Lập bệnh viện dã chiến 3 tầng
13 bệnh viện dã chiến trị Covid-19 của thành phố lần lượt ngừng hoạt động từ nay đến cuối năm, riêng 3 bệnh viện có trung tâm hồi sức được giữ lại; sáp nhập thành “ Bệnh viện dã chiến 3 tầng”.
Theo Sở Y tế TP HCM, các bệnh viện dã chiến số 1, 7, 9 cùng Bệnh viện dã chiến Củ Chi cơ sở 2 và cơ sở 3 giải thể trong tháng 10. Các bệnh viện số 2, 4, 10, 11, 12 sẽ ngừng hoạt động trước ngày 30/11.
Các bệnh viện dã chiến số 3, 6, 8 ở khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) – là những nơi ngừng hoạt động cuối cùng, dự kiến vào cuối tháng 12. Đây là những bệnh viện đã được đầu tư hệ thống oxy lỏng, giường hồi sức để tiếp nhận F0 nặng góp phần giảm tải cho các bệnh viện thành phố trong thời gian qua. Các bệnh viện này tiếp tục hoạt động để các bệnh viện dã chiến khác ngừng theo lộ trình. Bệnh viện dã chiến Củ Chi cơ sở 1 cũng ngừng trước ngày 31/12.
Bệnh viện dã chiến số 5 ngừng hoạt động sau cùng. Bệnh viện này có nhiệm vụ tiếp nhận F0 mức độ nhẹ và trung bình từ các bệnh viện trong khu vực trung tâm thành phố như bệnh viện Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, An Bình.
Lộ trình ngừng hoạt động đối với các bệnh viện dã chiến được ngành y tế TP HCM xây dựng trong bối cảnh tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, chuẩn bị cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng bắt đầu trở lại học tập cũng như đưa những khu nhà tái định cư vào phục vụ người dân.
Ba bệnh viện dã chiến có trung tâm hồi sức Covid-19 (ICU) sẽ được giữ lại. Ngành y tế TP HCM phân công các bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận và duy trì hoạt động các trung tâm ICU do Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách, khi các bệnh viện trung ương rút chi viện, bàn giao lại cho thành phố.
Dự kiến, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tiếp nhận trung tâm ICU thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (dự kiến ngày 15/10). Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận trung tâm thuộc Bệnh viện Bạch Mai (dự kiến ngày 20/10). Riêng Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố vận hành trung tâm ICU đặt tại Bệnh viện dã chiến số 14 đến cuối năm, sau đó Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận và vận hành.
Ngành y tế tham mưu UBND TP HCM triển khai mô hình “ Bệnh viện dã chiến 3 tầng” tại các bệnh viện dã chiến số 16, 13 và 14, tương ứng với ba trung tâm hồi sức nằm kế cạnh. Các trung tâm hồi sức sẽ sáp nhập với bệnh viện dã chiến, trở thành các “Bệnh viện dã chiến 3 tầng”. Sở Y tế điều động luân phiên nhân viên y tế từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố, quận, huyện đến tham gia điều trị.
Video đang HOT
Trung tâm hồi sức Covid-19 quy mô 500 giường tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7) trước ngày hoạt động, hôm 7/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Khi giải thể các bệnh viện dã chiến của thành phố, Sở Y tế TP HCM cho rằng, rất cần các bệnh viện dã chiến của quận, huyện đảm trách thu dung F0 mới không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Tính đến ngày 8/10, đã có 15 bệnh viện dã chiến quận, huyện hoạt động với tổng quy mô gần 7.000 giường. Các quận, huyện còn lại cũng đang có kế hoạch sớm thành lập bệnh viện dã chiến, quy mô 300-500 giường mỗi bệnh viện, trong đó 30-50 giường oxy.
Những bệnh viện dã chiến quận, huyện đang sử dụng cơ sở hạ tầng là trường học, chuẩn bị phương án di dời sang cơ sở hạ tầng mới phù hợp, ưu tiên sử dụng nguồn đất công để có thể hoạt động lâu dài.
Từ đầu tháng 7 đến nay, thành phố đã thành lập 16 bệnh viện dã chiến với quy mô khoảng 37.000 giường, nhiệm vụ chính là thu dung điều trị F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Hiện thành phố còn khoảng 9.443 F0 điều trị. Do một số bệnh viện dã chiến trước đó được trưng dụng từ khu nhà tái định cư, ký túc xá trường đại học, cao đẳng nên không thể sử dụng lâu dài.
Trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh, một số quận, huyện đã chủ động thành lập bệnh viện dã chiến trực thuộc các quận, huyện, thu dung F0 có triệu chứng, góp phần giảm tải các bệnh viện dã chiến thành phố. Mô hình bệnh viện dã chiến quận, huyện phát huy hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, khi các bệnh viện chuyển đổi trở lại công năng ban đầu để khám chữa bệnh thông thường.
Số người xuất viện nhiều gấp 2,5 lần F0 nhập viện
1.631 F0 nhập viện ngày 3/10 trong khi số xuất viện nhiều gấp gần 2,5 lần, là ngày thứ 7 liên tiếp số ca vào viện ít hơn số xuất viện.
Theo Sở Y tế TP HCM, khoảng cách giữa số người mắc bệnh nhập viện và số người khỏi bệnh ngày càng lớn dần.
Trong 14 ngày qua, tình hình dịch có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhất là những ngày bắt đầu nới lỏng giãn cách kể từ hôm 1/10. Qua 7 ngày liên tục, số ca thu dung điều trị mỗi ngày có xu hướng giảm ở tất cả tầng điều trị, số ca mắc mới tiếp tục giảm, số ca tử vong theo tuần xu hướng giảm rõ rệt.
