Lập biên bản nhiều cây xăng ngưng bán hàng
Ngày 12.8, Quản lý thị trường (QLTT) Đồng Nai lập biên bản hàng loạt cây xăng ngưng bán, có dấu hiệu găm hàng chờ tăng giá.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, Đội QLTT số 2 phát hiện Trạm xăng dầu Bến Cát (xã Hóa An, TP.Biên Hòa) đột nhiên ngưng bán hàng nên ập vào kiểm tra. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện trạm xăng đóng cửa, chắn rào toàn bộ khu vực cây xăng, các trụ bơm cũng được tháo nhiều bộ phận như vỏ trụ bơm, vòi trụ bơm… Sau khi lập biên bản, ông Nguyễn Anh Văn, Giám đốc điều hành Trạm xăng dầu Bến Cát, cho biết việc ngưng bán hàng là do sơn sửa lại các trụ bơm. Ngoài ra, Đội QLTT số 2 còn lập biên bản 4 cây xăng khác trên địa bàn TP.Biên Hòa đóng cửa, ngưng bán hàng với lý do nhân viên nghỉ đột xuất, cúp điện, hệ thống trụ bơm hư hỏng…
Đội QLTT số 2 đang kiểm tra Trạm xăng dầu Bến Cát (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) – Ảnh: K.C
Còn tại H.Thống Nhất (Đồng Nai), nhiều cây xăng trên QL1A và QL20 cũng đồng loạt đóng cửa. Anh Nguyễn Hữu Cầu, một người dân địa phương, cho biết: “Các cây xăng tại xã Gia Tân 1, 2 đều đóng cửa từ tối 11.8 đến giờ. Người dân đem xe đến đổ xăng hầu hết đều phải ra về vì họ treo bảng nghỉ bán”. Ông Lý Thành Quang, chủ cây xăng 211 xã Gia Tân 1, giải thích: “Các tổng đại lý đều nói vào ngày thứ bảy không có ai xuất phiếu nên cây xăng không có hàng bán”.
Cùng ngày, Đội QLTT số 11 (H.Thống Nhất) cũng đã có mặt tại các cây xăng để kiểm tra. Qua kiểm tra thực tế, QLTT phát hiện nhiều cây xăng ngưng bán vì lý do tổng đại lý không cung cấp cho doanh nghiệp. Kiểm tra thực tế (đo bồn xăng) thì phát hiện xăng không còn…
Theo Thanh Niên
Video đang HOT
Phòng khám Maria: Phạt để cho... tồn tại?
Sở Y tế Hà Nội đã 4 lần xử phạt sai phạm của phòng khám Maria trước khi xảy ra vụ bệnh nhân tử vong tại đây. Phạt cứ phạt, sai phạm cứ sai phạm. Vậy câu hỏi đặt ra: Sở Y tế xử phạt để... làm gì?
4 lần bị xử phạt, BS Trung Quốc vẫn hành nghề
10 ngày sau khi xảy ra cái chết thương tâm của chị Nguyễn Thu Phong thường trú tại Hà Đông (Hà Nội), đến thời điểm này Sở Y tế Hà Nội vẫn kết luận là do bác sĩ (BS) truyền dịch. Tuy nhiên, điều trị cho chị Phong không phải là người "giúp việc" đã được cấp phép mà là 3 bác sĩ "chui" người Trung Quốc: Châu Kiệt Kiều, Đặng Cẩm Chi, Trương Lệnh Công.
Trong buổi giao ban báo chí của Thành Ủy Hà Nội chiều 24/7, bà Đặng Thị Hòa, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết, đã 4 lần xử phạt sai phạm của phòng khám Maria với tổng số tiền là 42,5 triệu đồng. Từ khi đi vào hoạt động, người phụ trách chuyên môn của phòng khám Maria là BS Nhân dân Đỗ Y Na, Nguyên Phó Giám đốc BV 198. Khi cấp phép hoạt động (ngày 30/12/2010), Phòng khám Maria không có người hành nghề, người giúp việc chuyên môn quốc tịch nước ngoài.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám Đốc Sở Y tế HN tại cuộc họp giao ban báo chí chiều 24 tháng 7
Vậy những bác sỹ người Trung Quốc ở phòng khám này "mọc" ở đâu ra?
