kích diệt bọ gậy với nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn hộ gia đình, cơ quan cách diệt bọ gậy với tần suất kiểm tra mỗi tuần một lần; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về SXH; giám sát phát hiện người nghi mắc SXH.
Tính từ đầu năm 2019 đến hết 21/7, toàn TP.Hà Nội đã thực hiện được 1.018 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy với tổng số hơn 2,46 triệu lươt hô gia đình đươc kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn diêt bo gây (đạt 95,3%); hơn 16.000 khu vực công cộng, cơ quan, nhà trường, công trường xây dựng được kiểm tra (đạt 97,1%); đã phat hiên và loại trừ đươc 221.155 dung cu chưa nươc co bo gây. Các chiến dịch đa huy đông gần 102.000 lươt ngươi tham gia; trong đo: 11.321 lượt cán bộ y tế; 25.815 lượt cộng tác viên, 54.784 lưc lương khac tai công đồng…
“Phòng chống SXH là công việc rất cụ thể, tỉ mỉ, lật từng nắp chai, dọn từng hốc nước đọng. Nếu không huy động được sự vào cuộc của toàn cộng đồng, từng gia đình thì rất khó phòng chống hoặc chống chỗ này lại lan sang chỗ khác. Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục duy trì mô hình đội xung kích diệt bọ gậy, huy động sự đồng sức đồng lòng của người dân vào việc phòng chống SXH” – PGS Cảm khẳng định.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Ngày 19-7, tại Viện Pasteur TP HCM, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2019. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, 6 tháng đầu năm tình hình dịch sốt xuất huyết trên cả nước diễn biến phức tạp, số bệnh nhân tăng cao, có khoảng 87.000 ca sốt xuất huyết, cao gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2018; có 7 người đã tử vong tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
Trong 5 tuần gần đây số bệnh nhân tăng nhanh tại 34 tỉnh, thành phố thuộc miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Riêng TP Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay ghi nhận xảy ra 27.153 ca, tăng 166,7% so với cùng kỳ năm 2018 (tăng 10.182 ca), có 5 trường hợp tử vong.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tổ chức tâp huấn trực tuyến toàn quốc với trên 700 điểm cầu két nối tới các quận, huyện; tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát tại các địa bàn trọng điểm; chỉ đạo triển khai tháng hành động hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết tại 47 tỉnh thành phố trọng điểm; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; cấp hoá chất, tang thiết bị phòng chống dịch cho các địa phương... tuy nhiên, sốt xuất huyết vẫn tăng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì hội nghị
Nguyên nhân chính được cho là do thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa, tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều công trình xây dựng, đất bỏ hoang, nhà trọ, lán trại, nghĩa trang... là môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh và lăng quăng phát triển, truyền bệnh, khó kiểm soát triệt để.
Theo Bộ Y tế, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và sự phối hợp, chủ động của các ban ngành đoàn thể một số nơi trong phòng chống sốt xuất huyết chưa cao. Bên cạnh đó, ý thức của cộng đồng về phòng chống sốt xuất huyết cũng chưa được nâng lên, người dân không chủ động diệt bọ gậy ngay trong hộ gia đình, thói quen tíc trữ nước, không lật úp dụng cụ và diệt lăng quăng hàng tuần... làm cho công tác kiểm soát véc tơ, phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.
Chế tài xử phạt cá nhân, đơn vị làm phát sinh ổ bọ gậy truyền bệnh còn thực hiện hạn chế, đa số chưa được áp dụng tại các địa phương. Chiến dịch diệt bọ gậy còn mang tính hình thức và không được duy trì lâu dài.
Các đại biểu dự hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung bàn về các giải pháp cơ bản trong phòng chống dịch sốt xuất huyết. Ông Vũ Mạnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ tuyên truyền và thi đua khen thưởng - Bộ Y tế cho rằng cần có nội dung và hình thức tuyên truyền sinh động, gần gũi, phù hợp với từng nhóm đối tượng, không tuyên tuyền chung chung; tổ chức các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ với nhiều hình thức hướng dẫn cụ thể để người dân biết các phòng chống dịch sốt xuất huyết một cách chủ động; tổ chức 3 đợt chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy quy mô lớn tại tất cả các tỉnh thành phố từ nay đến cuối năm.
Ông Nguyễn Hữu Tài, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho rằng cần tăng cường tuyên tuyền thông qua các buổi họp tổ dân phố, tổ nhân dân, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, chú trọng tuyên truyền trong các trường học và huy động học sinh tham gia dọn vệ sinh, diệt lăng quăng nơi công cộng và tại hộ gia đình.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội thì chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết của Hà Nội, như lập đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch sốt xuất huyết, mỗi đội từ 2 - 3 người gồm cán bộ tổ dân phố, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cộng tác viên dân số; mỗi đội phụ trách từ 30 - 50 hộ gia đình, có đội phụ trách khu vực công cộng riêng.
Đội xung kích có nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn hộ gia đình, cơ quan cách giệt bọ gậy; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về sốt xuất huyết, tần xuất kiểm tra 7 ngày/1 lần, giám sát phát hiện người nghi mắc sốt xuất huyết... Đồng thời duy trì mạng lưới cộng tác viên và giao cho đoàn thanh niên phụ trách, mỗi cộng tác viên phụ trách không quá 80 hộ gia đình, tổ chức giệt bọ gậy ít nhất mỗi tháng 1 lần tại mỗi xã...
Hiện nay đang là cao điểm sốt xuất huyết
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng công tác tuyên tuyền của bộ phận truyền thông ngành y tế các địa phương chưa hiệu quả cao, trước giờ không có hướng dẫn cụ thể để người dân biết mà chỉ nói chung chung, mới chỉ nói được là cần phát quang bụi lậm, khai thông cống rãnh... nên hiệu quả thấp.
Trong khi đó, loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi "quý tộc", nó sinh đẻ ở những nơi có nước sạch như bình hoa, cây cảnh, hòn non bộ... Do đó, cái chính là hướng dẫn người dân biết phòng chống như thế nào, cần định hướng lại cách thức truyền thông, cần sáng tạo trong tuyên truyền, phải biết lồng ghép tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết vào các chương trình người dân thường xem, đăng tải lên mạng xã hội... với những nội dung thiết thực để người dân hiểu.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện cần phân loại không để bệnh nhân nằm la liệt, người bị bệnh nặng nằm chung với người mới bị bệnh. Đồng thời, cần nhận biết bệnh nào nặng nhẹ phân loại để khám chữa cho phù hợp, những bệnh nhân ở độ 3, độ 4 thì chuyển về bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện vệ tinh, không tập trung tất cả bệnh nhân tại bệnh viện tuyến trên, khi đông bệnh nhân quá sẽ không thể kiểm soát hết được. "Phải chặn đứng bệnh sốt xuất huyết, không để xảy ra chết người", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Nhân Sơn
Theo CAND
Phong trào "3 sạch" giúp đẩy lùi dịch bệnh Những năm qua, cuộc vận động "5 không 3 sạch" do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phát động đã được đông đảo hội viên tích cực hưởng ứng. Thông qua những mô hình mới, cách làm sáng tạo, cuộc vận động này đã góp phần giúp nhiều địa phương, cụm dân cư giữ gìn vệ sinh môi trường chung....