Lập đoàn xác minh tố cáo việc cổ phần hóa tại Tổng Công ty vận tải thủy
Theo Thanh tra Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã ký quyết định thành lập đoàn xác minh tố cáo đối với việc cổ phần hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty vận tải thủy ( VIVASO).
Tổng công ty vận tải thuỷ – Bộ Giao thông vận tải (Ảnh: Pháp luật VN).
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu vừa có văn bản báo cáo Chủ tịch Quốc hội về việc tố cáo, phản ánh của ông Nguyễn Huy Thanh – nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Cảng Hà Nội – liên quan quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty vận tải thủy (VIVASO) thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Đây là vụ việc mà đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đã chất vấn trước Quốc hội và cho rằng có phần trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ.
Theo Thanh tra Chính phủ, công dân có đơn tố cáo, phản ánh cho rằng quá trình cổ phần hóa tại VIVASO thiếu khách quan, minh bạch; làm thất thoát tài sản nhà nước giá trị lớn (việc xác định giá trị đất đai, diện tích, lợi thế địa tô, việc định giá tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hóa…), có dấu hiệu móc ngoặc tham nhũng, làm bần cùng hóa người lao động, làm tan rã hệ thống chính trị của VIVASO….
Video đang HOT
Việc này cần được tiến hành thanh tra để làm rõ trách nhiệm của cán bộ liên quan và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan cổ phần hóa doanh nghiệp.
Sau khi nhận được đơn của công dân, Thanh tra Chính phủ đã chủ động giao Ban Tiếp công dân Trung ương phối hợp với Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực I nắm tình hình và đề xuất phương hướng xử lý.
Vào tháng 2/2017, Thanh tra Chính phủ nhận được phiếu chuyển đơn của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và thấy rằng trong quá trình giải quyết, Bộ Giao thông vận tải mới dừng ở mức trả lời đơn mà chưa xử lý theo quy định của Luật Tố cáo.
Chính vì thế, căn cứ theo quy định của Luật Tố cáo, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản chuyển đơn của công dân đến Bộ Giao thông vận tải để xử lý, giải quyết theo thẩm quyền, báo cáo kết quả đến đại biểu Quốc hội, Thanh tra Chính phủ và trả lời công dân.
Ngày 2/6/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 1620/QĐ-BGTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông ký về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập đoàn xác minh tố cáo đối với vụ việc cổ phần hóa tại VIVASO.
Thế Kha
Theo Dantri
Thứ trưởng Bộ Giao thông: 'Hạ tầng TP HCM kém xa Hà Nội'
Ông Nguyễn Ngọc Đông đánh giá hạ tầng giao thông đường bộ của TP HCM đang kém xa Hà Nội, khó phát triển kinh tế.
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TP HCM ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đánh giá cao những cố gắng thành phố đạt được trong 6 tháng đầu năm. Đặc biệt là duy trì hạ tầng, cải tạo kỹ thuật, giảm kẹt xe.
Tuy nhiên ông Đông cho rằng, dù là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước nhưng hạ tầng giao thông của TP HCM chưa tốt. Các dự án vành đai, metro chậm trễ làm ảnh hưởng đến tổng quan hạ tầng giao thông toàn vùng. Vì vậy, thành phố cần bổ sung quy hoạch, chủ động làm sớm các dự án quan trọng (như tàu điện ngầm), các dự án lớn ở nội đô và các đường vành đai.
"Hạ tầng đường bộ của TP HCM hiện kém xa Hà Nội. Ở thủ đô tất cả cửa ngõ đều thông thoáng, có đường cao tốc về các tỉnh, các tuyến đường vành đai khép kín. Còn ở thành phố, vành đai 3 đóng vai trò vực dậy kinh tế cả vùng nhưng chưa có đoạn nào làm trọn vẹn", ông Đông nói và giải thích so sánh như thế không phải có ý xấu, mà để thấy được thực trạng giao thông của thành phố đang chưa tốt.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói hạ tầng TP HCM đang kém xa Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Trần.
Thứ trưởng Bộ Giao thông đề nghị TP HCM nhanh chóng hoàn thiện khép kín đường vành đai 2, các đoạn đường gặp khó khăn của vành đai 3. Đây là các dự án lớn, cấp bách, có vai trò quan trọng trong quy hoạch giao thông thành phố và cả vùng miền.
Trước đó, Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn ODA từ ngân sách Trung ương cho 2 dự án trọng điểm của thành phố giai đoạn 2017-2020 là tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (hơn 29.500 tỷ đồng) và dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2 (hơn 8.500 tỷ đồng).
Theo ông Liêm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ bố trí cho thành phố hơn 11.500 tỷ đồng cho 2 dự án (7.500 tỷ cho tuyến metro số 1 và hơn 4.000 tỷ cho dự án cải thiện môi trường nước) - chỉ đáp ứng được 39% tổng nhu cầu của thành phố, rất khó hoàn thành 2 dự án đúng thời gian quy định.
"Khối lượng thi công các dự án đang đúng tiến độ cam kết nhưng không đủ vốn để bố trí. Các nhà thầu nhiều lần đề nghị thanh toán, nếu không sẽ ngưng thi công. Việc này cũng ảnh hưởng lớn đến uy tín của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung", ông Liêm nói.
Lãnh đạo UBND thành phố cũng kiến nghị Thủ tướng cho một số cơ chế khác tạo thuận lợi phát triển như: thủ tục tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại; tiếp nhận khoản vay 200 triệu Euro của Ngân hàng Đức cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương); sử dụng nguồn vốn từ việc cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của thành phố...
Hữu Công
Theo VNE
Bắt đầu thanh tra việc chuyển đổi "đất vàng" ở TPHCM Thanh tra Chính phủ vừa công bố Quyết định thanh tra công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghệ, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà - đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác; việc tái cơ cấu doanh nghiệp...