Theo bà Hòa, sau một thời gian hoạt động, công ty Cổ phần An Thịnh đã xin phép bổ sung cấp phép cho hai người giúp việc phòng khám là Lôi Hồng và Hoàng Đình Lập (người Trung Quốc). Tuy nhiên, bà Hòa cho biết thêm: Từ tháng 4 năm 2011, Sở Y tế đã nhiều lần phát hiện phòng khám Maria có nhiều sai phạm liên quan đến bác sĩ người nước ngoài hoạt động không phép.
Lộ diện hàng loạt sai phạm tại các phòng khám Trung Quốc Báo cáo của Sở Y tế cho hay đã phát hiện nhiều sai phạm ở một số cơ sở khám chữa bệnh có thầy thuốc Trung Quốc. Cụ thể: khám chữa bệnh không đúng phạm vi chuyên môn, sử dụng dược phẩm chưa được Bộ Y tế cấp phép, thu tiền cao hơn giá niêm yết, quảng cáo không đúng với nội dung đăng ký...
Cụ thể ngày 26/4/2011, kiểm tra tại phòng khám, Thanh tra Sở đã phát hiện có BS Đặng Cẩm Chi (người Đài Loan) hành nghề. BS Chi đã xuất trình giấy phép lao động. Tuy nhiên, Sở vẫn đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của BS Chi và yêu cầu xin giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Tiếp đó ngày 26/6/2011, Sở đã phát hiện bác sỹ Hạ (Trung Quốc) hành nghề không có giấy phép và bị đình chỉ hoạt động đồng thời xử phạt 7,5 triệu đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra BS Hạ đã trốn về nước.
Ngày 14/6/2012 thanh tra đã phối hợp với Vụ xuất nhập cảnh kiểm tra nhưng kết luận không có bác sĩ người nước ngoài hoạt động tại phòng khám.
Và chỉ đến khi nạn nhân Nguyễn Thu Phong tử vong tối 14/7 vừa qua thanh tra mới vào cuộc và kết luận, nguyên nhân tử vong của chị Phong là do bác sĩ "chui" người Trung Quốc truyền dịch.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Trên thực tế thanh tra Sở đã phát hiện rất nhiều sai phạm nhưng trong thời gian dài bác sĩ người Trung Quốc vẫn ngang nhiên hoạt động không phép.
Vì sao phòng khám Maria không bị đình chỉ hoạt động mà chỉ bị xử phạt hành chính? Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết: "Cái khó của chúng tôi là phải thực hiện theo quy định của pháp luật, không phải cứ thích đình chỉ là đình chỉ. Sai phạm ở đâu xử lý ở đó".
Ông Cường cũng cho biết: Việc thẩm định tay nghề của các BS người nước ngoài và cấp giấy phép hành nghề là thuộc về Bộ Y tế còn thanh tra Sở Y tế chỉ có trách nhiệm "hậu kiểm".
Vậy trách nhiệm trong cái chết chưa rõ nguyên nhân của nạn nhân Phong thuộc về ai? Trả lời câu hỏi này của phóng viên, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trả lời: "Để kết luận trách nhiệm thuộc về ai phải dựa vào phía cảnh sát điều tra". Tuy nhiên, ông Hiền đã không trả lời câu hỏi cụ thể về trách nhiệm của Sở Y tế trong vụ việc này.
Theo Kham Pha
Lời kể của người phụ nữ từng bị PK Maria "chặt chém" Khám tại phòng khám Maria, nữ bệnh nhân bị kết luận là viêm âm đạo rất nặng, viêm cổ tử cung lộ tuyến nặng, có nguy cơ ung thư, vô sinh...trong khi đó, bệnh viện Phụ sản TƯ chỉ điều trị đặt thuốc, đốt lộ tuyến là bệnh nhân khỏi bệnh. "Giải quyết con này nhanh còn cho đứa khác vào..." Tháng 12/2011,...