Lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch tại TP HCM
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt tại TP HCM để phối hợp kiểm soát Covid-19 thành phố cũng như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
Ông Sơn cho biết như trên khi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chiều 13/6. Cuộc họp diễn ra ở ngay sân bệnh viện thay vì trong phòng kín, mỗi người đứng cách xa nhau, trong bối cảnh viện Nhiệt đới ghi nhận 53 nhân viên y tế mắc Covid-19.
Để nhanh chóng kiểm soát dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Thứ trưởng Sơn đề nghị tăng tần suất lấy mẫu xét nghiệm nhân viên lên hai ngày một lần, hoặc ít nhất 3-5 ngày một lần. Viện Pasteur TP HCM phối hợp Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) và bệnh viện nhanh chóng triển khai đồng thời nhiều công cụ như xét nghiệm kháng nguyên, xét nghiệm kháng thể, xét nghiệm tải lượng virus, thông tin dịch tễ… để điều tra dịch tễ một cách toàn diện, nhằm truy vết nguồn gốc chuỗi lây nhiễm.
“Bệnh viện cần đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tại đây, cũng như cho nhân viên y tế để tiếp tục điều trị, chăm sóc các bệnh nhân”, Thứ trưởng Y tế nhấn mạnh.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn (ngoài cùng, bên trái) làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, ngày 13/6. Ảnh: Bộ Y tế.
Thứ trưởng Sơn đề nghị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sớm phong tỏa toàn bộ bệnh viện. Trước mắt bệnh viện phong tỏa một tuần, sau đó tiếp tục đánh giá các yếu tố nguy cơ để triển khai các biện pháp tiếp theo. Hiện, bệnh viện phong tỏa từ chiều 12/6 để tiến hành các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh khử khuẩn.
Bệnh nhân Covid-19 tiếp tục điều trị, theo dõi tại bệnh viện. Nơi này đang điều trị 94 ca Covid-19, trong đó 35 trường hợp nguy kịch từ các ngày trước. Mặt khác, giảm tải tối đa bệnh nhân không Covid, trưng dụng các bệnh viện khác trong hệ thống y tế có khả năng tiếp nhận điều trị. “Khi chuyển viện các bệnh nhân này ra ngoài, phải xem như đối tượng nghi ngờ, cần có các đơn vị cách ly điều trị phù hợp”, ông Sơn nói.
Từ đầu tuần nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chuyển công năng thành chuyên điều trị Covid-19 nên chỉ còn 88 bệnh nhân đang điều trị nội trú ở các khoa nặng như uốn ván, viêm não, HIV/AIDS, bệnh gan mạn. Hiện, tất cả đều có kết quả xét nghiệm âm tính lần một nCoV.
Video đang HOT
Với 53 nhân viên dương tính nCoV, dù không có biểu hiện triệu chứng, bệnh viện bố trí điều kiện sinh hoạt phù hợp, đồng thời đảm bảo các yêu cầu, điều kiện chăm sóc như các bệnh nhân Covid-19 khác.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Củ Chi đã hoạt động từ chiều 12/6 và một nửa “tách đôi” của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ ngày 13/6 bắt đầu tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19, theo kế hoạch ứng phó 5.000 ca nhiễm của thành phố. Tuy nhiên, để chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản, Thứ trưởng Sơn giao Bệnh viện Chợ Rẫy (trực thuộc Bộ Y tế, nằm trên địa bàn TP HCM) nhanh chóng xây dựng phương án mở rộng thêm 60 giường Covid, nâng tổng công suất tiếp nhận lên mức 100 giường.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, đề xuất viện ngưng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 mới trong một tuần đối với bệnh nhân nhẹ, vẫn điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch cần can thiệp chuyên sâu như ECMO.
“Công tác xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện vẫn thực hiện như bình thường, mẫu sẽ được giao tại cổng và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch”, bác sĩ Châu nói.
Sau khi ghi nhận 53 nhân viên mắc Covid-19, bệnh viện đã khẩn trương chuẩn bị các khối lầu 3, 4, 5 với 300 giường làm nơi cách ly tập trung cho những F1. Hiện 96 trường hợp nhân viên y tế được cách ly theo diện F1.
“Ban lãnh đạo viện tổ chức và vận động cung cấp suất ăn cho nhân viên y tế đang thực hiện cách ly tại đây, đồng thời động viên tinh thần cán bộ công nhân viên cùng nhau vượt qua khó khăn”, bác sĩ Châu chia sẻ.
Bệnh viện cũng phối hợp HCDC và lực lượng chức năng lập danh sách các trường hợp liên quan, danh sách bệnh nhân xuất viện, chuyển viện trong thời gian 15 ngày vừa qua để tiếp tục theo dõi và tiến hành điều tra truy vết mở rộng.
