Lập bàn thờ “di động” vì hàng nghìn m2 đất “vàng” Hồ Tây
Do tranh chấp thửa đất vàng, hàng chục người kéo đến nhà bà Xuyến, lập bàn thờ di động ngay giữa cửa cổng, bật nhạc cầu siêu, đốt khói hương nghi ngút.
Nhiều ngày nay, người dân quanh khu ngõ 1, đường Xuân Diệu, Quảng An, Tây Hồ Hà Nội liên tục chứng kiến cảnh hàng chục người kéo đến nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, lập bàn thờ di động ngay giữa cổng, bật nhạc tụng kinh, đốt khói hương nghi ngút bất kể ngày, đêm. Không những thế, nhóm người này còn đổ keo vào ổ khóa, dùng sơn, viết chữ chi chít lên tường bao quanh khuôn viên khu nhà khiến gia đình bà Xuyến ăn không ngon, ngủ không yên.
Gia đình bà Xuyến đã nhiều lần gửi đơn trình báo lên công an phường Quảng An vê việc bị quây rôi. Tuy nhiên, đến nay, sự việc vẫn tái diễn.
Nhiều người tới lập bàn thờ, cúng vái ngay trước cổng nhà bà Xuyến.
(Ảnh chụp 10/3).
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, nhóm người tới “vây” căn nhà bà Xuyến không phải ai xa lạ mà chính là con cháu trong gia đình ông Nguyễn Như Ý, người chồng đã mất của bà Xuyến. Những người này cho rằng, mảnh đất gia đình bà Xuyến đang sử dụng là đất của tổ tiên và phải được hưởng quyền lợi.
Được biết, gia đình ông Nguyễn Như Ý có 4 chị em bao gồm: bà Nguyễn Thị Bàng (Bàng lớn), bà Nguyễn Thị Bàng (Bàng nhỏ), bà Nguyễn Thị Khế và ông Nguyễn Như Ý là con út. Năm 1994, khi bố mẹ mất, theo biên bản họp gia tộc có đầy đủ các thành viên trong gia đình, sự chứng kiến của chính quyền địa phương, ông Ý được quyền thừa kế toàn bộ tài sản gôm: một ngôi nhà chính 3 gian rộng 100 m2 (nhà C4) và một ngôi nhà ngang hai gian rộng 22m2 (nhà C4) tọa lạc trên hai thửa đât thô cư có tông diện tích là 2 sào 8 thước (tổng diện tích gần 1000 m2). Năm 2001, UBND TP.Hà Nội đã câp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (GCNQSHN) và quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho ông Nguyên Như Ý và bà Nguyên Thị Kim Xuyên. Suốt thời gian từ năm 1994 – 2011, không xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình ông Nguyễn Như Ý.
Video đang HOT
Tối ngày 12/3, nhóm người này lại tiếp tục tới thắp hương trước cổng nhà
bà Xuyến.
Tuy nhiên mọi việc trở nên phức tạp khi gia đình bà Xuyến phát hiện diện tích đất hưởng thừa kế không đúng với hiện trạng sử dụng nên đã có đơn đề nghị cấp lại GCNQSHN và QSDĐ. Ngày 18/12/2012 UBND TP.Hà Nội ra quyêt định thu hôi GCNQSHN và QSD đất đã câp năm 2001đê tiên hành câp lại giây chứng nhận theo đơn đê nghị của bà Nguyên Thị Kim Xuyên. Đồng thời, UNBD TP.Hà Nội đã giao UBND Quận Tây Hô, Sở Tài Nguyên và Môi Trường xem xét câp giây chứng nhận cho gia đình bà Xuyên theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian chờ xét câp giây chứng nhận mới, con cháu hai bà Bàng và bà Khê liên tục gửi đơn khiêu nại lên UBND phường QuảngAn vê việc thửa đât gia đình bà Xuyên đang sử dụng là đât của tô tiên và yêu câu giải quyêt đê hưởng quyên lợi. Đại diện cho nhóm người này, bà Ngô Minh Hiếu, con gái bà Bàng nhỏ cho rằng điểm chỉ của các thành viên trong gia đình xác nhận biên bản họp gia tộc đồng ý cho ông Ý hưởng thừa kế là điểm chỉ thật nhưng thời điểm đó, do 3 bà là bà Bàng nhỏ, Bàng lớn và bà Khế không biết chữ, không rõ nội dung nên mới xác nhận. Còn việc lập bàn thờ “di động” ngay giữa cổng gia đình bà Xuyến là do không được vào thắp hương bàn thờ tổ tiên.
Sơn chi chít trên cổng và tường bao quanh căn nhà.
Sau ba lân giải hòa giải không thành, UBND phường Quảng An đã đê nghị UBND Quận Tây Hô ngưng việc câp GCNQSHN và QSD đất cho gia đình bà Xuyến. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tây Hồ cũng có văn bản đề nghị bà Xuyến liên hệ với Tòa án để được giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất đai.
Về vụ việc gây rối tại gia đình bà Xuyến, ông Nguyễn Đắc Tiến, Trưởng Công an phường Quảng An, Tây Hồ cho biết đã tới lập biên bản, sự việc không quá phức tạp và không xảy ra xô sát nên đã chuyển cho UBND phường Quảng An giải quyết.