Số ca nhập viện mới và xuất viện mỗi ngày tại các bệnh viện. Ảnh: Sở Y tế TP HCM.
Bệnh viện dã chiến số 12 hôm qua chỉ tiếp nhận 33 bệnh nhân, thấp nhất kể từ khi bệnh viện thành lập khẩn trên cơ sở chuyển công năng khu chung cư tái định cư Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, ngày 21/7 đến nay. Trong khi đó, số xuất viện trong ngày là 253 người, gấp gần 8 lần người nhập viện. Đến nay, bệnh viện tiếp nhận tổng cộng hơn 12.500 F0, trong đó khoảng 10.800 người xuất viện.
Bác sĩ Phạm Đăng Trọng Tường (Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 12) cho biết hiện bệnh viện còn điều trị hơn 1.500 bệnh nhân, giảm gần 800 ca so với ngày cao nhất (14/9). Những ngày gần đây, khu cấp cứu bệnh nhân nặng tiếp nhận khoảng 15-20 trường hợp mỗi ngày, giảm khoảng 4-5 lần so với cao điểm hồi cuối tháng 8.
"Số nhập viện chưa giảm nhiều khoảng một tuần nay. Bệnh viện đang giảm số nhân lực y tế, sắp xếp các y bác sĩ trở về nơi công tác cũ phục vụ công tác khám chữa các bệnh thông thường khác", bác sĩ Tường nói.
Tình trạng số xuất viện cao hơn số nhập viện, trống giường điều trị cũng ghi nhận rõ rệt tại các bệnh viện dã chiến khác. Bệnh viện dã chiến số 10 ngày 3/10 cho xuất viện gần 300 trường hợp trong khi chỉ tiếp nhận 8 F0 mới nhập viện. Nơi này đang điều trị 841 F0 trên tổng số giường thực kê 2.500. Toàn bệnh viện hiện chỉ 9 trường hợp cần thở oxy, giảm 70% so với khi cao điểm.
Bệnh viện dã chiến quận 7 số 1 đang điều trị khoảng 250 bệnh nhân trên tổng công suất 600 giường bệnh. "Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 47 trên 100 giường, chưa được một nửa công suất", theo bác sĩ giám đốc Nguyễn Khắc Vui.
Bệnh viện dã chiến Covid-19 quận Tân Bình theo mô hình đa tầng đang điều trị 560 F0 trên tổng quy mô 1.000 giường. Khoảng nửa tháng nay, khu vực điều trị bệnh nhân trung bình và nặng do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách cũng "giảm nhiệt".
Các khu điều trị Covid-19 theo mô hình "bệnh viện tách đôi" cũng dần vắng bệnh nhân . Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn gần đây điều trị 50-70 trường hợp, trong khi cao điểm nơi đây từng tiếp nhận 220 F0.
Khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM đang điều trị 65 bệnh nhân trên tổng số 92 giường. "Bệnh viện không còn trường hợp nặng cần hỗ trợ hô hấp. Suốt thời gian dài trước đây, khu điều trị luôn hoạt động hết công suất, không còn giường trống, luôn hơn 10 bệnh nhân nặng", theo bác sĩ Lê Trần Quang Minh, giám đốc bệnh viện.
Bác sĩ điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19 tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đặt tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM (TP Thủ Đức). Ảnh: Quỳnh Trần.
Số ca bệnh nặng (người bệnh cần thở oxy và thở máy) ở các tầng điều trị vẫn còn cao nhưng đang giảm dần. Các bệnh viện, trung tâm hồi sức tích cực (ICU) tuyến cuối bắt đầu giảm rõ rệt số nhập viện. Bệnh viện Chợ Rẫy hôm nay chỉ tiếp nhận 5 ca nhập viện và cho xuất viện 7 trường hợp. Bệnh viện đang điều trị khoảng 140 F0, trong đó 18 ca nặng và 36 nguy kịch.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 ngày 4/10 cho xuất viện 32 người trong khi chỉ nhập viện 23 người. Nơi này đang điều trị khoảng 500 trường hợp, trên công suất 800 giường bệnh, trong đó 80 bệnh nhân nặng, 175 nguy kịch.
Cơ sở tuyến cuối khác như Bệnh viện Quân y 175, các trung tâm hồi sức do bệnh viện tuyến trung ương như Bạch Mai, Trung ương Huế, Đại học Y dược TP HCM, Việt Đức phụ trách, cũng ghi nhận số bệnh nhân nặng nhập viện và số tử vong giảm nhiều, số xuất viện cao. Lãnh đạo các bệnh viện này nhìn nhận tỷ lệ F0 chuyển nặng đang giảm nhờ nhiều bệnh nhân đã được tiêm vaccine, y bác sĩ ngày càng nhiều kinh nghiệm, phối hợp tốt nhiều chuyên khoa, chú trọng dinh dưỡng, tâm lý, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, bên cạnh hiệu quả của điều trị sớm các thuốc kháng virus.
Sở Y tế TP HCM nhận định số ca bệnh nặng ở tuyến cuối vẫn còn cao nên tỷ lệ tử vong dù giảm nhưng vẫn sẽ còn dao động ở mức cao. Ngày 3/10, hơn 4.800 F0 đang thở oxy và thở máy tại các bệnh viện.
Bên trong bệnh viện dã chiến quân đội: Vùng đỏ quạch 3 dãy nhà xung quanh có gần 2.000 bệnh nhân (F0) với gần 400 y bác sĩ - lực lượng bảo đảm công tác điều trị, tiếp xúc liên tục, hằng ngày với bệnh nhân. Nhiều người bảo: Không nhiễm bệnh mới lạ. Cấp cứu bệnh nhân nặng trong Khoa hồi sức cấp cứu. Ảnh ĐỘC LẬP Thế nhưng, chúng tôi đã có...