Lập biên bản vi phạm đối với taxi “lạ” Uber
Ngày 28/11, Thanh tra giao thông kết hợp cùng Cảnh sát giao thông Công an thành phố HCM đã xử lý xe dịch vụ Uber, lập biên bản tạm giữ giấy tờ vi phạm “kinh doanh vận tải bằng ô tô (taxi Uber) không có đăng ký kinh doanh theo quy định”.
Nhờ hành khách làm tường trình để lập biên bản
Chiếc xe Toyota Innova bị phát hiện đang khai thác dịch vụ vận tải hành khách mà không trình được giấy đăng kí kinh doanh
Khoảng hơn 9 giờ, trước Bưu điện thành phố (quận 1) lực lượng chức năng gồm có Đội 1 Thanh tra giao thông cùng Cảnh sát giao thông công an thành phố đã tiến hành kiểm tra chiếc xe Toyota Innova của tài xế Võ Thanh Tâm (ngụ quận 3 – TPHCM) điều khiển có chở theo hai người. Hai người này cho biết họ đi xe của dịch vụ Uber. Hợp tác cùng lực lượng chức năng, 2 hành khách này đã làm bản tường trình lại sự việc.
Theo tường trình, khoảng 8 giờ 40 phút, hai vị khách này ngồi uống cà phê tại số 125 đường Lê Lợi quận 1 và gọi xe taxi Uber để đến Bưu điện thành phố. Hành khách lên phần mềm ứng dụng Uber đăng ký xe và được hệ thống chọn chiếc xe trên cùng lời nhắn chờ 8 phút. Lên xe đi chừng 10 phút thì họ tới Bưu điện thành phố thì được Đoàn kiểm tra yêu viết bản tường trình này.
Theo đánh giá của hai vị khách này thì đã đi xe Uber nhiều lần và thấy rẻ hơn taxi của các hãng khác. Cước phí họ phải trả cho hành trình trên là hơn 22.000 đồng.
Tài xế kí tên và bổ sung trong biên bản rằng có giấy phép của công ty H.L. nên không vi phạm
Video đang HOT
Trong khi đó, tài xế trình đầy đủ giấy tờ nhưng không xuất trình được giấy phép kinh doanh vận tải hành khách nên bị Thanh tra giao thông lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: “Kinh doanh vận tải bằng ô tô (taxi Uber) mà không có đăng ký kinh doanh theo quy định”. Cụ thể vi phạm vào điểm C khoản 4 điều 28, Nghị định 171/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Ngay sau đó, Đoàn kiểm tra tiếp tục lập chốt trên đường Lê Duẩn (trước Thảo cầm viên, quận 1) và tiến hành kiểm tra chiếc xe Toyota Fortuner màu đen do tài xế Trần Thanh Tấn (ngụ quận Bình Tân) điều khiển có chở theo 1 hành khách. Trường hợp này, tài xế cũng xuất trình đầy đủ giấy tờ nhưng không trình được giấy phép kinh doanh nên cũng bị lập biên bản vi phạm hành chính như trên.
Hành khách viết tường trình cho lực lượng chức năng
Tài xế này cho biết, anh mới chạy xe cho công ty qua lời giới thiệu của 1 người bạn. Công ty có đăng ký kinh doanh đàng hoàng. Trước xe của anh cho người ta thuê, giờ đem về tham gia vào công ty chạy cải thiện thu nhập gia đình. Anh mới vào chạy được 2 ngày thì bị lực lượng chức năng kiểm tra lập biên bản vì không mang đầy đủ giấy tờ.
Trường hợp này, hành khách đặt xe thông qua phần mềm ứng dụng Uber, đi từ Trần Hưng Đạo qua Thảo cầm viên với giá 60.000 đồng và thanh toán trực tiếp qua thẻ Visa đã đăng kí với Uber.
Tài xế chạy chiếc Toyota Fortuner cho biết đây là xe nhà anh và mới gia nhập công ty. Xe này cũng chạy cho công ty H.L.
Xe bị lập biên bản, phía Uber im lặng
Phản hồi về những trường hợp bị lập biên bản trên, ông Karun Arya, Giám đốc truyền thông khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Uber cho biết không thể tiết lộ danh tính của công ty đối tác và cũng không có bình luận gì về vụ việc trên. Còn riêng Uber chỉ hợp tác với những công ty vận tải đăng ký giấy phép kinh doanh với nhà nước.
“Hành khách và tài xế chào đón ứng dụng Uber tại TPHCM nơi mà công nghệ của chúng tôi chỉ đơn giản là kết nối hành khách có nhu cầu đi lại và đối tác là những công ty cung cấp vận tải/vận chuyển có uy tín”, ông Karun khẳng định.