Cụm lây nhiễm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM được phát hiện từ ngày 11/6, khi một nhân viên phòng công nghệ thông tin có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm dương tính nCoV. Bệnh viện đã khẩn trương sàng lọc, cách ly, lấy mẫu tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện, ghi nhận 52 ca khác.
53 nhân viên dương tính này trước đó đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ hai liều. Hiện, ghi nhận 52 người hoàn toàn không có triệu chứng. Bệnh viện đang phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford theo dõi diễn tiến lâm sàng, nồng độ virus của các ca dương tính sau khi đã tiêm vaccine nhằm đánh giá hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19.
Đến tối 13/6, chuỗi lây nhiễm này ghi nhận thêm 5 trường hợp liên quan, trong đó có hai nhân viên Bệnh viện Nhân dân Gia Định. TP HCM đang trong đợt bùng phát Covid-19 cộng đồng lớn nhất với hơn 800 ca nhiễm cộng đồng, đứng thứ ba cả nước.
Bình Dương phong tỏa khẩn 17 điểm vì 4 ca Covid-19, một ca đi đánh golf
Tỉnh Bình Dương đã phong tỏa khẩn cấp 17 địa điểm trong đêm 3/6 là những nơi 4 ca mắc Covid-19 từng đến, đồng thời ra thông báo khẩn tìm người đã đến những nơi này.
Một khu vực ở TP Thuận An bị phong tỏa.
Đêm 3/6, nhận thông tin từ Viện Pasteur, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM về 4 ca mắc Covid-19 (đang cách ly điều trị tại TPHCM) có các điểm dịch tễ ở Bình Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương đã tiến hành điều tra dịch tễ các ca mắc này ngay trong đêm.
Ca mắc Covid-19 thứ nhất là nam (sinh năm 1979, nhân viên môi giới bất động sản) có thuê căn hộ tại Chung cư Marina (phường Vĩnh Phú, TP Thuận An). Ca mắc này là F1 liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng, được đưa đi cách ly tập trung từ ngày 28/5. Ngày 1/6, mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Ngành Y tế Bình Dương đã truy vết được 50 trường hợp F1 tiến hành cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời thực hiện cách ly y tế tạm thời chung cư Marina.
Ca mắc Covid-19 thứ 2 là nam (sinh năm 1991, cư trú tại khu phố An Lợi, phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát) làm ở một công ty ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Người này có triệu chứng khoảng 2-3 ngày, đi khám tại TPHCM và được lấy mẫu sàng lọc. Ngày 3/6, anh này có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Liên quan tới ca mắc này có 16 F1, 71 trường hợp F2.
Bệnh nhân thứ 3 là nam (ngụ TPHCM, là F1 của một ca mắc Covid-19 ở TPHCM). Ngày 3/6, bệnh nhân làm xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Ca mắc này tham gia sự kiện ở Bình Dương vào ngày 19/5, 22/5 và 23/5.
Ca mắc Covid-19 thứ 4 là nam (sinh năm 1982, ngụ Hemisco Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Nhân viên y tế khử trùng ngay trong đêm những nơi ca mắc Covid-19 từng đến.
Ngày 26/5, bệnh nhân bay từ Hà Nội vào TPHCM ở khách sạn Harmony (32-34 Bùi Thị Xuân, quận 1, TPHCM), trong thời gian ở đây, bệnh nhân có đến làm việc tại một công ty bất động sản trên đường Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, quận 1. Hiện công ty này ghi nhận 3 F0, trong đó một F0 liên quan đến chùm ca bệnh nhóm truyền giáo Phục Hưng.
Ngày 27 - 28/5, ca mắc Covid-19 này cùng đối tác Công Ty Vạn Xuân (Bình Dương) đi chơi golf tại sân golf Sông Bé.
Hàng loạt địa điểm ở Bình Dương được dựng hàng rào cách ly trong đêm.
Ngoài ra, Bình Dương cũng ghi nhận trường hợp là nữ (sinh năm 2002, địa chỉ cư trú đường Hùng Vương, khu phố 2, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát), ngày 3/6 có đến Bệnh viện Mỹ Phước khám bệnh, sau đó đến tiếp một phòng khám tư nhân ở Mỹ Phước.
Qua khám sàng lọc và xét nghiệm Covid-19 bằng test nhanh, chị này cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Tuy nhiên, ngành y tế đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho kết quả âm tính lần 1. Những người tiếp xúc gần với chị này đều cho kết quả âm tính.
Ưu tiên cao nhất cho nhiệm vụ quan trọng nhất, tuyệt đối không chủ quan, không trông chờ, ỷ lại Nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch COVID-19. Cả hệ thống chính trị, các cơ quan, nhất là các địa phương cần tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, không trông chờ, ỷ lại từ cấp trên; nơi nào, cấp nào, cá nhân nào có tâm lý này phải chấm...