Lắp camera trong phòng riêng của con để giám sát?
Gào thét, phá phách, đập camera, thậm chí tự hủy hoại bản thân… là những phản kháng của nhiều bạn trẻ khi bị bố mẹ lắp camera trong phòng riêng để giám sát.
Mọi người bàng hoàng, xót xa vì trường hợp của một bé trai 13 tuổi nhập viện tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi T.Ư sau khi được phát hiện đã tự tử trong nhà tắm vào đầu năm 2022. Nguyên nhân của sự việc đau lòng này là bị bố mẹ lắp camera trong phòng để theo dõi.
Trên thực tế, nhiều bạn trẻ khi bị bố mẹ lắp camera trong phòng để giám sát đều tỏ ra rất khó chịu và cảm thấy mất đi không gian riêng tư. Từ đó, các bạn có những hành động phản kháng, chống đối. Thật đau lòng nếu những lo lắng của các bậc phụ huynh lại vô tình đẩy con mình vào bước đường cùng…
Lao đầu vào tường nhiều lần để phản kháng
T.Đ.V (21 tuổi, ngụ tại P.Đông Vệ, TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa) từng bị gia đình lắp camera ở phòng riêng vào năm lớp 7. V. cho biết mình vốn dĩ có cá tính mạnh nên cũng khá ngỗ nghịch, thường hay đánh nhau với các bạn trong trường do bị bắt nạt và lén bố mẹ mua điện thoại để có thể liên lạc với người bạn mà V. thích. Mặc dù kết quả học tập không bị ảnh hưởng nhưng phụ huynh của V. cho rằng chính chiếc điện thoại di động là nguồn cơn gây nên những mâu thuẫn trong trường của V. nên thường xuyên tịch thu điện thoại, giám sát chặt chẽ bằng việc lắp camera trong phòng riêng và theo dõi 24/24. Tuy nhiên, điều này đã phản tác dụng khi V. càng có những hành động phản kháng kịch liệt.
“Mình gào thét, phá phách và tự làm bản thân bị thương. Mặc dù từng chọc thủng mắt camera chỉ sau 2 tháng nhưng bố mẹ vẫn kiên quyết thay camera khác. Sau những lần phá lại là những trận đòn. Đỉnh điểm khi mình tự lao đầu vào tường nhiều lần để phản kháng. Dù nghĩ lại, hành động nông nổi đó đã khiến bố mẹ đau lòng nhưng những tháng ngày chịu quản chế ấy mình thấy hoàn toàn mất tự do và luôn cảm giác bí bách, khó chịu”, V. bộc bạch.
Và anh chàng kể thêm: “Hiện tại, mình rất dễ cộc cằn và cáu gắt nếu bất kỳ ai muốn kiểm soát, gò bó. Điển hình như trong chuyện tình cảm, nhiều mối tình từng chấm dứt vì đối phương có tính chiếm hữu cao và khiến mình cảm thấy ngột ngạt. Nguyên tắc và lẽ sống của mình chính là sự tự do”.
Bên cạnh đó, sự gắn bó, tin tưởng giữa V. với bố mẹ đã rạn nứt và khó để hàn gắn. “Dù sau khi trưởng thành, gia đình mình đã hóa giải những mâu thuẫn, nhưng mình không còn thể hiện tình cảm hay chia sẻ, tâm sự cùng bố mẹ nữa”, V. nói.
Theo quan điểm của tôi, các con phải theo nề nếp sinh hoạt gia đình. Ở tuổi ăn học này thì các con chả có quyền gì gọi là riêng tư.
Chị T.T.T, ngụ tại H.Hoài Đức, Hà Nội
Cùng hoàn cảnh, N.N.T.M (sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM) cho biết nguyên nhân cô bị lắp camera để giám sát là do tự ý qua nhà bạn ngủ mà không xin phép bố mẹ.
Video đang HOT
“Vào năm lớp 10, vừa bước vào phòng sau khi đi học về, mình trông thấy camera. Mình rất sốc vì bố mẹ chưa từng thông báo về chuyện này. Mình hiểu bố mẹ lo lắng cho mình, nhưng từ khi lắp camera mình không còn thoải mái trong không gian riêng nữa. Đặc biệt, những vấn đề nhạy cảm như thay đồ trong phòng là điều không thể”, M. kể.
Chống đối và dễ nổi nóng
Thay vì phản ứng mạnh mẽ như V., T.D.M (sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) đã bịt kín camera sau một thời gian bị giám sát vào năm học lớp 12. M. cho biết: “Mặc dù mình không ham chơi hay ngỗ nghịch nhưng bố mẹ hay lo xa nên thường giám sát việc học hành và nhắc nhở ngủ sớm. Điều này luôn khiến mình khó chịu, ngột ngạt trong chính phòng riêng của mình. Vậy nên mình lấy giấy bịt mắt camera lại”.
