Lắp camera giám sát khu cách ly, chuẩn bị phương án có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tinh thần không thể để tình trạng cá nhân, một bệnh viện hay một nhà máy thực hiện không nghiêm, để xảy ra dịch bệnh, làm ảnh hưởng cả nước.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong điều kiện bình thường mới, tất cả hoạt động phải được tổ chức an toàn – Ảnh: VGP
Chiều 27-4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam – trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 – chủ trì họp trước tình hình dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam có ca nhiễm tăng cao như Lào, Campuchia.
Không thu phí xét nghiệm, phí cách ly với người khó khăn
Theo Bộ Y tế, mặc dù tình hình dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát tốt, qua 33 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, người dân dễ nảy sinh tâm lý lơ là, chủ quan, tụ tập đông người, không đeo khẩu trang.
Cả nước vẫn còn những trường hợp nhập cảnh trái phép, hoặc các trường hợp nếu không quản lý tốt sẽ có thể có ca nhiễm với biến chủng lây lan tốc độ nhanh, dẫn đến nguy cơ ghi nhận ca mắc mới. Nguy cơ nhất là kỳ nghỉ lễ sắp tới, người dân đi du lịch, di chuyển và tập trung đông người.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nguy cơ dịch bệnh rất cao không chỉ từ các nước có biên giới giáp Việt Nam, mà ngay cả trong nước. Bằng chứng mới nhất là tại Yên Bái, khi đón đoàn chuyên gia Ấn Độ vào đã lây cho một nhân viên ở khách sạn cách ly.
Vì vậy phải tiếp tục có các biện pháp, kiên trì nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả. Kiểm soát chặt biên giới, tăng cường vận động, tuyên truyền người dân ở biên giới và trên toàn quốc nếu thấy người có biểu hiện hoặc từ nước ngoài về thì báo ngay cho chính quyền.
Đối với người nước ngoài, mặc dù đã có kế hoạch chủ động, gắn phát triển kinh tế với xét thị thực nhập cảnh, đảm bảo cách ly, hầu hết bà con nhập cảnh qua biên giới đường bộ có hoàn cảnh rất khó khăn, nên Ban Chỉ đạo thống nhất quan điểm đề nghị Chính phủ không thu phí xét nghiệm, cách ly, tránh tình trạng vượt biên nhập cảnh trái phép vì chi phí.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện phương án xét nghiệm, kết hợp các loại công nghệ phục vụ các tình huống dịch bệnh khác nhau. Trong đó, cập nhật công nghệ xét nghiệm của quốc tế, gắn đẩy nhanh nghiên cứu trong nước.
Những địa phương có nguy cơ cao, nhất là các tỉnh biên giới Tây Nam, phải tăng cường năng lực xét nghiệm, không để tình trạng xảy ra dịch bệnh trên địa bàn mà không xác định được tình hình kịp thời do thiếu năng lực xét nghiệm.
Rà soát lại năng lực khu cách ly
Ban Chỉ đạo yêu cầu rà soát lại năng lực các khu cách ly tập trung, cả quân sự lẫn dân sự, bảo đảm cách ly tuyệt đối đối an toàn, không để lây nhiễm chéo, đồng thời có phương án mở rộng các khu cách ly sẵn sàng cho trường hợp có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Đồng thời soát lại toàn bộ quy trình giám sát, theo dõi y tế sau cách ly tập trung, đảm bảo các cơ sở cách ly tập trung được lắp camera giám sát, kết nối trực tuyến cho nhiều cơ quan cùng giám sát.
Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có sự điều hành thống nhất khi các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách, cách ly xã hội theo thẩm quyền được giao, nếu cách ly các vùng ở khu vực giáp ranh với tỉnh, thành phố khác thì phải có sự bàn bạc, thống nhất.
Trong trường hợp giãn cách, cách ly toàn tỉnh phải trao đổi ý kiến với các tỉnh, thành phố lân cận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tinh thần là khoanh gọn nhất có thể. Trường hợp chưa đủ căn cứ khoanh gọn ngay thì khi khoanh vùng rộng hơn phải có thời hạn và khẩn trương xác định khu vực có dịch, bảo đảm an toàn, bớt xáo trộn nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Tiếp tục đi kiểm tra công tác phòng dịch, thực hiện thông điệp 5K, xử phạt người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng; việc cập nhật thông tin vào hệ thống an toàn COVID (antoancovid.vn) của các tổ chức, pháp nhân, doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc hạn chế các sự kiện tập trung đông người.
