Lập công ty ở Việt Nam rồi dùng thẻ giả rút trộm tiền
Nhóm đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc thành lập công ty tại Việt Nam rồi sau đó sử dụng thẻ tín dụng giả rút tiền của ngân hàng…
Tang vật thu giữ
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC 50 – Công an thành phố Hà Nội) cho biết, cơ quan này vừa bắt giữ nhóm đối tượng người Trung Quốc để điều tra về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài ra, một số người Việt có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của nhóm này cũng đang được điều tra làm rõ.
Cơ quan điều tra xác định 4 nghi phạm mang quốc tịch Trung Quốc là Liu Dong Jin (34 tuổi); Lin Feng Hui (31 tuổi); Le Peng Fei (51 tuổi); Li Qing Guo (43 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Quốc Dương Việt Nam (có địa chỉ tại khu đô thị Xa La, quận Hà Đông, Hà Nội).
Theo PC50 Hà Nội, vào tháng 4/2015, Lin Dong Jin và Li Feng Fei được một đối tượng tên Phương ở Trung Quốc giới thiệu sang Việt Nam gặp Li Qing Guo để sử dụng máy POS nhằm quẹt thẻ rút tiền và khảo sát việc làm ăn với Li Qing Guo ở Việt Nam.
Video đang HOT
Ngày 8/6/2015, Liu Dong Jin mang theo 1 máy ghi thẻ từ, 3 thẻ ngân hàng và 1 thẻ ngân hàng ABC Trung Quốc, nhập cảnh vào Việt Nam đến công ty Quốc Dương Việt Nam.
Tại đây, Li Dong Jin đã quẹt thử thẻ và báo lại cho Phương về việc quẹt thẻ thành công, Phương quyết định sẽ gửi phần mềm cài đặt cho máy ghi thẻ từ để Liu Dong Jin sử dụng.
Liu Dong Jin đã nhờ Nguyễn Tùng (31 tuổi, trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tải phần mềm và cài vào máy tính của Tùng.
Đến ngày 9/6/2015, Liu Dong Jin đã nhận được các mã thẻ và sử dụng mã thẻ này để ghi lên các thẻ từ trắng mang theo.
Ghi thẻ xong, Tiến đã quẹt thẻ và thành công 19 lần, thu được hơn 102 triệu đồng. Do đó, ngày 10/6, Lin Feng Hui được Tiến hướng dẫn mang theo một laptop và 5 thẻ từ trắng nhập cảnh vào Việt Nam để cùng thực hiện hành vi rút tiền.
Sau khi được Tùng cài đặt phần mềm ghi thẻ, các nghi phạm đã thực hiện việc ghi mã lên thẻ từ, thực hiện rút tiền nhưng không thành công.
Tuy nhiên, trưa ngày 11/6, số tiền do Liu Dong Jin quẹt thẻ ngày 9/6 đã về tài khoản, sau khi trừ chi phí còn được hưởng hơn 94 triệu đồng. Khi Li Qing Guo và nhân viên đến ngân hàng rút tiền thì bị cơ quan công an bắt giữ.
Trong một diễn biến khác, trước đó PC 50 cũng bắt giữ 2 đối tượng người Trung Quốc là Sun Wei Hong (40 tuổi) và He Dong Ping (39 tuổi) để điều tra về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Hai đối tượng này đã mang thẻ tín dụng giả sang Việt Nam và nhờ một số người Việt để rút tiền của ngân hàng. Các đối tượng này đã thực hiện thành công 6 lần quẹt với số tiền 393 triệu đồng.
Hiện, cả hai vụ việc trên hiện đã được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội, để khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử đối với các đối tượng này.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ trên 20 tấn thực phẩm chức năng giả
Thực hiện kế hoạch của GĐ CATP Hà Nội mở đợt cao điểm tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm trên địa bàn TP, vào 11h30 ngày 5/6, Đội chống hàng giả - Phòng CS Kinh tế phối hợp với Đội 4, Phòng CS Môi trường kiểm tra 2 đối tượng là Lương Tuấn Long và Lê ĐÌnh Hạnh (cùng SN 1991, tạm trú tại phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) và là nhân viên Cty TNHH đầu tư phát triển y tế và hóa chất VQTech.
Số thực phẩm chức năng giả bị thu giữ. Ảnh minh họa.
Qua kiểm tra, Long và Hạnh đang vận chuyển 5 thùng các-tông chứa thực phẩm chức năng trên 2 xe máy BKS 90H4-6836 và 90B1-454.91 với số lượng gồm 108 hộp thực phẩm chức năng sữa ong chúa nhãn hiệu Costar (100% Royal Jelly 1450 mg, loại 365 viên) và 50 lọ nhau thai cừu Placentra (loại 100 viên).
Toàn bộ số hàng hóa nêu trên không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện công ty TNHH dịch vụ Hạnh Phúc (Đơn vị nhâp khẩu độc quyền và phân phối sản phẩm sữa ong chúa Costar tại TP.HCM) khẳng định toàn bộ 108 sản phẩm trên đều là hàng giả, không phải do Cty nhập khẩu, phân phối trên thị trường.
Long và Hanh khai được giám đốc Cty là Trần Như Quỳnh (SN 1987) giao nhiệm vụ mang số hàng trên đi tiêu thụ.
Tiến hành khám xét khẩn cấp Văn phòng làm việc và Kho chứa hàng của Cty TNHH đầu tư phát triển y tế và hóa chất VQTech (tại KĐT Văn Quán) do Trần Như Quỳnh làm giám đốc, lực lượng chức năng đã thu giữ số lượng lớn tang vật, khoảng 20 tấn thực phẩm chức năng nghi giả, kém chất lượng, có thành phần không đúng như DN công bố, gồm nhiều nhãn hiệu: Sữa ong chúa Costar, Omega 3... cùng nhiều tem nhãn, nguyên liệu và máy tính phục vụ sản xuất, buôn bán hàng giả.
Đồng thời với việc khám xét, Phòng PC 46 (Đội chống hàng giả) và Phòng PC 49 (Đội 4) đã tiến hành thu hồi thực phẩm chức năng giả do Quỳnh tiêu thụ tại 7 quầy thuốc trong Trung tâm phân phối dược phẩm và trang thiết bị y tế Hapu (số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội), kết quả thu giữ 40 lọ thực phẩm chức năng Costar và Placentra có dấu hiệu bị làm giả.
Tại cơ quan CSĐT, Trần Như Quỳnh khai nhận đã khai nhận hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả từ tháng 10/2014 đến nay. Thủ đoạn của đối tượng Quỳnh là thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn, đăng ký kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng, có công bố chất lượng sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Sau đó, Quỳnh thuê gia công thực phẩm chức năng tại cơ sở sản xuất, gia công khác, đặt in tem, nhãn mang về tập kết tại kho và văn phòng Cty, sau đó chỉ đạo nhân viên dán tem nhãn, đóng thành phẩm và đưa đi bán kiếm lời.
Hiện cơ quan CSĐT để lập hồ sơ xử lý Trần Như Quỳnh và các đối tượng có liên quan theo quy định của pháp luật. Chu Dũng
Theo_Hà Nội Mới
Bắt khẩn cấp cặp chồng Hàn, vợ Việt lừa đảo 300.000 USD Quảng cáo đưa người Việt Nam sang Hàn Quốc lao động, cặp vợ chồng Kim Young Hwan (Hàn Quốc) và Hoàng Thị Cúc đã nhận 100 hồ sơ, thu mỗi người 2.500-3.000 USD rồi chiếm đoạt tổng cộng khoảng 300.000 USD. Ngày 27-5, nguồn tin cho biết cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khám xét, bắt khẩn cấp đối...