Mặc dù tình cảm gia đình không rạn nứt nhưng kể từ khi lắp camera, M. có xu hướng chống đối bố mẹ nhiều hơn và dễ nổi nóng mỗi khi bố mẹ nhắc nhở, chỉnh đốn thông qua camera. “Cách dạy con của mỗi người mỗi khác, nhưng mình cần nhất là sự tự do, riêng tư. Lên THPT, mình đã có thể nhận thức được đúng sai thì tại sao bố mẹ lại không tin tưởng và nhất thiết phải giám sát từng ly từng tí?”, M. tỏ ra khó hiểu.
Có rất nhiều cách để theo dõi các con chứ không cần đến biện pháp cưỡng ép như lắp camera. Theo tôi, biện pháp này không chỉ thiếu hiệu quả mà thậm chí gây ra những phản ứng ngược cho con trẻ.
Chị T.T.P.K, ngụ đường Hồ Văn Long, Q.Bình Tân, TP.HCM
Còn với N.A.T (20 tuổi, ngụ Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) thì việc bị lắp camera giám sát khiến cậu nói dối thường xuyên và thỉnh thoảng còn tranh cãi với bố mẹ. “Vào giai đoạn ấy, tính cách của mình có phần lầm lì và nổi loạn hơn. Bởi vì mất không gian riêng tư nên mình luôn bức bối và dễ cáu giận. Thậm chí, đi ngược với mục tiêu của bố mẹ là giám sát việc học, mình bắt đầu thụ động và không còn tìm thấy niềm vui trong học tập”, T. tâm sự.
T. đã chống đối bố mẹ bằng cách thỉnh thoảng rút điện hoặc quay camera sang chỗ khác. “Mặc dù bố mẹ cũng có hỏi nguyên nhân về vấn đề này, tuy nhiên lại không hỏi quá sâu vì từ khi lắp camera, bố mẹ cũng nhận thấy sự thay đổi trong tính cách của mình và không muốn gây thêm nhiều tranh cãi”, T. cho biết.
Lắp camera trong phòng riêng của con để giám sát dễ dẫn đến tác dụng ngược. Ảnh SHUTTERSTOCK
Con cái không có quyền riêng tư (?)
Đã lắp camera trong phòng riêng của con được 13 năm, chị T.T.T (ngụ tại H.Hoài Đức, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi chủ yếu quan sát những hoạt động học tập hay nề nếp sinh hoạt của các con. Đồng thời, nhà tôi nhiều tầng nên camera là công cụ đắc lực để theo dõi các hoạt động và để nhắc nhở, giúp các con rèn được ý thức sinh hoạt tốt hơn”.
Khi được hỏi về phản ứng của các con, chị T. trả lời: “Vì lắp camera trong phòng từ khi con 7 tuổi nên điều này đã trở thành thói quen. Tuy nhiên, gần đây đứa con gái lớn đang học năm 2 đại học đã có sự phản đối vì cho rằng mất quyền tự do. Nhưng theo quan điểm của tôi, các con phải theo nề nếp sinh hoạt gia đình. Ở tuổi ăn học này thì các con chả có quyền gì gọi là riêng tư”.
Cùng quan điểm, chị M.T.H (ngụ tại Hà Nội) bày tỏ: “Mặc dù các con lớn nhưng việc phân tâm trong học tập là không thể tránh khỏi. Nếu các con tự ý thức và học bài đúng giờ thì đã không có việc lắp camera. Hơn thế nữa, các con cũng thường lén bố mẹ thức khuya hoặc không dọn dẹp phòng sạch sẽ. Những điều trên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, nề nếp sinh hoạt và thậm chí là sức khỏe của các con nên tôi thấy việc lắp camera đem lại nhiều lợi ích hơn là hại”.
Chị H. nói thêm: “Tôi nghĩ, quan trọng là bố mẹ đừng quá bắt ép con thì mọi việc sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng”.
Phản đối vấn đề lắp camera giám sát con, chị T.T.P.K (ngụ đường Hồ Văn Long, Q.Bình Tân, TP.HCM) chia sẻ: “Có rất nhiều cách để theo dõi các con chứ không cần đến biện pháp cưỡng ép như lắp camera. Theo tôi, biện pháp này không chỉ thiếu hiệu quả mà thậm chí gây ra những phản ứng ngược cho con trẻ. Bởi không chỉ người lớn mà con cái cũng cần khoảng không gian riêng tư. Quan trọng là cách chúng ta thuyết phục và tạo dựng niềm tin của con trẻ với phụ huynh. Vì các con khi vào tiểu học đã có khả năng thấu hiểu và ý thức cá nhân” .
CSGT TP.HCM phạt nguội hơn 3.800 trường hợp vi phạm trên QL1 trong vòng nửa tháng
CSGT TP.HCM đã xử phạt hơn 3.800 trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ qua trích xuất hình ảnh từ hệ thống camera giám sát trên QL1 đoạn qua TP.HCM.
