Lập đoàn kiểm tra việc gia súc chết hàng loạt do giá rét ở Thừa Thiên – Huế
Tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn, về địa bàn huyện A Lưới, Nam Đông để đánh giá hiện trạng, tìm hiểu nguyên nhân việc gia súc bị chết rét hàng loạt.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thành lập đoàn kiểm tra với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn, về địa bàn huyện A Lưới, Nam Đông để đánh giá hiện trạng, tìm hiểu nguyên nhân việc gia súc bị chết trong thời gian qua.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã yêu cầu chủ các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí ngân sách của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi. Hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc.
Hình minh họa
Đồng thời tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại từng thôn, bản, hộ gia đình tập trung gia súc về chuồng, có biện pháp đảm bảo an toàn chống rét như bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn tinh, làm khô ráo nền chuồng.
Video đang HOT
Tính đến ngày 14/1, tại Thừa Thiên – Huế có 948 con gia súc chết do mưa rét (chủ yếu giữa tháng 12/2020 đến nay). Trong đó, huyện A Lưới 909 con, gồm: 62 con trâu, 469 con bò và 378 con dê. Huyện Nam Đông có 39 con gia súc bị chết, trong đó nhiều nhất là xã Thượng Long 19 con và Hương Sơn 13 con.
Trước thông tin trên, Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đã có công văn gửi tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu lập các đoàn công tác để đánh giá hiện trạng, tìm nguyên nhân việc huyện A Lưới có hơn 900 con gia súc chết rét.
Hơn 600 gia súc chết rét
Hơn 600 con trâu, bò, dê của người dân các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chết vì mưa rét. Con số còn gia tăng do nhiệt độ vùng núi vẫn duy trì thấp, chỉ 4-7 độ C.
Ông Hồ Vang, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế , cho biết người dân đã chủ động phòng chống rét cho gia súc song đến chiều 12/1 huyện vùng cao A Lưới vẫn có 461 con trâu, bò, dê bị chết. Các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng có số gia súc chết nhiều nhất.
Cán bộ ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân sơ chế thức ăn cho gia súc trong mùa mưa lạnh. Ảnh: Anh Quang
Ông Vang giải thích, so với thành phố Huế, nhiệt độ ở huyện vùng cao A Lưới những ngày qua thấp hơn, thường 9-11 độ C. Trước mưa lạnh người dân đã lùa gia súc từ trong rừng về chuồng trại. Tuy nhiên, mưa lạnh kéo dài cộng với việc thiếu thức ăn, chuồng trại che chắn đơn sơ, nhiều trâu, bò, dê đã chết.
"Không chỉ làm chết gia súc, mưa lạnh đã ảnh hưởng đến gieo sạ vụ lúa đông xuân. Toàn tỉnh dự kiến gieo sạ 28.000 hecta lúa song đến nay mới được 2.000 hecta, nhiều cánh đồng ở các địa phương vẫn đang ngập nước", ông Vang nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch huyện A Lưới, cho biết địa phương đã hỗ trợ người dân 10 tấn thức ăn gia súc để duy trì đàn trâu, bò, dê còn lại trong mùa mưa rét. Trong ngày 12/1, cán bộ ngành nông nghiệp đã đến các xã hướng dẫn người dân giữ ấm cho đàn gia súc bằng cách gia cố chuồng trại, đốt lửa sưởi ấm.
Hai ngày qua, nhiệt độ thấp nhất tại Quảng Trị dao động 10-15 độ C. Ông Hồ Văn Bằng, Chủ tịch xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, cho biết trước đợt rét, người dân đã đưa trâu bò về nhốt chuồng. Cán bộ thú y xã hướng dẫn đốt lửa sưởi ấm cho đàn gia súc, dùng bao buộc vào người để giữ ấm, nhưng 5 con trâu, bò vẫn chết cóng. Từ tháng 11/2020 đến nay, xã Ba Tầng có 80 con trâu, bò chết vì rét.
Người dân xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ nhốt trâu bò để giữ ấm. Ảnh: Hoàng Táo
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, hiện chưa có con số cụ thể về số lượng trâu bò chết vì đợt rét đang diễn ra. Tỉnh đã chỉ đạo các huyện thị thực hiện phương án phòng chống dịch bệnh và giá rét cho gia súc, gia cầm.
Còn theo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đến 7h sáng 12/1, mưa rét từ ngày 7/1 đã làm 148 con trâu, 79 bò, 11 con dê bị chết, tập trung ở Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La. Thời tiết khắc nghiệt cũng đã làm 93 hecta rau màu, 1.050 chậu địa lan của tỉnh Lào Cai bị hư hỏng.
Con số thiệt hại tiếp tục gia tăng bởi dự báo đợt rét đậm, rét hại còn kéo dài đến ngày 13/1 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 7-10 độ, vùng núi 4-7 độ, núi cao có nơi 0 độ C, có thể xuất hiện băng và sương muối.
Trước đó từ ngày 7/1, không khí lạnh mạnh tràn đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngày 9/1 được xem là rét nhất, đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500 m so với mực nước biển nhiệt độ xuống âm 3 độ. Hàng loạt tỉnh như Lạng Sơn, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Nghệ An thành xuất hiện băng giá.
Đến ngày 11/1, không khí lạnh tăng cường, Lào Cai, Lai Châu có mưa tuyết, quốc lộ 4D gián đoạn. Đến chiều 12/1, băng giá và tuyết bắt đầu tan.
Điện Biên thiệt hại khoảng 1,3 tỷ đồng do giá rét Tính đến chiều tối 11/1, tỉnh Điện Biên đã có hơn 90 con gia súc bị chết rét, ước thiệt hại khoảng 1,3 tỷ đồng. Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, đợt rét đậm rét hại kéo dài đã làm 91 con trâu, bò, ngựa của người dân trong tỉnh dân...