Trao đổi với Kiến Thức, bà Khương Thị Tuyết Mai – Chủ tịch UBND P.Quảng An xác định, trước đây, gia đình bà Xuyến đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSHN và QSD đất, sau đó, theo đề nghị của bà Xuyến muốn cấp lại nên đã hủy để cấp lại. Tuy nhiên trong quá trình cấp lại, phường có nhận được đơn yêu cầu dừng cấp sổ đỏ cho gia đình bà Xuyến của con cháu gia đình bà Bàng, bà Khế. Do có sự tranh chấp giữa các bên nên theo luật định, việc cấp GCNQSH và QSD đất sẽ bị đình chỉ.
“UBND phường Quảng An đã mời các bên tới hòa giải tại phường, đồng thời các bên tự hòa giải trong nội tộc nhưng không thành nên lại tiếp tục gửi đơn cho phường. Hiện phường đã khép hồ sơ và yêu cầu các bên tới các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết tiếp như Tòa án nhân dân quận Tây Hồ vì đất của gia đình bà Xuyến đã được cấp giấy chứng nhận, có nguồn gốc đất.. Tuy nhiên phường vẫn đang trong quá trình xác minh để có hướng cấp GCNQSHN và QSD đất cho gia đình bà Xuyến. Nếu như có sự “lách luật” để gây khó khăn cho quá trình cấp sổ đỏ thì UBND Phường sẽ có biện pháp như từ chối không nhận đơn khiếu nại trong trường hợp này. Về việc gây rối tại nhà bà Xuyến và phường đã lập biên bản ngăn chặn và sẽ tiến hành giải quyết nếu tiếp tục xảy ra”, bà Mai nói.
Theo tinmoi
Đề nghị giám định 2 băng ghi hình vụ Tiên Lãng
Luật sư bảo vệ bị can Nguyễn Văn Khanh (nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) cho rằng 2 băng ghi hình việc hủy hoại tài sản nhà ông Vươn cần được giám định để coi là chứng cứ vụ án.
Ông Nguyễn Văn Quảng (Viện trưởng VKSND Hải Phòng) cho biết Viện đã nhận được Kết luận điều tra và hồ sơ vụ hủy hoại tài sản tại đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn.
Ngôi nhà bị phá của gia đình ông Vươn. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Liên quan vụ việc, ngày 22/12, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (vợ ông Đoàn Văn Quý) có đơn khiếu nại gửi Viện trưởng VKSND Hải Phòng cho rằng cơ quan cảnh sát điều tra đã bỏ lọt tội phạm khi không xem xét trách nhiệm của ban chỉ đạo cưỡng chế cùng một số lãnh đạo huyện và 19 người trực tiếp phá nhà các bà.
Đơn khiếu nại cũng đề nghị VKSND Hải Phòng xem xét lại giá trị tài sản bị hủy hoại vì "kết luận điều tra không phản ánh đúng giá trị thực". Gia đình các bà không đồng ý việc Hội đồng thẩm định tài sản Hải Phòng xác định giá trị các công trình là gần 290 triệu.
Theo kết luận điều tra ký của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng, thực hiện quyết định cưỡng chế 19,3 ha của gia đình ông Vươn ở khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, ngày 5/1, UBND huyện Tiên Lãng tổ chức lực lượng cưỡng chế gồm hơn 100 người do Phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh làm trưởng đoàn. Sáng hôm đó, ông Vươn cùn em trai (ông Quý) dùng súng chống lại đoàn cưỡng chế khiến 6 công an, bộ đội bị thương.
Chiều cùng ngày, ông Khanh phát lệnh phá nhà trông đầm và đốt lều của ông Vươn. Sau khi vụ việc kết thúc, ông Khanh yêu cầu kê biên tài sản nhà trông đầm 2 tầng và nhà một tầng liền kề của ông Quý (không nằm trong diện tích bị cưỡng chế). Ông Khanh bị cáo buộc đã ra lệnh cho lực lượng cưỡng chế tháo dỡ nhà trông đầm của ông Quý, yêu cầu thuê máy xúc đến phá dỡ.
Ông Khanh cùng 3 bị can Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện, phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch xã Vinh Quang) và Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư xã) bị cơ quan điều tra cho rằng đã có hành vi hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn và ông Quý.
Hiện, luật sư Chu Mạnh Cường đã được VKSND Hải Phòng cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bị can Khanh. Theo luật sư Cường, trong kết luận điều tra có nói thu giữ 2 băng ghi hình việc cưỡng chế, phá nhà. Vì vậy, ông đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để kiểm tra, giám định vì "đây cũng được coi là chứng cứ khách quan"
Theo VNE
"Thượng đế" điêu đứng vì chủ đầu tư chậm tiến độ thi công Bỏ ra hàng trăm triệu góp vốn với mong muốn sở hữu căn hộ tại tòa chung cư CT10, CT11 Văn Phú, quận Hà Đông. Sau 2 năm mòn mỏi chờ đợi, giấc mơ sở hữu ngôi nhà của khách hàng ngày càng mờ mịt khi chủ đầu tư còn chưa làm xong móng. Theo đơn khiếu nại của hàng chục khách hàng...