Trong thời gia qua, khá nhiều hành khách đã lựa chọn dịch vụ Uber cho hành trình của mình vì sự tiện lợi, giá rẻ và đi xe chất lượng cao. Nhiều người nghe bạn bè rỉ tai là đi xe mới cũng thích trải nghiệm. Tuy nhiên, nhiều hành khách không quan tâm và có phần mơ hồ về tính pháp lý của dịch vụ này. Mà theo họ, chất lượng dịch vụ tốt và giá thành rẻ là ưu tiên lựa chọn dịch vụ.
Trong bối cảnh đó, phía Hiệp taxi TP đã có kiến nghị đến các cơ quan chức năng TPHCM và Trung ương đề nghị có giải pháp quản lý đối với xe Uber. Đồng thời, đưa hoạt động của Uber vào đúng quỹ đạo điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Theo Hiệp hội taxi TP, Uber hoạt động không tuân theo pháp luật Việt Nam, huy động lực lượng xe con không có chức năng vận tải hành khách để đưa đón khách với giá cước rẻ hơn.
Ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT thừa nhận đây là hoạt động mới phát sinh tại TPHCM, để nhận diện và xử lý triệt để đối với vấn đề này là rất khó. Do vậy, Sở GTVT đề nghị UBND TP có kiến nghị Chính phủ giao các Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ GTVT nghiên cứu để có các chỉ đạo kịp thời.
Quốc Anh
Bị phát hiện xe quá tải, lái xe "cố thủ" và bất hợp tác
Sau khi lực lượng liên ngành yêu cầu dừng vì phát hiện xe có dấu hiệu chở quá tải nhưng lái xe "cố thủ" không chịu đưa xe vào cân. Hơn 3 tiếng đồng đấu tranh, lái xe này mới miễn cưỡng cho xe vào bàn cân để kiểm tra.
Khoảng hơn 9 giờ sáng nay 23/9, trên tuyến QL14B (đoạn qua địa bàn xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng), tổ cân tải trọng xe liên ngành Đà Nẵng phát hiện xe tải mang BKS 92C-045.09 lưu thông theo hướng từ huyện Đại Lộc (Quảng Nam) về Đà Nẵng chở cát rơi vãi trên đường gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.
Xe tải mang BKS 92C-045.09 trên bàn cân
Sau khi một cán bộ của tổ liên ngành ra hiệu lệnh dừng xe nhưng lái xe tên Nguyễn Văn Em (44 tuổi, trú xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) biết xe chở quá tải nên "cố thủ" trong ca bin xe, sau đó xuống xe và đi vào trạm xăng gần đó để lẩn trốn, không cho xe vào trạm cân và bất hợp tác với lực lượng làm nhiệm vụ.
Sau hơn 3 tiếng đồng hồ lẩn trốn, đến khoảng hơn 11 giờ trưa, khi lực lượng chức năng gọi điện cho chủ xe là Công ty TNHH vận tải Đồng Tiến từ huyện Đại Lộc đến nơi thì tài xế này mới chịu đưa xe qua cân. Kết quả cho thấy tổng tải trọng xe và hàng là 45 tấn trong khi xe này chỉ được chở tối đa 27 tấn, tức vượt mức cho phép hơn 50%.
Tổ liên ngành đã lập biên bản vi phạm các hành vi: chở hàng để nước rơi vãi xuống mặt đường; chở hàng quá tải trọng cho phép trên 50%, tạm giữ giấy tờ liên quan. Theo lãnh đạo tổ liên ngành, với lỗi này xe tải trên phải chịu mức phạt 2 triệu đồng đối với hành vi để nước rơi vãi, 6 triệu đồng lỗi chở quá tải trọng, tước giấy phép lái xe 60 ngày.
Cùng thời gian này, tổ công tác liên ngành tại đây cũng phát hiện xe tải mang BKS 63C-032.56 của doanh nghiệp tư nhân Quốc Phi (tỉnh Tiền Giang) do tài xế Nguyễn Chí Dũng điều khiển có dấu hiệu chở quá tải nên yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên tài xế Dũng cố tình giả lơ không biết và vẫn cho xe vượt trạm.
Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tại trạm này phải dùng mô tô đuổi theo khoảng hơn 6km và yêu cầu tài xế Dũng quay xe lại để cân tải trọng. Kết quả cho thấy xe tải mang BKS 63C-032.56 đã chở vượt quá mức cho phép hơn 8 tấn hàng, tức vượt tải trọng thiết kế đến 58,3%.
Theo ông Nguyễn Trung Nghĩa - Chánh Thanh tra Sở GTVT Đà Nẵng, từ ngày 15/9 đến nay đội kiểm tra liên ngành gồm CSGT và Thanh tra giao thông đã phát hiện và xử lý hơn 20 trường hợp xe quá tải.
Công Bính
Theo Dantri
Tịch thu giấy phép vĩnh viễn nếu xe gây tai nạn nghiêm trọng Nếu để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh không thời hạn. Việc tịch thu giấy phép vĩnh viễn cũng áp dụng nếu 20% xe chở quá tải bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm... Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị...