Lắp đèn cảm ứng hồng ngoại trong nhà, tôi phát hiện 3 nhược điểm nhỏ gây khó chịu
Đèn cảm ứng hồng ngoại phổ biến trên thị trường hiện nay có 3 loại: dùng pin, dùng điện lưới và đui đèn cảm ứng hồng ngoại. Nhà tôi chọn lắp loại thứ nhất để tiện lắp đặt, chỉ cần dán lên một bề mặt bất kỳ mà không cần khoan vít.
Thời gian đầu, cả gia đình đều rất thích thú không còn phải “đùn đẩy” xem ai phải tắt đèn trước giờ đi ngủ, cũng không lo có ai đó “đãng trí” để đèn sáng trưng cả đêm rồi cuối tháng khóc ròng khi thấy hóa đơn tiền điện.
Mọi nơi trong nhà, từ phòng khách, phòng ngủ cho tới tủ quần áo đều được lắp đèn để phục vụ công cuộc tự động hóa. Căn nhà giản dị thường ngày bỗng trở nên sang chảnh và hiện đại hơn gấp mấy lần.
Tuy nhiên sau vài ngày tận hưởng cảm giác sung sướng khi được sống trong không gian hiện đại, tôi bắt đầu phát hiện ra những chiếc đèn này cũng có vài nhược điểm, dĩ nhiên không phải vấn đề gì quá lớn lao nhưng cũng đủ khiến tôi khó chịu đôi ba lần.
Khi cảm nhận được chuyển động, đèn sẽ sáng ngay lập tức nhưng ánh sáng chỉ duy trì trong vòng 20 – 30 giây. Nhiều lần tôi ra phòng khách tìm đồ, đồ chưa tìm xong mà đèn đã… tắt phụt. Hoặc mỗi lần tôi cất xe vào trong gara, chưa kịp lấy đồ ra khỏi cốp xe thì xung quanh đã “tối om như mực”. Mỗi lần như vậy, tôi lại phải đi đi lại lại trong phòng hoặc giậm chân lên sàn nhà để kích hoạt đèn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhà tôi nuôi một chú chó khá hiếu động bất kể đêm ngày, thế nên khi cả nhà đang say ngủ thì cún cưng vẫn chạy nhảy khắp nơi, và đèn thì cứ tắt – bật liên tục. Tình trạng này vừa gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của mọi người, lại vừa khiến tôi có chút lo lắng về độ “hao pin” của đèn.
Cuối cùng là 1 nhược điểm mà tôi từng gặp nhưng không thường xuyên: nếu di chuyển quá nhẹ hoặc trong phòng đã đủ sáng thì đèn sẽ… không sáng. Vậy nên tôi cứ phải bước đi hơi mạnh một tí để không phải mò mẫm trong bóng đêm.
Vậy có nên lắp đèn LED cảm ứng trong nhà hay không?
Dù cũng có vài khuyết điểm nho nhỏ nhưng nếu xét về lâu dài, đèn LED cảm ứng không mất chi phí bảo dưỡng và không tiêu tốn điện năng trong quá trình sử dụng. Sản phẩm này cũng có thể lắp đặt dễ dàng. Vì vậy, trong trường hợp bạn yêu thích không gian sống hiện đại, tự động hóa thì đây vẫn là một lựa chọn khá thích hợp. Lưu ý nhỏ là nếu lắp đèn ở khu vực rộng như phòng khách hay hành lang, bạn có thể tăng số lượng đèn LED để nếu chiếc này tắt thì vẫn còn những chiếc khác duy trì ánh sáng.
Căn hộ sử dụng nội thất bằng gỗ ấm cúng
Những gì mà gỗ mang đến cho ngôi nhà chính là sự ấm cúng, gần gũi. Bởi vậy chủ nhân căn hộ đã không thể bỏ qua chất liệu quý giá này khi trang trí nhà.
Mặc dù không thể can thiệp về cấu trúc và hình dáng nhưng chủ nhà đã rất khéo léo khi ốp thêm những bức tường gỗ, kệ dùng để trồng cây... khiến căn phòng trông ấm cúng hơn gấp bội.
Những chậu cây nhỏ đặt trên kệ độc đáo.
Chủ nhà cũng không quên thêm lớp màn che để tránh nắng chiếu trực tiếp vào ban chiều. Nhờ vậy mà không gian bên trong nhà luôn mát, gia chủ không cần dùng đến điều hòa.
Khu vực học tập và vui chơi của những đứa trẻ.
Tại đây bố mẹ cũng có thể quan sát được các bé khi chúng chơi đùa dù đang nấu nướng hay tiếp khách.
Bồn cây làm bằng gỗ làm giảm cảm giác khô cứng của gạch và bê tông.
Bàn ăn gỗ đặt trang trọng trong một không gian hiện đại, chan hòa với tự nhiên.
Phòng trẻ em trở nên xinh xắn hơn nhờ sử dụng gỗ sơn màu.
Ngoài yêu thích những sản phẩm từ gỗ, gia chủ còn là người thích màu xanh và cây cối, điều này được thể hiện rất rõ trong phòng ngủ./.
Hóa đơn cuối tháng giảm ngay nếu áp dụng những cách tiết kiệm hay nhất khi sử dụng thiết bị điện cho gia đình Sử dụng các phương pháp tiết kiệm điện không chỉ giúp bạn giảm hóa đơn thanh toán cuối tháng mà còn giúp tăng tuổi thọ các thiết bị điện trong gia đình. Tiết kiệm điện luôn là vấn đề mà các hộ gia đình, cá nhân quan tâm, nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhu cầu sử dụng điện năng tăng...