Lập Ban chỉ đạo ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định thành lập Ban chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường gồm 19 thành viên do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm Trưởng ban.
Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình (Ảnh: tuoitre.vn)
Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban.
Các thành viên khác gồm Đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài nguyên và Môi trường; Lao động – Thương binh và Xã hội; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Y tế; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Công an; Văn phòng Chính phủ; Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch UBND 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường (giải pháp ổn định đời sống).
Thành viên Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chủ động đề xuất về các vấn đề liên quan đến việc xây dựng, thực hiện các giải pháp ổn định đời sống. Căn cứ chức năng, thẩm quyền của mình, chủ động triển khai thực hiện các giải pháp ổn định đời sống được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Video đang HOT
Đồng thời, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp ổn định đời sống theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện thống kê, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường. Thành phần Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Tổ trưởng, đại diện một số bộ, ngành liên quan, đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cho phép nhập khẩu lại chất tạo nạc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa cho phép nhập khẩu lại salbutamol sau gần 9 tháng tạm dừng do hoạt chất này bị lạm dụng trong chăn nuôi.
Cụ thể, trong thời gian qua Cục Quản lý Dược đã tăng cường công tác, chấn chỉnh, kiểm soát hoạt động kinh doanh nguyên liệu salbutamol. Cục đánh giá "hiện nay các doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện, cơ bản đáp ứng các quy định về sản xuất, kinh doanh" chất này.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc chữa bệnh cho người, căn cứ nhu cầu nguyên liệu salbutamol trong nước, từ ngày 10/8 Cục tiếp tục cho phép nhập khẩu với số lượng phù hợp nhu cầu để sản xuất thuốc.
Salbutamol có thể được sử dụng sai mục đích. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, dư luận cho rằng, việc nhập khẩu trở lại salbutamol (chất tạo nạc) để phục vụ y tế là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, nếu không quản lý chặt chẽ , lượng chất này sẽ bị tuồn ra thị trường và dẫn đến rất nhiều tai họa khôn lường, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi.
Gần đây nhất là vụ việc, Công ty TNHH hóa dược phương Đông (địa chỉ đăng ký kinh doanh: số 7 ngõ 39/1 Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) bị lực lượng chắc năng phát hiện nhập khống hơn 2 tạ Salbutamol tuồn ra thị trường.
Mập mờ khâu quản lý
Trước đó, tháng 10/2015, Bộ trưởng Nông nghiệp khi ấy là ông Cao Đức Phát cho biết, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015 có tới 68 tấn Salbutamol - chất tạo nạc bị cấm trong chăn nuôi, được nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Phát, con số 68 tấn là quá nhiều vì thực tế số lượng chất này được dùng trong y tế là rất ít. Bộ trưởng Phát đặt nghi vấn các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập lậu chất này và bán ra thị trường một cách bất chính cho người chăn nuôi sử dụng trộn vào thức ăn để vật nuôi siêu nạc, mau lớn.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, 9 tháng đầu năm 2015 mới chỉ cho phép nhập 3,5 tấn Salbutamol và chỉ những công ty có số đăng ký các sản phẩm này còn hiệu lực mới được nhập, và nhà máy đạt GMP mới được sản xuất..
Việc nhập khẩu Salbutamol được căn cứ trên nhu cầu thực tế. Do đó, không có chuyện Bộ Y tế cho phép nhập khẩu đến 68 tấn Salbutamol như thông tin đã đưa. Ngày 20/11/2015, Cục Quản lý Dược đã tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu salbutamol và clenbutarol (một loại chất tạo nạc khác).
Tới ngày 25/3, Bộ Y tế đã chính thức lên tiếng giải trình về vụ việc này. Bộ Y tế khẳng định, những số liệu trên là chưa chính xác. Sô liêu cu thê được Bộ Y tế đưa ra như sau: năm 2015 các doanh nghiệp dươc nhập về Việt Nam 5.215kg chất Salbutamol, năm 2014 là 3.876kg.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng phủ nhận khẳng định của Bộ NN&PTNT cho rằng chỉ có khoảng 3 tấn sản phẩm đang được lưu giữ trong kho của hơn 20 doanh nghiệp sản xuất dược, trên 6 tấn đã được bán ra thị trường nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng chưa đưa ra con số thực sự dùng đúng mục đích là bao nhiêu.
Theo_Báo Đất Việt
Kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch Ngày 23/8, tại Hà Nội, Báo điện tử Trí thức trẻ phối hợp với Ảnh: VGP/Đỗ Hương Theo Sở NN&PTNT TP. Hà Nội, với dân số khoảng 10 triệu người, mỗi ngày nhu cầu tiêu thụ khoảng 1.000 tấn thịt các loại, 600 tấn cá, 3.200 tấn rau. Thế nhưng danh sách địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản sạch được xác...