Chiều 16.5, trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM cho biết, hệ thống camera giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên QL1 đoạn qua TP.HCM chính thức hoạt động từ ngày 1.5, đến nay PC08 đã xử phạt tổng cộng 3.801 trường hợp vi phạm.
CSGT sẽ trích xuất hình ảnh, video để đối chiếu, xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hạn chế tranh cãi. Ảnh BÍCH NGÂN
Trong đó, CSGT TP.HCM ghi nhận người dân vi phạm nhiều nhất là lỗi chạy quá tốc độ với 3.684 trường hợp, lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường là 113 trường hợp.
"Hệ thống camera giám sát trên tuyến quốc lộ 1 hiện đại, độ phân giải cao. CSGT có thể quan sát, phối hợp xử lý ùn tắc, tai nạn giao thông. Đồng thời, thống kê lượng phương tiện ra vào trên tuyến, loại phương tiện và biển số xe theo thời gian giờ cụ thể", thượng tá Bình cho biết. Ảnh BÍCH NGÂN
Hiện nay, trên tuyến QL1 đoạn qua TP.HCM (từ cầu Đồng Nai - giáp ranh Long An) được lắp đặt tổng cộng 47 camera giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, áp dụng đối với cả xe máy.
Trong đó có 7 camera bắn tốc độ, 8 camera xử lý lỗi vượt đèn đỏ, 8 camera nhận diện biển số phương tiện, 5 camera xử lý lỗi dừng, đỗ và 19 camera PTZ có chức năng quan sát 2 chiều đường, quay, quét, zoom với bán kính 2 km.
Tùy vào khu vực cụ thể, PC08 sẽ lắp đặt camera giám sát phù hợp, hạn chế lực lượng CSGT túc trực nhằm nâng cao hiệu quả công tác và ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của người dân. Hệ thống camera giám sát trên tuyến QL1 có thể zoom thông tin biển số, loại phương tiện, hành vi vi phạm... theo thời gian cụ thể. Ảnh BÍCH NGÂN
"Qua trích xuất hình ảnh từ hệ thống camera giám sát trên tuyến quốc lộ 1, CSGT ghi nhận được biển số xe, loại phương tiện, hành vi vi phạm theo thời gian cụ thể. Hình ảnh ghi nhận được qua hệ thống giám sát đảm bảo các yếu tố pháp lý và nghiệp vụ làm căn cứ xử lý vi phạm công khai minh bạch. Mặt khác, việc người dân tự giác chấp hành giao thông trên suốt chặng đường, không chủ quan, đối phó, có ý nghĩa to lớn góp phần kéo giảm tai nạn giao thông", thượng tá Bình cho hay.
Thượng tá Bình cho biết, hình ảnh ghi nhận được qua hệ thống giám sát đảm bảo các yếu tố pháp lý và nghiệp vụ làm căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai minh bạch. Ảnh BÍCH NGÂN
Theo đó, để xử lý vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát trên tuyến QL1, CSGT sẽ trích xuất hình ảnh, tra cứu trên hệ thống đăng ký xe để có địa chỉ của chủ xe, rồi gửi thông báo về địa chỉ của chủ xe, mời chủ xe lên làm việc. Sau đó, CSGT lập biên bản xác minh vụ việc, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt.
Kể từ ngày 21.5, Thông tư 15/2022/TT-BCA có hiệu lực quy định, trong trường hợp không dừng được ngay phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tiến hành giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc, thượng tá Bình cho biết thêm.
CSGT TP.HCM nộp kho bạc hơn 38 tỉ đồng sau 1 tháng ra quân xử lý vi phạm
Chiều cùng ngày (16.5), PC08 Công an TP.HCM thông tin, từ ngày 15.4 - 15.5, đơn vị đã tổng kiểm tra, phát hiện 41.301 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ. So với cùng kỳ năm 2021 giảm hơn 6.000 trường hợp.
PC08 đã ra quyết định phạt tiền 27.194 trường hợp, nộp kho bạc hơn 38 tỉ đồng. Trong đó, CSGT TP.HCM phạt theo thủ tục không lập biên bản là 5.816 trường hợp, thu hơn 868 triệu đồng, tước GPLX 4.881 trường hợp. Đồng thời tạm giữ 5.773 phương tiện, gồm: 91 xe ôtô, 5.114 xe môtô và 55 xe loại 3 - 4 bánh.
Đi từ ga T1 sang ga T2 sân bay Nội Bài, 5 khách Nhật bị "chém" 1 triệu đồng Đối tượng chạy "taxi dù" chở gia đình du khách người Nhật Bản từ Nhà ga T1 (ga quốc tế sang ga T2 (ga quốc nội) sân bay Quốc tế Nội Bài sau đó chiếm đoạt 1 triệu đồng đã bị lực lượng chức năng sân bay Nội Bài xử lý. Ngày 01/01/2023, Cảng HKQT Nội Bài vừa phối hợp với Đồn Công...