Phó thủ tướng nhấn mạnh, lúc nào cũng phải sẵn sàng, nhưng vì mục tiêu kép nên vẫn phải duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, văn hoá, du lịch…, phải đảm bảo an toàn. Thủ tướng, Chính phủ quán triệt nghiêm túc chủ động phòng chống dịch bệnh, cá nhân thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, tổ chức doanh nghiệp thường xuyên tự kiểm tra, cập nhật kết quả trên bản đồ phòng chống dịch.
Yêu cầu các đơn vị du lịch thực hiện nghiêm quy định phòng dịch COVID-19
Tổng cục Du lịch yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm túc quy định phòng dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Khu du lịch sinh thái Tràng An. Ảnh: Hải Yến/TTXVN
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: "Với tình hình dịch COVID-19 tại các nước trong khu vực đang diễn biến phức tạp, Tổng cục Du lịch yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm du lịch thực hiện nghiêm túc quy định phòng dịch của Bộ Y tế theo thông điệp"5K" gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế. Công tác phòng dịch COVID-19 cần được đẩy mạnh tuyên truyền tại các địa phương, các điểm du lịch, di tích, danh thắng để người dân khi đến các điểm tham qua, du lịch chấp hành nghiêm quy tắc phòng dịch như đeo khẩu trang; sát khuẩn... Các doanh nghiệp du lịch cũng tăng cường các biện pháp phòng dịch, hướng dẫn du khách thực hiện quy định phòng dịch theo quy định của Bộ Y tế".
"Đặc biệt, trong dịp cao điểm du lịch nghỉ lễ 30/4 -1/5 và dịp hè, Tổng cục Du lịch định hướng các địa phương và các đơn vị du lịch không nên quá tập trung khai thác vào 1 điểm mà giãn lượng khách đến các điểm đến mới, giảm tập trung đông người", bà Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết.
Còn theo ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), toàn ngành tăng cường truyền thông với thông điệp "Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn", "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam"; tập trung về tiêu chí sức khỏe, an toàn, các điểm đến gần nhà và các chuyến đi ngắn ngày với chi phí hợp lý. Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch đa dạng hóa sản phẩm nhằm đảm bảo năng lực cung ứng khi thói quen tiêu dùng, nhu cầu du lịch của du khách có nhiều thay đổi.
Cùng với các chỉ đạo từ cơ quan quản lý Nhà nước, về phía Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng tăng cường thông tin, yêu cầu các doanh nghiệp hội viên thực hiện nghiêm quy tắc phòng dịch đã được ban hành từ năm 2020 theo những quy định an toàn do Bộ Y tế quy định.
Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, ý thức phòng dịch của nhiều du khách đã tăng lên. Theo phân tích từ mạng xã hội như google thì các điểm đến an toàn, du lịch an toàn luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách. Bên cạnh đó, loại hình du lịch caravan với các hình thức đi theo nhóm đang khá phát triển trong thời gian gần đây.
"Tuy vậy, công tác phòng chống dịch COVID-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Bởi hơn ai hết, các doanh nghiệp du lịch là những đơn vị chịu thiệt hại nhất qua 3 lần dịch COVID-19 bùng phát trong cộng đồng. Cả 3 lần này đều diễn ra vào mùa cao điểm du lịch nên gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp du lịch. Do đó, Hiệp hội luôn yêu cầu các đơn vị dịch vụ du lịch phải ưu tiên hàng đầu cho công tác phòng dịch, đảm bảo an toàn cho du khách", ông Vũ Thế Bình cho biết.
Trước dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, một loạt các tỉnh thành có tiềm năng du lịch đã triển khai lễ hội kích cầu du lịch, thu hút khách tới các điểm đến. Do đó, công tác phòng dịch tại các địa phương cần đẩy mạnh song hành với các chương trình kích cầu thu hút khách.
Bộ trưởng và các thứ trưởng trực tiếp kiểm tra phòng dịch COVID-19 tại 13 điểm nóng Từ sáng nay, 5 đoàn kiểm tra công tác phòng dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế và 4 Thứ trưởng Bộ Y tế đảm nhiệm, sẽ kiểm tra các tỉnh, thành phố. Từ sáng nay 5 đoàn kiểm tra công tác phòng dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế và 4 Thứ trưởng Bộ Y tế đảm nhiệm sẽ kiểm...